Việt Nam: Còn nhiều thách thức khi tham gia CPTPP
Xung đột thương mại Mỹ - Trung không tác động xấu đến kinh tế Việt Nam Doanh nghiệp Canada và Việt Nam sớm hưởng lợi từ CPTPP Thái Lan chính thức xin tham gia Hiệp định CPTPP trong tháng này |
Việt Nam: Còn nhiều thách thức khi tham gia CPTPP |
Tính đến ngày 03/04/2019, Bộ Công thương chỉ mới nhận được báo cáo của 13 Bộ, Ban, Ngành, Cơ quan cấp trung ương và 35 đơn vị cấp địa phương về tình hình triển khai kế hoạch thực hiện CPTPP.
Theo các báo cáo này, các bộ, ban, ngành, địa phương đều đã xây dựng kế hoạch kinh tế theo 5 nhóm lĩnh vực chính, trong đó chú trọng việc rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đảm bảo phù hợp với CPTPP, cũng như triển khai các chương trình hỗ trợ và nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng chính sách và cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, trong phạm vi quản lý.
Bộ Công thương đang phối hợp cùng với Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài Chính xây dựng hồ sơ Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ để Chính Phủ trình Quốc hội xem xét và thông qua.
Theo Vụ Chính sách đa biên (Bộ Công thương), CPTPP không chỉ đem lại lợi ích và cơ họi cho Việt Nam mà còn đặt ra những thách thức nhất định, các mặt hàng Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh rất lớn, cụ thể, thịt lợn, thịt gà sẽ là những nông sản mà một số nước CPTPP có thể tạo sức ép với Việt Nam.
Khi tham gia CPTPP, cạnh tranh sẽ gia tăng, có thể một số doanh nghiệp vẫn còn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, những doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất lạc hậu sẽ lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản, theo đó mà một bộ phận không nhỏ người lao động cũng sẽ thất nghiệp.