Vì sao người nuôi chó tăng nhưng nạn trộm chó lại ngày càng phổ biến ở Trung Quốc?
Cứ mỗi mùa hè đến, lễ hội thịt chó tại thành phố Ngọc Lâm-Quảng Tây- Trung Quốc lại diễn ra với nhiều tranh cãi. Những hình ảnh các chú chó bị sát hại, đối xử tàn nhẫn lan truyền chóng mặt trên mạng. Đi kèm với đó là hàng loạt những lời chỉ trích, vận động của các nhà hoạt động xã hội, bảo vệ động vật…
Chính quyền thành phố Ngọc Lâm đã buộc phải có những động thái nhằm xoa dịu dư luận như hạn chế việc buôn bán thịt chó công khai ngoài chợ. Tuy nhiên, lễ hội thịt chó hàng năm tại đây vẫn diễn ra như thường.
Đối với văn hóa Phương Tây, thịt chó không hề phổ biến trong ngành ẩm thực dù chúng không phải điều cấm kỵ gì. Dẫu vậy, tình yêu thương với loài vật này khiến các nước Phương Tây không quen với hình ảnh ăn thịt chó.
Trong khi đó, thịt chó dường như trở thành một nét văn hóa tại nhiều nước Châu Á. Theo giáo sư Guo Peng của trường đại học Shandong, chỉ có những dân tộc thiểu số tại Trung Quốc mới ăn thường xuyên món này trong khi phần lớn người dân nơi đây coi nó như một loại thực phẩm bổ dưỡng, làm ấm cơ thể vào mùa đông và hạ nhiệt mùa hè.
Theo bà Guo Peng, hầu hết người Trung Quốc chỉ ăn thịt chó 1 lần trong năm trong khi khảo sát năm 2016 của Dataway Horizon cho thấy 70% số người Trung Quốc chưa ăn thịt chó. Khoảng 30% còn lại cho biết họ ăn thịt chó trong các bữa tối xã giao hoặc do bối cảnh công việc.
Vậy tại sao những lễ hội thịt chó như ở Ngọc Lâm vẫn tồn tại? Tại sao món thịt chó vẫn được bày bán tại nhiều chợ và các cửa hàng ở Trung Quốc?
Câu trả lời vô cùng đơn giản: Nạn trộm chó.
Hiện nay mảng kinh doanh thịt chó đã trở thành một nguồn lợi nhuận khá ổn đối với giới tội phạm Trung Quốc. Tại các làng quê ở tỉnh Sơn Đông, rất nhiều những vụ ăn trộm chó đã diễn ra. Thậm chí có làng đã mất 1/3 số chó trong khoảng 2007-2011.
Những tên tội phạm trộm chó này đi lang thang trên những chiếc xe bán tải quanh các vùng quê, bắt trộm chó và bán chúng cho những đầu nậu. Mỗi con chó cỡ trung có giá khoảng 70-80 Nhân dân tệ tùy loại và mỗi kg thịt chó bán được khoảng 10 Nhân dân tệ (1,3 USD).
Một thanh niên trộm chó tại Trung Quốc trong cuộc phỏng vấn với tờ Fianancial Times cho biết anh ta làm nghề này để tích lũy tiền lấy vợ.
Việc săn trộm chó quá nhiều đã đẩy giá thịt chó đi xuống nhưng chúng lại không làm giảm nhu cầu của thị trường. Trái lại, việc thịt chó rẻ đã kích thích nhu cầu sử dụng món ăn này trong các bữa tiệc xã giao cũng như buộc những tên trộm chó phải ra tay nhiều hơn để duy trì lợi nhuận.
Số liệu của Humane Society International cho thấy hàng năm có khoảng 10 triệu con chó tại Trung Quốc bị sát hại để lấy thịt. Tính trên toàn thế giới, hàng năm con người sát hại khoảng 24 triệu con chó để lấy thịt.
Tuy nhiên, thị trường thịt chó ở Trung Quốc đang khá phức tạp khi có sự phân hóa vùng miền. Tại các làng quê, chó chủ yếu được nuôi để giữ nhà nên việc bị mất chó không ảnh hưởng lắm, người dân chỉ việc mua con mới.
Trong khi đó, chó trở thành thú nuôi phổ biến tại đô thị và hàng loạt những cửa hàng thú nuôi, thú ý, phụ kiện… được mở ra nhằm phục vụ thị trường này. Tại thủ đô Bắc Kinh, số chó nuôi đăng ký đã tăng trưởng bình quân 25% mỗi năm trong vòng 10 năm qua và hiện đạt 2 triệu con. Trớ trêu thay, hình ảnh những cửa hàng thú cưng như vậy lại trái ngược hoàn toàn với những lễ hội và món ăn cho chó phổ biến tại Trung Quốc.
BT