UNESCO thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin và sự an toàn của các nhà báo
Trong cuộc thảo luận Đánh giá Định kỳ Toàn cầu (Universeal Periodic Review - UPR), UNESCO đã nhấn mạnh tiềm năng của việc đưa các bên liên quan khác nhau đến bàn thảo luận, đảm bảo rằng tiếng nói của họ không chỉ được lắng nghe mà còn được khuếch đại, góp phần nâng cao chủ nghĩa đa phương. Đây cũng là cơ hội để UNESCO giới thiệu mối quan hệ đối tác gần đây với Tổ chức Ân xá Quốc tế nhằm mục đích trao quyền cho các tổ chức xã hội dân sự nâng cao các mối quan tâm về quyền tự do ngôn luận trong việc tham gia UPR và cam kết thực hiện ở cấp địa phương.
UNESCO đã ghi nhận xu hướng tích cực của việc ngày càng có nhiều luật Tiếp cận thông tin có hiệu lực (135 Quốc gia thành viên Liên hợp quốc có luật như vậy, bao gồm Việt Nam), và nhận định còn nhiều việc phải làm trong việc thực thi các luật này.
Báo cáo của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc OHCHR về quyền tiếp cận thông tin tập trung vào các thông lệ tốt để thiết lập các khuôn khổ quy chuẩn quốc gia nhằm thúc đẩy quyền tiếp cận thông tin. Báo cáo ghi nhận sự phong phú của các hướng dẫn quy phạm và các thông lệ tốt để thiết kế, điều chỉnh và sửa đổi các khung pháp lý quốc gia phù hợp với Luật Nhân quyền quốc tế và cho phép các cách thức hiệu quả để cung cấp quyền tiếp cận thông tin. Báo cáo cũng nêu bật một số khuyến nghị và lưu ý rằng để các khuôn khổ quy chuẩn quốc gia thúc đẩy tốt nhất việc tiếp cận thông tin, cần đảm bảo tính tương thích của chúng với các nghĩa vụ nhân quyền của một quốc gia ở giai đoạn soạn thảo.
Về quyền Tiếp cận thông tin và người khuyết tật, trong bản tóm tắt vấn đề, UNESCO đã nhấn mạnh 37 luật đề cập rõ ràng đến người khuyết tật và quyền của họ ở các mức độ khác nhau. Hơn nữa, khi đề cập đến người khuyết tật và khả năng tiếp cận thông tin, phạm vi khuyết tật được đề cập và các quyền được bảo đảm khá hạn chế hoặc không phải lúc nào cũng rõ ràng.
UNESCO, thông qua Văn phòng tại Geneva, đang nỗ lực hoạt động để tăng cường lồng ghép các vấn đề liên quan đến an toàn của các nhà báo, quyền tiếp cận thông tin và quyền tự do ngôn luận trong các cuộc thảo luận của Hội đồng Nhân quyền. UNESCO sẽ tiếp tục đóng góp vào các cuộc thảo luận toàn thể và tham gia các sự kiện bên lề có liên quan.
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là cơ quan liên chính phủ chính trong hệ thống Liên hợp quốc, chịu trách nhiệm tăng cường thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên toàn cầu cũng như giải quyết và hành động đối với các vi phạm nhân quyền trên toàn cầu.