Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
07:03 | 23/05/2017 GMT+7

Từ vụ nữ sinh sốt xuất huyết tử vong, giật mình quay lại những khu trọ mà SV từng thi nhau nhập viện vì muỗi cắn

aa
Dù sống ở trong những xóm trọ ẩm thấp từng bị dịch sốt xuất huyết tấn công khiến mọi người phải lần lần lượt nghỉ học tới 5-7 ngày để trị bệnh nhưng không ít sinh viên vẫn chủ quan, lơ là việc mắc màn, diệt muỗi.

Mùa hè, tiết trời nóng, ẩm chính là điều kiện thuận lợi giúp cho muỗi sinh sôi, phát triển với tốc độ chóng mặt. Những con muỗi bé xíu nhưng lại có khả năng "giết người" bằng cách lây truyền rất nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó phổ biến nhất là sốt xuất huyết.

Thế nhưng rất nhiều người lại chủ quan, cho rằng đây là một căn bệnh ít nguy hiểm do tỷ lệ tử vong thấp. Mới đây, một nữ sinh 19 tuổi, sinh viên Học viện Ngân hàng đã tử vong vì bệnh sốt xuất huyết. Thông tin này lan truyền với tốc độ chóng mặt và nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, nhất là những bạn sinh viên đang thuê trọ ở các khu nhà tồi tàn, ẩm thấp và nhiều muỗi.

Người trong xóm trọ lần lượt nhập viện vì dịch sốt xuất huyết

Ở Nguyên Xá (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), gia đình nào hầu như cũng xây nhà trọ cho sinh viên thuê. Tuy nhiên, vì đáp ứng nhu cầu cho thuê giá rẻ (chỉ từ 800.000 đến 1,5 triệu đồng/phòng) nên các hộ gia đình ở đây đều đầu tư ít vốn liếng, chủ yếu xây nhà cấp 4, lợp mái fibro xi măng. Nhiều xóm trọ lâu năm đã bắt đầu xuống cấp, phòng ốc ẩm thấp, hành lang rêu mốc và nhìn từ phía ngoài, trông chúng xập xệ, tăm tối và rất nóng nực.

tu vu nu sinh sot xuat huyet tu vong giat minh quay lai nhung khu tro ma sv tung thi nhau nhap vien vi muoi can

Những xóm trọ sinh viên ẩm thấp, được lắp cửa tôn, mái fibro xi măng nên rất nóng bức.

tu vu nu sinh sot xuat huyet tu vong giat minh quay lai nhung khu tro ma sv tung thi nhau nhap vien vi muoi can

Các phòng đều có diện tích khá nhỏ.

tu vu nu sinh sot xuat huyet tu vong giat minh quay lai nhung khu tro ma sv tung thi nhau nhap vien vi muoi can

...Và khu vực vệ sinh chung thì nhếch nhác.

Cuộc sống trong những căn phòng trọ vừa nhỏ, vừa thiếu sáng, tường, sàn ẩm mốc... vốn chẳng hề dễ chịu, nhất là vào mùa hè, các căn phòng này dường như đều biến thành "lò bát quái". Đã phải chịu khổ như vậy, nhiều bạn sinh viên còn phải gánh thêm một nỗi ám ảnh khác... đó là bị muỗi cắn.

Theo nhiều sinh viên, môi trường sống ở đây khá tệ. Nhiều xóm trọ không có nước sạch, phải dùng nước máy, lọc và tích vào bể chứa. Các hộ gia đình đều có quỹ đất khá rộng nên ngoài việc xây xóm trọ cho sinh viên thuê, nhiều người còn tranh thủ trồng rau, cây ăn quả hoặc lấy bóng mát. Ngoài ra, vì tập trung quá đông sinh viên, tốc độ đô thị hóa nhanh nên môi trường ở đây cũng bị ô nhiễm. Quanh các con đường chạy ngang dọc trong khu vực này, đâu đâu cũng thấy xe rác hoặc bãi rác thải sinh hoạt mọc lên... Tất cả những lý do đó đã khiến khu vực này dường như nóng, ẩm, bức bối và nhiều muỗi hơn hẳn các nơi khác.

tu vu nu sinh sot xuat huyet tu vong giat minh quay lai nhung khu tro ma sv tung thi nhau nhap vien vi muoi can

Quỹ đất rộng nên nhiều hộ gia đình tranh thủ trồng rau.

tu vu nu sinh sot xuat huyet tu vong giat minh quay lai nhung khu tro ma sv tung thi nhau nhap vien vi muoi can

Đường đi cũng rợp bóng cây xanh.

tu vu nu sinh sot xuat huyet tu vong giat minh quay lai nhung khu tro ma sv tung thi nhau nhap vien vi muoi can

Nhưng hàng quán và phòng trọ lại rất tồi tệ.

tu vu nu sinh sot xuat huyet tu vong giat minh quay lai nhung khu tro ma sv tung thi nhau nhap vien vi muoi can

Nhiều lối đi ngập rác thải.

tu vu nu sinh sot xuat huyet tu vong giat minh quay lai nhung khu tro ma sv tung thi nhau nhap vien vi muoi can

Hoặc nếu không cũng sẽ có vài bãi rác nhỏ nhỏ như thế này.

Theo chia sẻ của Quang (sinh viên ĐH Công nghiệp), cách đây không lâu, cậu từng mắc bệnh sốt xuất huyết và sụt mất 3kg. Sau khi Quang nhập viện, ở xóm trọ, nhiều bạn cũng lần lượt phải nghỉ học để điều trị bệnh sốt xuất huyết. Lý do được đưa ra là xóm trọ của cậu phòng nào cũng khép kín trong khi diện tích chật hẹp, ẩm thấp nên khá bí bách. Bên cạnh đó, trước mặt khu trọ còn có một khu vườn, cây cối rậm rạp nên nhiều ruồi, muỗi.

"Chắc vì cây cối um tùm nên ở khu mình trọ rất nhiều muỗi. Mùa hè mà ngồi học bài, chân để dưới bàn là thế nào cũng bị "nở hoa" do bị muỗi chích", Quang cho biết. Theo cậu, từ khi trọ ở đây, năm nào nam sinh này cũng thấy khu vực Nguyên Xá bùng lên dịch sốt xuất huyết. "Mới đây, mình lại thấy có đội y bác sĩ đi phun thuốc khử trùng, diệt muỗi. Mỗi lần như thế, mình lại thấy sợ khi nghĩ về đợt dịch mới đây ở xóm".

tu vu nu sinh sot xuat huyet tu vong giat minh quay lai nhung khu tro ma sv tung thi nhau nhap vien vi muoi can

Trước mặt xóm trọ của Quang là một vườn cây um tùm.

tu vu nu sinh sot xuat huyet tu vong giat minh quay lai nhung khu tro ma sv tung thi nhau nhap vien vi muoi can

Phía bên ngoài cũng có cây cối phủ kín và phòng ốc mới nhìn qua đã khiến nhiều người phải ngao ngán.

Long (nam sinh khác của ĐH Công nghiệp, cũng trọ ở Nguyên Xá) tâm sự, cách đây 2 tháng, xóm trọ của cậu cũng bị dịch sốt xuất huyết tấn công. Mọi người ở đây lần lượt nhập viện, riêng Long phải nghỉ học 10 ngày để trị bệnh.

"Không chỉ ở xóm trọ mà thời gian đó, lớp mình cũng nhiều bạn phải nghỉ học vì dịch sốt xuất huyết. Vào bệnh viện gần trường toàn nhìn thấy người quen", Long nói. Bệnh sốt xuất huyết không chỉ khiến cuộc sống của Long bị đảo lộn mà cân nặng, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

"Xóm trọ mình ở thì không có cây cối hay ao tù, nước đọng nhưng quanh khu vực này, chắc có nhiều người bị bệnh, khí hậu nóng ẩm nên muỗi nhiều, kết quả là bọn mình bị liên lụy do muỗi truyền dịch bệnh từ người này qua người khác".

Nhiều bạn vẫn chủ quan "chỉ cần bật quạt là đủ"

Vì từng bị sốt xuất huyết nên ở xóm trọ của Quang, phòng nào cũng trang bị màn và thuốc diệt muỗi. Quang cho biết, từ sau khi đổ bệnh do muỗi chích, đêm nào đi ngủ, cậu cũng chú ý mắc màn dù trước đó việc này không phải là thói quen của mình.

tu vu nu sinh sot xuat huyet tu vong giat minh quay lai nhung khu tro ma sv tung thi nhau nhap vien vi muoi can

Từ sau khi bị sốt xuất huyết, Long và các bạn luôn chú ý mắc màn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng giống như Quang. Rất nhiều bạn dù đã từng ốm vật vã vì muỗi đốt vẫn hết sức lơ là. "Mình không quen mắc màn lắm vì nó tạo cảm giác khá nóng bức. Hơn nữa dạo này ít muỗi rồi nên mình chỉ cần bật quạt là không thấy bị muỗi cắn", Long chia sẻ.

Hồng Anh (một nữ sinh khác từng bị sốt xuất huyết) cũng tâm sự: "Mình không thích mắc màn nên khi thấy bớt muỗi là chỉ bật quạt rồi ngủ".

Không chỉ lười nhác việc mắc màn, nhiều bạn còn hết sức ẩu tả trong sinh hoạt. Phòng ốc vốn đã chật hẹp nhưng họ cũng sinh hoạt lộn xộn, không thường xuyên dọn dẹp.

tu vu nu sinh sot xuat huyet tu vong giat minh quay lai nhung khu tro ma sv tung thi nhau nhap vien vi muoi can

Ngoài hành lang, thùng rác và bát đũa sạch vứt lẫn lộn.

tu vu nu sinh sot xuat huyet tu vong giat minh quay lai nhung khu tro ma sv tung thi nhau nhap vien vi muoi can

Cảnh sinh hoạt khá bừa bộn của nhiều bạn trẻ.

tu vu nu sinh sot xuat huyet tu vong giat minh quay lai nhung khu tro ma sv tung thi nhau nhap vien vi muoi can

Và thái độ chủ quan, chỉ cần bật quạt để tránh muỗi.

Thế nhưng khi được hỏi về mối lo ngại bị muỗi chích dẫn đến phát bệnh, nhiều bạn vẫn tỏ ra thản nhiên, không hề lo lắng. Thái độ chủ quan này phổ biến hơn ở những xóm trọ chưa từng có ai bị sốt xuất huyết tấn công. Nhiều bạn còn không tin rằng, bị muỗi chích vài cái là có thể đổ bệnh và đặc biệt, không cho rằng sốt xuất huyết có thể gây tử vong.

tu vu nu sinh sot xuat huyet tu vong giat minh quay lai nhung khu tro ma sv tung thi nhau nhap vien vi muoi can

Những thùng chứa đồ ăn thừa, thau chậu để nước lưu cữu ở xóm trọ sinh viên.

tu vu nu sinh sot xuat huyet tu vong giat minh quay lai nhung khu tro ma sv tung thi nhau nhap vien vi muoi can

Nhà vệ sinh bừa bộn.

tu vu nu sinh sot xuat huyet tu vong giat minh quay lai nhung khu tro ma sv tung thi nhau nhap vien vi muoi can

Hay ngay cả bản thân nhiều gian phòng chỉ nhìn qua đã thấy ẩm thấp, nóng bức đến nhường nào.

"Mình nghĩ bị muỗi chích nhiều mới đổ bệnh chứ ít thì chỉ đau hoặc khó chịu thôi. Với lại bệnh sốt xuất huyết thường vẫn chữa được nên mình không hoang mang lắm", Thu (nữ sinh năm 3, ĐH Công nghiệp) tâm sự.

"Mình nghĩ phải ở chỗ nào tù túng quá, nước sinh hoạt bẩn thỉu, nhiều lăng quăng, bọ gậy hay có vườn tược, cây cối rậm rạp mới nhiều muỗi vằn gây bệnh chứ ở xóm trọ mình tuy hơi bừa bộn, thiếu sáng chút nhưng không đến nỗi như vậy. Mình thấy thi thoảng mới bị muỗi cắn nên chắc không có vấn đề gì", Ngọc Anh (một nữ sinh khác) chia sẻ thêm.

Hường Thu

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 29/6 đến sáng sớm 01/7, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến 70–140mm, cục bộ có nơi trên 250mm.
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...

Đọc nhiều

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Ngày 01/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Australia (Hội) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Phát biểu chúc mừng Đại hội, Đại sứ Australia tại Việt Nam Gillian Bird cho rằng, điều tạo nên sự đặc biệt trong quan hệ hai nước không chỉ là hợp tác giữa chính phủ mà còn là những liên kết bền chặt giữa nhân dân hai dân tộc. Các hội hữu nghị đóng vai trò “trái tim” của mối liên kết này - nơi thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và trao đổi ý nghĩa.
Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Trong thời gian qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là vận động, quyên góp hỗ trợ nạn nhân trận động đất nghiêm trọng tại Myanmar hồi tháng 3/2025. Ghi nhận những nỗ lực của Hội, ngày 30/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Hội và năm cá nhân tiêu biểu.
Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Ngày 27/6 tại buổi gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Bulgaria (1950 - 2025) do Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria tổ chức, đại diện các cơ quan báo chí sở tại đã chia sẻ những đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam sau gần 40 năm Đổi mới.
Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Ngày 30/6, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét tại kỳ họp lần thứ 35 (SPLOS 35) diễn ra từ ngày 23-27/6 tại New York. Với sự điều hành chuyên nghiệp và các đề xuất thiết thực, Việt Nam không chỉ thể hiện năng lực dẫn dắt tại diễn đàn luật biển toàn cầu, mà còn góp phần thúc đẩy thực thi UNCLOS vì mục tiêu đại dương hòa bình, bền vững và công bằng.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động