Từ vụ Mercedes GLC gây tai nạn: Điều gì khiến hệ thống CPA Plus hoạt động không hiệu quả?
Công an tìm danh tính người phụ nữ bị xe Mercedes tông tử vong Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) vẫn đang tích cực tìm nhân thân, danh tính người phụ nữ bị xe Mercedes GLC 250 tông tử ... |
Gặp chiến sỹ CSGT lao vào xe Mercedes đang bốc cháy cứu người Người chiến sỹ CSGT với hành động cứu người lúc nguy nan được cộng đồng mạng khen ngợi, lan truyền hình ảnh chính là Trung ... |
Trung tá CSGT và "khoảnh khắc sinh tử" trong vụ cháy xe Mercedes Chiến sĩ CSGT Hà Nội kể lại khoảnh khắc sinh tử cứu tài xế Grab thoát khỏi gầm ô tô Mercedes đang bốc cháy ngùn ... |
Hệ thống CPA Plus trên xe Mercedes-Benz GLC 250 có thể đã không được bật trước khi xảy ra tai nạn? - Ảnh Hoàng Cường |
Sáng 20/11, nữ tài xế Mercedes-Benz GLC 250 đã gây ra tai nạn liên hoàn khiến một người tử vong tại Hà Nội. Xe tông vào một xe đạp điện rồi tiếp tục va chạm với 3 xe máy khác trước khi dừng lại và bốc cháy. Tài xế khai với cơ quan chức năng định đạp phanh dừng đèn đỏ, nhưng do đi giày cao gót và mất bình tĩnh nên đạp nhầm chân ga dẫn đến tai nạn liên hoàn.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là chiếc xe này có được trang bị hệ thống hệ thống phòng ngừa va chạm (CPA Plus - Collision Prevention Assist Plus) nhưng lại không thể phát huy trong tình huống cụ thể này?
Trả lời câu hỏi của Báo Thời Đại, đại diện MBV cho biết: "Theo thông tin ban đầu nhận được chiếc GLC 250 đã gây tai nạn là phiên bản mới và có trang bị hệ thống CPA Plus. Tuy nhiên, hiện tại 1 số bài báo đang nhầm lẫn tính năng chính của hệ thống này là Phanh tự động. Điều này dẫn đến việc hoài nghi về các tính năng trang bị trên xe".
Biểu tượng cảnh báo của hệ thống CPA Plus |
Khi được hỏi về nghi vấn hệ thống này không hoạt động trên chiếc xe vừa xảy ra tai nạn đại diện MBV chia sẻ thêm: "Hiện tại, không thể đưa ra khẳng định hệ thống CPA Plus trên xe có hoạt động hay hoạt động hiệu quả hay không. Hệ thống này trên mẫu GLC 250 có thể được ngắt hoặc mở. Ngoài ra, hệ thống này khi hoạt động sẽ thực hiện 3 công đoạn khác nhau. Đầu tiên là hệ thống CPA Plus phát hiện va chạm sẽ phát tín hiệu cảnh báo trên taplo cũng như âm thanh cảnh báo. Ở giai đoạn 2, nếu tài xế đạp phanh gấp, hệ thống sẽ giảm công suất động cơ xuống đồng thời kết hợp với hệ thống ESP (cụ thể là hệ thống BAS) để tính toán ra lực phanh tối ưu. Điều này để vừa giúp tránh va chạm với xe phía trước vừa giúp xe phía sau (nếu có) có thời gian kịp phản ứng. Ở giai đoạn cuối, nếu sau khi hệ thống đã phát ra cảnh báo bằng âm thanh và hình ảnh, người lái vẫn không có phản ứng gì, xe sẽ tự động phanh lại 1 phần và giảm công suất động cơ xuống để giảm thiểu tối đa nguy cơ tai nạn".
Nữ tài xế Mercedes GLC vẫn chủ động tăng tốc
Theo anh Hữu Minh, nhân viên kinh doanh xe Mercedes-Benz tại Hà Nội, việc đạp nhầm chân ga kể trên của nữ tài xế xe Mercedes GLC 250 tại đường Lê Văn Lương sẽ là tín hiệu cho thấy người lái trong trường hợp này vẫn chủ động tăng tốc. Đây cũng chính là điểm cốt lõi khiến hệ thống CPA Plus dù có được bật cũng sẽ không can thiệp trong tình huống này.
Cũng theo anh Minh, việc những mẫu xe hiện nay trang bị nhiều tính năng an toàn có thể sẽ giúp người lái nhàn nhã hơn khi lái xe. Tuy nhiên, tính chủ động và kỹ năng điều khiển xe mới là điều cần thiết nhất khi tham gia giao thông đặc biệt là tại những thành phố lớn có mật độ đông đúc như Hà Nội.
Nhiều chuyên gia hướng dẫn lái xe an toàn cũng khuyến cáo về việc sử dụng giày cao gót hay những trang phục rườm rà khi lái xe. Những trang phục hay phụ kiện này sẽ khiến phụ nữ vướng víu và mất tập trung khi lái xe.
Theo tài liệu hướng dẫn của Mercedes-Benz Việt Nam: Hệ thống phòng ngừa va chạm chủ động Collision Prevention Assist Plus tuy có gây khó chịu cho những người sở hữu xe Mercedes Benz thời gian đầu, tuy nhiên với đặc thù đường xá đô thị như ở Việt Nam, thì sự xuất hiện của hệ thống CPA Plus giúp giảm đi phần nào các va quẹt không đáng có. Còn lại vẫn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người như khả năng tập trung cũng như xử lý của người cầm lái. |