e magazine
Từ điển chủ đề Bồ - Việt là kết tinh của tình hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Brazil

10:51 | 08/09/2023

Trả lời phỏng vấn phóng viên tạp chí Thời Đại, Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil cho biết, Từ điển chủ đề Bồ - Việt ra đời sau 12 năm kể từ khi thai nghén đến lúc hoàn thành. Đây là đóng góp lâu dài của Hội vào mục tiêu tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau về lịch sử, chính trị, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao... giữa hai nước Việt Nam - Brazil cũng như giữa Việt Nam với cộng đồng các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha trên toàn thế giới.

Từ điển chủ đề Bồ - Việt là kết tinh của tình hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Brazil

Trả lời phỏng vấn phóng viên tạp chí Thời Đại, Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil cho biết: Từ điển chủ đề Bồ - Việt ra đời sau 12 năm kể từ khi thai nghén đến lúc hoàn thành. Đây là đóng góp lâu dài của Hội vào mục tiêu tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau về lịch sử, chính trị, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao... giữa hai nước Việt Nam - Brazil cũng như giữa Việt Nam với cộng đồng các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha trên toàn thế giới.

Từ điển chủ đề Bồ - Việt là kết tinh của tình hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Brazil

- Thưa ông, vì sao Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil quyết định chủ trì xây dựng Từ điển chủ đề Bồ - Việt?

- Trước hết phải nói đến lương duyên của tôi với Brazil. Vào những năm 1990, khi tôi là Phó Chủ tịch, sau đó là Chủ tịch UBND Đắk Lắk, tôi vinh dự được tham dự nhiều hội nghị của Hội đồng cà phê quốc tế, trong đó một số kỳ họp tổ chức tại Brazil. Sau quá trình dài được làm việc, giao lưu, hiểu biết về đối tác, khi Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil được thành lập vào tháng 5/2010, tôi được mời làm Chủ tịch Hội.

Tháng 6/2011, trong chuyến thăm Brazil, chúng tôi được Việt kiều Thái Quang Nghĩa (chủ hãng sản xuất balô, giày dép Goóc) – người từng thuê cả “vua bóng đá” Pele quảng cáo cho sản phẩm của mình tặng một cuốn từ điển. Ý tưởng xây dựng từ điển Bồ - Việt khởi nguồn trong chúng tôi từ đấy. Việc này nhận được sự ủng hộ của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Đã từng có một số từ điển đối chiếu giữa hai ngôn ngữ Việt Nam và Bồ Đào Nha. Từ thế kỷ XVII, Alexandere de Rhodes đã biên soạn cuốn Từ điển Việt – Bồ - La với mục đích truyền giáo. Năm 1989, các tác giả: Trịnh Cát, Đặng Giang, Đỗ Bá Khoa, Lê Thiết Thảo, Trần Văn Trị, Dương Nguyên Tường cho ra đời cuốn Từ điển Bồ Đào Nha – Việt Nam. Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ được ấn hành mang tính nội bộ phục vụ cho việc xuất khẩu lao động, số lượng từ còn quá ít (15.000 từ). Do ấn hành cách đây hơn 20 năm, tính cập nhật của cuốn sách chưa thể đáp ứng trong hoàn cảnh mới.

Hiện tiếng Bồ Đào Nha được 8 nước và vùng lãnh thổ với trên 280 triệu người sử dụng. Đây là ngôn ngữ thông dụng trong số mười ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới. Trong đó, Brazil - quốc gia Nam Mỹ với trên 210 triệu dân - sử dụng tiếng Bồ Đào Nha là quốc ngữ.

Từ điển chủ đề Bồ - Việt là kết tinh của tình hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Brazil
Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil (ngoài cùng, bên phải) tặng Từ điển chủ đề Bồ - Việt cho Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và khách mời. (Ảnh: Thu Hà)

Việt Nam và Brazil thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1989. Quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước ngày càng được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực, nhất là thương mại hai chiều. Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Brazil muốn góp phần tăng cường giao lưu và hiểu biết lẫn nhau về chính trị, kinh tế, văn hóa giữa hai nước.

Đề xuất xây dựng cuốn từ điển Việt - Bồ được sự ủng hộ của Ban thường trực, Ban chấp hành Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Brazil và các thành viên Hội. Hội đã huy động, tập hợp được những cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tiếng Bồ Đào Nha ở các trường đại học, các cơ quan ngoại giao, các tổ chức khác nhau tạo thành nhóm biên soạn cuốn từ điển này. Toàn bộ quá trình biên soạn, in ấn và xuất bản cuốn từ điển này được sự ủng hộ, đóng góp kinh phí của nhiều cơ quan, ban ngành, tổ chức, Hiệp hội người trồng bông Brazil (ABRAPA), Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam – Brazil…

Vậy là sau 12 năm nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, cuối cùng Từ điển chủ đề Bồ - Việt đã ra đời.

Từ điển chủ đề Bồ - Việt là kết tinh của tình hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Brazil Từ điển chủ đề Bồ - Việt là kết tinh của tình hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Brazil
Cuốn từ điển được các bạn trẻ yêu thích tiếng Bồ Đào Nha đặc biệt quan tâm (Ảnh: Thu Hà)

- Ông có thể chia sẻ về sứ mệnh của Từ điển chủ đề Bồ - Việt?

- Khác với những từ điển khác, Từ điển chủ đề Bồ - Việt được biên soạn bằng ngữ liệu và phương pháp mới: về đơn vị tổ chức thực hiện, nội dung, bố cục, cách trình bày... Đặc biệt, đây là cuốn từ điển với 17 chủ đề giao tiếp liên quan đến các vấn đề cốt yếu nhất về thể chế chính trị, kinh tế, xã hội và đời sống văn hóa. Cụ thể là: giao tiếp trong đời sống hàng ngày, gia đình, giáo dục, sức khỏe, nhà hàng và ẩm thực, khách sạn, mua sắm và đồ dùng trong siêu thị, thể thao, văn hóa và lễ hội, giao thông và các phương tiện, các phương tiện giao thông, nông nghiệp và công nghiệp, tài chính, kinh doanh và thương mại quốc tế, hành chính quốc gia, quốc gia và quốc tịch, lao động và nghề nghiệp...

Các chủ đề được lựa chọn theo nguyên tắc dựa vào tính ứng dụng thiết thực đối với nhiều nhóm đối tượng trong xã hội. Đó có thể là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao, khách du lịch… Số lượng từ vựng của Từ điển chủ đề Bồ - Việt có thể không cao nhưng chúng là những từ, cụm từ thông dụng với các ví dụ cần thiết phù hợp với bối cảnh sử dụng.

Cuốn từ điển Việt - Bồ vừa như sách giáo khoa bỏ túi vừa giúp người sử dụng tra cứu từ vựng như một cuốn từ điển thông thường, vừa tham khảo các đoạn hội thoại theo từng chủ đề, từ đó có thể vận dụng vào tình huống giao tiếp thực tế.

Từ điển chủ đề Bồ - Việt là kết tinh của tình hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Brazil

- Ông đánh giá như thế nào về vai trò của cuốn từ điển này đối với quan hệ ngoại giao Việt Nam - Brazil nói riêng, với các nước nói tiếng Bồ Đào Nha nói chung?

- Có thể nói Từ điển chủ đề Bồ - Việt là kết tinh của tình hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Brazil nói riêng, với các nước nói tiếng Bồ Đào Nha nói chung. Khi Hội huy động tài chính để xây dựng cuốn từ điển này, ngoài đóng góp của Hội còn có đóng góp của các doanh nghiệp Việt Nam và Brazil, Hiệp hội người trồng bông Brazil… Các tham tán, nhân viên Đại sứ quán Brazil tại Việt Nam tập trung thời gian dài, cao độ để rà soát các từ vựng, cách đối thoại, ngữ pháp…

Chúng tôi mong muốn tặng cuốn từ điển này cho các bạn Brazil và những người bạn ở các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha khác. Những cầu thủ Brazil đang thi đấu tại Việt Nam, các công dân của Brazil, các nước nói tiếng Bồ Đào Nha đang làm việc tại Việt Nam có thể sử dụng cuốn từ điển này để học thêm tiếng Việt. Thông qua cuốn từ điển, Hội muốn đóng góp vào mục tiêu tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và Brazil, Việt Nam và cộng đồng các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha trên toàn thế giới.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Từ điển chủ đề Bồ - Việt là kết tinh của tình hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Brazil
Em Lê Thị Thu Hiền (đứng thứ ba, từ trái qua)

Lê Thị Thu Hiền - sinh viên khoa tiếng Bồ Đào Nha, trường Đại học Hà Nội:

Từ điển Bồ - Việt, Việt – Bồ ở Việt Nam còn rất khiêm tốn nên trong quá trình học tập em thường sử dụng Từ điển Infopédia online để tra cứu nghĩa từ vựng, cách phát âm, trọng âm. Từ điển này còn có bài tập và trò chơi để em thực hành tiếng Bồ. Cuối năm 2022, khi tham gia chương trình trao đổi sinh viên ở Mozambique, em mới có cơ hội tiếp xúc với từ điển Bồ Đào Nha bản giấy.

Em thấy cuốn Từ điển chủ đề Bồ - Việt rất thú vị vì được phân chia theo nhiều chủ đề khác nhau, trong đó có các từ vựng, cụm từ thông dụng liên quan đến từng chủ đề giúp em có thể tra cứu dễ dàng. Em quan tâm đến chủ đề du lịch nên những câu hội thoại về nhà hàng, khách sạn, lễ hội… trong từ điển có thể áp dụng ngay vào tình huống giao tiếp thực tế.

Từ điển chủ đề Bồ - Việt là kết tinh của tình hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Brazil
Bà Đỗ Thị Thanh (thứ ba, từ trái sang).

Bà Đỗ Thị Thanh, nguyên Trưởng phòng Phòng Đào tạo, Đại học Ngoại ngữ (nay là Đại học Hà Nội), đồng Trưởng ban Ban soạn thảo Từ điển chủ đề Bồ - Việt:

Từ điển chủ đề Bồ - Việt mang tính ứng dụng cao, thiết thực cho người Việt Nam có nhu cầu đi làm việc, buôn bán, tham quan, du lịch.... ở các nước nói tiếng Bồ Đào Nha. Đặc biệt, ngoài các đoạn hội thoại, từ vựng liên quan đến chủ đề, cụm từ thông dụng dùng để tra cứu, sử dụng, từ điển còn có tính chất chỉ dẫn. Cuối mỗi chủ đề thường có thông tin về từng lĩnh vực đó ở Brazil, Bồ Đào Nha và thế giới.

Ví dụ, ở chủ đề Giao thông có thông tin chung về đường sắt, hàng không ở Brazil, Bồ Đào Nha và thế giới. Thông qua cuốn từ điển người sử dụng biết có thể đi tàu cao tốc từ Rio de Janeiro đến Sao Paulo, vé khứ hồi khoảng 262 Real tương đương 67 USD cho quãng đường 518km, thời gian tàu chạy là 93 phút.

Tương tự, ở chủ đề Sức khỏe, người sử dụng từ điển biết được thông tin chung về hệ thống y tế ở Brazil, Bồ Đào Nha; chi phí khám bác sĩ ở trung tâm y tế, chi phí cấp cứu hay chụp X-quang… tại Bồ Đào Nha.

Thực hiện: Thành Luân

Đồ họa: Tào Đạt

Thành Luân - Tào Đạt

Tin bài liên quan

Lễ hội bóng đá Brazil - Việt Nam thu hút hàng nghìn người hâm mộ và khách du lịch

Lễ hội bóng đá Brazil - Việt Nam thu hút hàng nghìn người hâm mộ và khách du lịch

Tối 27/4, tại sân vận động Hòa Xuân, thành phố Đà Nẵng diễn ra khai mạc Lễ hội bóng đá Brazil - Việt Nam năm 2024. Sự kiện thu hút hàng nghìn người hâm mộ bóng đá và khách du lịch.
Đẩy mạnh hợp tác sâu rộng trong mọi lĩnh vực giữa hai tỉnh Bình Dương và An Huy (Trung Quốc)

Đẩy mạnh hợp tác sâu rộng trong mọi lĩnh vực giữa hai tỉnh Bình Dương và An Huy (Trung Quốc)

Đây là đề xuất của ông Ngụy Hiểu Minh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Huy (Trung Quốc) nhân chuyến đến thăm và làm việc với tỉnh Bình Dương vào ngày 26/4.
Nà Po (Trung Quốc): đề xuất tiếp tục mở rộng đối ngoại nhân dân

Nà Po (Trung Quốc): đề xuất tiếp tục mở rộng đối ngoại nhân dân

Chiều 22/4, tại thành phố Cao Bằng (Việt Nam) đã diễn ra Hội đàm giữa đoàn đại biểu huyện ủy Hà Quảng (Cao Bằng, Việt Nam) và đoàn đại biểu huyện uỷ Nà Po (Quảng Tây, Trung Quốc). Tại đây, lãnh đạo hai huyện trao đổi, đề xuất các phương án đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác, giao lưu.

Tin mới

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Hoa Kỳ xây công trình thứ 7 tại Quảng Trị

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Hoa Kỳ xây công trình thứ 7 tại Quảng Trị

Đây là công trình thứ 7 do Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Hoa Kỳ hợp tác với tỉnh Quảng Trị triển khai thực hiện từ năm 2005 đến nay.
Australia thúc đẩy ngoại giao khoa học ở châu Á - Thái Bình Dương

Australia thúc đẩy ngoại giao khoa học ở châu Á - Thái Bình Dương

Australia ra mắt vòng đầu tiên của quỹ ngoại giao khoa học trị giá 40 triệu đô la Úc. Sáng kiến nhằm tăng cường sức mạnh mềm của nước này ở châu Á - Thái Bình Dương.

Tin khác

Đại sứ Lào, Trung Quốc ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại sứ Lào, Trung Quốc ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, chống thực dân và là thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh chính nghĩa của các dân tộc bị xâm lược, bị áp bức ở châu Á, là tấm gương sáng về việc dân tộc Việt Nam không sợ quyền lực, lấy yếu thắng mạnh.
Ngoại giao thể thao - phương tiện hiệu quả để Pháp gắn kết quan hệ với các quốc gia

Ngoại giao thể thao - phương tiện hiệu quả để Pháp gắn kết quan hệ với các quốc gia

Thể thao đóng vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao mềm của Pháp. Trong 10 năm qua, Pháp đã phát triển nền ngoại giao thể thao thực sự hiệu quả.
Ngoại giao nước - một giải pháp cho hòa bình và thịnh vượng

Ngoại giao nước - một giải pháp cho hòa bình và thịnh vượng

Ngoại giao nước rất quan trọng đối với nền hòa bình, sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh lương thực, hệ sinh thái lành mạnh và sản xuất năng lượng của một quốc gia.
Đan Mạch thúc đẩy "ngoại giao công nghệ" trên toàn cầu

Đan Mạch thúc đẩy "ngoại giao công nghệ" trên toàn cầu

Đan Mạch là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa công nghệ và số hóa thành ưu tiên trong chính sách đối ngoại và an ninh. Sáng kiến này được đặt tên là “ngoại giao công nghệ” (TechPlomacy).
Phiên bản di động