Truyền thông Anh "sôi sục": Nga đưa quân, chuyển tên lửa S-300 và Kalibr sang Libya
The Sun tung tin "động trời"?
Trang tin South Front chuyên về Trung Đông hôm qua (09/10) đã đăng tải bài viết mang tựa đề "Truyền thông Anh trở nên sôi sục: Nga đang điều quân, xây dựng căn cứ, chuyển tên lửa S-300 và tên lửa hành trình Kalibr sang Lybia".
South Front bình luận về việc báo The Sun dẫn phát biểu của các quan chức tình báo Anh giấu tên - những người đã báo cáo với Thủ tướng Anh Theresa May, rằng Nga đang chuyển quân, xây dựng căn cứ và đưa tên lửa sang Libya để "tăng cường bóp nghẹt phương Tây".
Theo báo này, các quan chức tình báo giấu tên đã cảnh báo Thủ tướng May rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có kế hoạch biến đất nước Bắc Phi trở thành "một chiến trường Syria mới".
Mục đích chính của Moscow là không chế tuyến đường nhập cư bất hợp pháp lớn nhất vào châu Âu. The Sun tuyên bố rằng họ có thể "vạch mặt" "hàng chục" sĩ quan tình báo quân đội Nga (GRU) cũng như các quân nhân thuộc lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz Nga đã có mặt ở phần lãnh thổ phía Đông Libya.
Một phân đội đặc nhiệm Nga trên chiến trường Palmyra.
Họ đang triển khai các hoạt động huấn luyện cũng như đảm nhận nhiệm vụ trinh sát.
The Sun cho biết có 2 căn cứ quân sự của Nga đã đi vào hoạt động ở các thành phố Tobruk và Benghazi. Quân đội Nga, dưới vỏ bọc của Công ty cung cấp lính đánh thuê "Wagner Group" đã có mặt và đồn trú ở những căn cứ này.
-
Bị chế áp điện tử ở Syria, tướng Anh thốt lên: Nga quá giỏi, chúng ta đã bị "dắt mũi"!
Thậm chí, nguồn tin giấu tên của The Sun có tiết lộ Nga đã chuyển tên lửa hành trình Kalibr (cả bản diệt hạm và hành trình đánh đất siêu âm) cũng như tên lửa phòng không S-300 tới Lybia.
The Sun còn khẳng định rằng phía Nga đã chấp thuận hỗ trợ tướng Khalifa Haftar, người mà đầu năm 2018 đã đề nghị Nga thiết lập một căn cứ quân sự ở Libya.
Thông tin này đã được xác nhận bởi ông Lev Dengov - Trưởng nhóm liên lạc Nga ở Lybia trong một cuộc trả lời phỏng vấn với kênh truyền thông Youm7 của Ai Cập.
Lính đánh thuê của Wagner Group. Ảnh minh họa.
Theo ông này, tướng Haftar đã trực tiếp liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để đưa ra đề nghị thiết lập một căn cứ quân sự Nga tại quốc gia này.
Sự thực ra sao?
Trên thực tế, tính tới thời điểm này, chưa có bất cứ mối quan hệ quốc phòng song phương chính thức nào giữa các lực lượng của tướng Haftar với Quân đội Nga.
Bất chấp điều đó, The Sun vẫn cáo buộc rằng nếu Moscow khóa chặt đường bờ biển của Lybia có thể dẫn tới một làn sóng nhập cư mới vượt qua biển Địa Trung hải "giống như mở van xả nước", theo một nguồn tin cấp cao giấu tên của Cung điện Whitehall (ám chỉ chính quyền Anh).
Nga tăng ảnh hưởng ở Bắc Phi. Ảnh: The Sun.
"Điều mà TT Putin đang ở Syria là không hề do dự, giống như tiền lệ đã có ở Syria và Crimea. Ông ấy nhìn thấy tình trạng vô chính phủ và tìm cách chiếm lấy để gây ảnh hưởng mạnh nhất tới phương Tây.
Thực tế là chúng ta đang đứng trước tình trạng vô cùng nguy hiểm đối với dòng người nhập cư cũng như cú sốc dầu mỏ từ Syria...
"Đây là động thái có thể gây thảm họa tiềm tàng giúp ông ấy có thể hủy hoại nền dân chủ phương Tây, nhưng chúng ta đang chẳng làm gì để ngăn chặn điều đó", nguồn tin trên nhấn mạnh.
The Sun cũng nhận định rằng một căn cứ hải quân Nga ở bờ biển Bắc Phi có thể giúp Moscow lần đầu tiên triển khai các hoạt động ở phía Tây biển Địa Trung Hải sau nhiều năm bị gián đoạn, và có thể gây ra các mối đe dọa tiềm tàng đối với eo biển Gibraltar.
Sau khi tung tin này, The Sun lại dẫn nguồn tin từ các nghị sĩ cấp cao - những người đang hối thúc Phố Downing đối phó với "Mối đe dọa Nga".
-
Bị chế áp điện tử ở Syria, tướng Anh thốt lên: Nga quá giỏi, chúng ta đã bị "dắt mũi"!
-
Nga "sút tung lưới" Mỹ và Israel ở Syria: Đánh cắp được bí mật tên lửa S-300 chưa là gì
-
Hải quân Nga phát thông báo khẩn: Hôm nay tên lửa lại bay rợp trời trên biển Địa Trung Hải
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Anh - ông Tom Tugendhat, đã chỉ rõ rằng việc Nga triển khai các hành động kể trên là hồi chuông đáng báo động, nhưng không bất ngờ:
"Điều đáng báo động là việc Nga muốn mở một mặt trận mới ở phía Tây Libya, nhưng điều đó xảy ra không bất ngờ. Chẳng nghi ngờ gì nữa, họ sẽ cố gắng khai thác các tuyến đường nhập cư dọc châu Phi.
Chúng ta cần một nỗ lực phối hợp của Chính phủ để đáp trả vì điều đó có thể gây sự mất ổn định ở một nước cận sa mạc Sahara, nơi có ảnh hưởng lớn tới an ninh quốc gia của Anh".
Đây dường như là một làn sóng sôi sục mới tiếp sau việc Anh, Mỹ và Hà Lan cáo buộc các hacker Nga tấn công mạng, cũng như hàng loạt luận điệu sai trái khác liên quan tới Bắc Cực, vụ đầu độc Skripal và sử dụng vũ khí hóa học gây ra thương vong cho dân thường ở Syria.
Mẫu số chung của các cáo buộc kể trên là không hề đi kèm với bất cứ bằng chứng xác thực nào.
Tàu chiến Chi hạm đội Caspian (Nga) phóng tên lửa hành trình Kalibr tấn công khủng bố ở Syria.
N. Tuấn Sơn