Trung Quốc sẽ xây nhà vệ sinh 'sinh thái' trên nóc nhà thế giới
Mùa hè năm ngoái, giới chức Trung Quốc cho biết họ đã dọn dẹp được 8,5 tấn rác thải trên đỉnh Everest, trong đó phần lớn là phân người. Ảnh: AFP/Phunjo LAMA |
Đường lên đỉnh Everest là đường biên giới giữa Trung Quốc và Nepal. Mỗi năm có khoảng 60.000 nhà leo núi và du khách thăm sườn Bắc của Everest – Trung Quốc thường gọi là núi Qomolangma theo tiếng Tây Tạng.
Sau hàng thập kỷ trở thành mục tiêu chinh phục của những nhà leo núi mạo hiểm đã biến đỉnh Everest thành bãi rác cao nhất thế giới khi ngày càng nhiều người sẵn sàng chi hàng nghìn USD để lên được tới đỉnh. Dù vậy, rất ít người trong số họ chú ý tới hậu quả của chất thải mà họ để lại.
Lều huỳnh quang, thiết bị leo núi, bình đựng khí oxy đã rỗng bị vứt bỏ và thậm chí cả phân người đã gây ô nhiễm tuyến đường lên tới đỉnh của ngọn núi cao 8,848 mét này.
Trong mùa leo núi vào mùa xuân này, một công ty thám hiểm Trung Quốc sẽ bổ sung những "nhà vệ sinh thân thiện với môi trường" tại khu cắm trại của Trung Quốc ở sườn phía Bắc ở Tây Tạng.
"Nhà vệ sinh giúp dễ dàng thu gom chất thải sinh học do những người leo núi tạo ra do có một thùng chứa ngay bên dưới", Tân Hoa Xã dẫn lời Pema Tinley, Hiệp hội leo núi Tây Tạng – Trung Quốc (CTMA).
Các chất thải sau đó sẽ được thu gom và đưa xuống núi.
Những năm trước, các cơ sở tương tự đã được lắp đặt tại các trại khác, bao gồm tại trại căn cứ phía bắc ở độ cao 5.200 mét, theo Tân Hoa Xã.
Chất thải từ các trại được thu gom hàng ngày và được cung cấp cho nông dân địa phương để sử dụng làm phân bón, hãng tin đưa tin vào tháng 2, trích lời phóng viên và một thành viên của đội quản lý leo núi.
Các nhà vệ sinh tạm bợ sẽ được gỡ bỏ vào cuối mùa leo núi.
Dọn rác trên núi Everest. Ảnh: AFP |
Cả chính quyền Trung Quốc và Nepal đã phải vật lộn để đối phó với lượng chất thải của con người và rác thải người leo núi để lại ngày càng tăng.
Vào tháng 2, Trung Quốc đã cấm những người không phải là người leo núi đi vào căn cứ Everest của họ ở Tây Tạng trong nỗ lực dọn sạch sườn núi.
Trong khi đó, các kỹ sư ở Nepal đang xem xét việc lắp đặt một hầm biogas (khí sinh học) gần khu trại ở phía nam – vốn nhiều người ghé qua hơn – để biến những chất thải sinh học này thành phân bón hữu ích.
Hiện tại nước thải chưa qua xử lý từ trại được mang đến ngôi làng tiếp theo – cách đó đi bộ một giờ – và đổ vào các rãnh – dù khả năng làm ô nhiễm nguồn nước trong thung lũng.
Ngọn núi đầy thử thách đã tước đi sinh mạng của không ít người mỗi năm, thường xảy ra tại “vùng chết chóc” ở trên 8.000m, nơi không khí quá loãng không thể duy trì sự sống. Thực tế, ngay khi đặt chân đến “vùng chết chóc”, cơ thể con người về cơ bản đang chết từ từ.
Mỗi năm, khu vực phía bắc Everest có khoảng 60.000 người đến chinh phục, tuy nhiên chỉ có khoảng 200 người chinh phục thành công, theo số liệu năm 2017.
Trong điều kiện nhiệt độ cực thấp trên đỉnh Everest, chất thải và tử thi của những người leo núi tử nạn cần rất nhiều thời gian để phân hủy./.
Xem thêm
Chàng trai người Tây Ban Nha phá kỉ lục chinh phục đỉnh Everest Kilian Jornet, vận động viên leo núi đến từ Tây Ban Nha là người đã chinh phục ngọn núi cao nhất thế giới trong khoảng ... |
Sau 3 tuần leo núi, cặp đôi kết hôn trên đỉnh Everest và những bức ảnh cưới của họ thật tuyệt Người ta thường nói rằng: “Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua”. Ashley Schmeider và James Sisson - ... |
Huyền thoại leo núi Ueli Steck thiệt mạng khi chinh phục đỉnh Everest TĐO - Ueli Steck - một huyền thoại leo núi người Thụy Sĩ - đã thiệt mạng hôm 30/4 sau khi gặp nạn tại khu ... |