Trung Quốc đưa "tai mắt" cài đặt dưới đáy biển sát nách căn cứ tàu ngầm hạt nhân Mỹ
Bước đầu xây dựng hệ thống giám sát riêng của Trung Quốc ở khu vực
Các thiết bị này sử dụng cảm biến công nghệ cao để quan sát môi trường dưới đáy biển, kết nối với Mạng lưới đại dương Canada (ONC), một mạng lưới các đài quan sát biển kéo dài từ đông bắc Thái Bình Dương đến Bắc cực.
Mặc dù ONC được điều hành bởi trường Đại học Victoria, ở Canada, 4 thiết bị mới được thêm vào là tài sản của Viện Khoa học và Kỹ thuật Biển sâu Sanya, một đơn vị của Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc, cũng là nơi phát triển các thiết bị này.
Được lắp đặt vào 27/6 và hiện tại đã đi vào hoạt động, các thiết bị này có thể được sử dụng để cung cấp dữ liệu trực tuyến theo thời gian thực cho trung tâm kiểm soát ở Sanya, một thành phố trên đảo Hải Nam, Trung Quốc và một số nơi khác.
-
Công nghệ AI của Trung Quốc sẽ nhanh chóng cho Mỹ “hít bụi”
Theo SCMP, điều được quan tâm là những thông tin được thu thập bởi các thiết bị này sẽ giúp các nhà nghiên cứu hàng hải của Trung Quốc hiểu rõ hơn về môi trường của vùng biển chiến lược ngay sát Mỹ, và xem xét kỹ hơn cấu trúc và hoạt động của một trong những đài quan sát dưới nước lớn và tiên tiến nhất thế giới.
Hiện vẫn chưa có thông tin nào về việc quân đội Trung Quốc tham gia vào dự án, hay thông tin rằng các thiết bị có thể được sử dụng để theo dõi các tầu ngầm hay các tàu chiến khác.
Tuy nhiên, các số liệu về môi trường biển có giá trị tương đương với cả các nhà nghiên cứu dân sự và phi dân sự.
ONC là một cơ sở nghiên cứu khoa học nhưng có hợp đồng hỗ trợ quân đội Canada quan sát biển Bắc cực với các thiết bị do thám áp dụng công nghệ AI, đài CBC News đưa tin năm ngoái.
Một số trang web nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc cho biết, việc lắp đặt các thiết bị này có thể là bước đầu trong việc Trung Quốc xây dựng mạng lưới riêng của mình trong khu vực. Trung Quốc đặt mục tiêu tập trung mạng lưới giám sát dọc theo Con đường tơ lụa trên biển.
Ngay gần cơ sở tàu ngầm hạt nhân của Mỹ
Thiết bị quan sát của Trung Quốc cách không xa cơ sở tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Ảnh: SCMP.
Eo biển Juan de Fuca là một trong những tuyến hàng hải tấp nập nhất. Dọc theo eo biển về phía Nam, không xa thành phố Seattle là một trong 2 cơ sở vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ - Naval Base Kitsap - cũng là nơi có một nhà máy đóng tàu ngầm hạt nhân và bến tàu duy nhất trên bờ biển phía tây của Mỹ có khả năng chứa một tàu sân bay lớp Nimitz.
Chen Hongqiao, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Canada tại Đại học Ngoại giao tại Quảng Châu cho rằng, mạng lưới quan sát biển sâu rất nhạy cảm, và liên quan chặt chẽ đến an ninh quốc gia. Các quốc gia không mở cho các bên thứ 3 trừ khi có sự tin tưởng cao, ông nói.
Sự hợp tác như vậy là rất hiếm gặp. Các tác động vượt xa khoa học, [vì vậy] chỉ có thể xảy ra khi có sự đồng ý từ các quan chức lãnh đạo cao cấp ở cả 2 nước, nhà nghiên cứu Chen Hongqiao nói thêm.
Việc triển khai các thiết bị diễn ra chưa đầy một tháng sau khi Mỹ áp đặt thuế lên thép và nhôm nhập khẩu từ Canada. Ottawa đã gọi khoản thuế này là "không thể chấp nhận" và đáp trả bằng việc áp thuế lên 12,8 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Minh Khôi