Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
19:02 | 07/01/2019 GMT+7

Trung Quốc đã thay đổi giọng điệu như thế nào khi nói về chế độ Pol Pot?

aa
Khmer Đỏ bắt đầu chuỗi thảm sát đẫm máu bằng một lời nói dối đối với toàn thể người dân Campuchia.

Quan hệ Trung Quốc - Khmer Đỏ

Mối liên hệ giữa Trung Quốc và Khmer Đỏ vẫn được coi là vấn đề nhạy cảm trong lịch sử Trung Quốc.

Theo Nhân dân nhật báo, từ tháng 6 đến tháng 8/1975, trong khi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã ba lần gặp gỡ Pol Pot và đề nghị không nên tiếp tục thi hành các chính sách đương thời bởi hệ lụy đáng tiếc về sau thì lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông lại tán dương rằng, "Khmer Đỏ đã làm được nhưng điều mà Trung Quốc muốn nhưng không làm được".

Do đó, Pol Pot đã "tự hào" tuyên bố rằng, "các nhà cách mạng trên toàn thế giới đều có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ Campuchia".

Trang Phượng Hoàng (Hồng Kông) mô tả, vào ngày 21/6/1975, tại Trung Nam Hải, Mao Trạch Đông đã gặp gỡ đoàn đại biểu do Pol Pot dẫn đầu.

trung quoc da thay doi giong dieu nhu the nao khi noi ve che do pol pot

Mao Trạch Đông với Pol Pot (giữa) và Ieng Sary vào tháng 6/1975 tại Bắc Kinh. Ảnh: Getty

"Trong cuộc gặp khoảng 1 giờ đồng hồ, Mao Trạch Đông đã trình bày rõ về vấn đề đấu tranh đường lối. Ông nói: "Chúng tôi tán thành với các anh! Kinh nghiệm của các anh nhiều kinh nghiệm hơn chúng tôi. Trung Quốc không có tư cách chỉ trích cách anh, trong 50 năm phạm 10 đường lối sai lầm, có vấn đề thuộc về tính toàn quốc, có vấn đề thuộc về cục bộ...".

Sau khi chế độ diệt chủng của Pol Pot bị đánh đổ, năm 1984, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nói: "Tôi không hiểu vì sao có người muốn loại bỏ Pol Pot? Đúng là ông ta có phạm một số sai lầm trong quá khứ nhưng ông ta đang lãnh đạo cuộc chiến chống Việt Nam..."

Tuy nhiên, đến phiên tòa xét xử Khmer Đỏ diễn ra vào năm 2009, ông Jiang Yu - người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc bấy giờ đã lên tiếng bảo vệ mối quan hệ với chế độ Khmer Đỏ khi nói rằng đây là một phần của mối quan hệ ngoại giao thông thường của Bắc Kinh.

"Từ trước tới nay, Trung Quốc có mối quan hệ hữu nghị và thông thường với chính phủ Campuchia, bao gồm đảng Campuchia dân chủ (tức Khmer Đỏ)", ông Jiang Yu nói.

Năm 2010 khi phiên tòa xét xử Khmer Đỏ thứ hai chuẩn bị diễn ra, Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia Zhang Jinfeng phủ nhận việc Bắc Kinh giúp đỡ Khmer Đỏ thời kỳ trước đây.

"Chính phủ Trung Quốc không bao giờ tham gia hay can thiệp vào chính trị của đảng Campuchia Dân chủ", bà này bao biện, "Trung Quốc không ủng hộ các chính sách sai trái của chế độ này nhưng [Bắc Kinh] cố gắng cung cấp viện trợ lương thực và dụng cụ làm nông".

Cuộc thảm sát vô tiền khoáng hậu

Những năm gần đây, trước sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với chế độ diệt chủng Pol Pot, truyền thông Trung Quốc đã bắt đầu có sự thay đổi khi đăng tải nhiều hơn những bài viết về tội ác tàn bạo của chế độ này.

Báo đảng Trung Quốc Nhân dân nhật báo năm 2010 viết, vào ngày 17/4/1975, Khmer Đỏ lật đổ chính quyền Lon Nol, bắt đầu năm đầu tiên của chính quyền mới nhưng ngày này cũng trở thành ngày mà người dân Campuchia không thể nào quên. Lãnh đạo Khmer Đỏ Saloth Sar đổi tên thành Pol Pot, thực hiện chính sách gọi là "muốn sai bảo dân thì không thể để họ hiểu biết".

Tờ này viết, Pol Pot đã ban hành sắc lệnh đầu tiên: Dùng chiến tranh làm cái cớ để đưa dân cư ra khỏi thành phố.

Quyết định này được đưa ra hai tháng trước khi đội quân Khmer Đỏ tiến vào thành phố nhưng vẫn giữ bí mật với cả những thành viên quan trọng nhất, đồng thời lừa dối tất cả người dân Campuchia rằng, người Mỹ sẽ đánh bom Phnom Penh nên không ai được phép ở lại và không được mang theo hành lý bởi họ chỉ phải rời thành phố khoảng 3 ngày.

Dưới sự cưỡng chế của lính Khmer Đỏ, trong vòng 4 ngày, tất cả người dân Phnom Penh bị buộc phải rời bỏ nhà cửa, từ bỏ tất cả tài sản và trở thành người hoàn toàn trắng tay.

trung quoc da thay doi giong dieu nhu the nao khi noi ve che do pol pot

Lãnh đạo Khmer Đỏ Pol Pot. Ảnh: Reuters

Phnom Penh - nơi được mệnh danh là Paris Phương Đông với dân số 2 triệu người đã trở thành một thành phố trống rỗng chỉ trong vài ngày.

Cũng theo bài viết trên của Nhân dân Nhật báo, chính từ ngày hôm đó, người dân Campuchia bắt đầu bị đẩy vào biển lửa cực kỳ đau đớn.

Tháng 9 cùng năm, toàn bộ cư dân thành thị trên toàn quốc đều bị trục xuất về quê, và hầu hết người Phnom Penh không ngờ được rằng, chuyến đi này thực sự không có đường quay lại.

Trong hành trình này, những người sức khỏe yếu đã phải bỏ mạng trên đường đi, người may mắn vừa đặt chân đến đích thì đã phải bắt đầu những ngày cày cuốc.

Trong chớp mắt, Khmer Đỏ cấm sở hữu tư nhân, không cho phép bán hàng hóa, lưu thông tiền tệ đến cả hình thức trao đổi nguyên thủy - dùng vật đổi vật - cũng không được phép tiến hành. Cuộc đại di cư được Pol Pot thực hiện đã trực tiếp dẫn đến cái chết của hàng trăm ngàn người.

Sau khi lên nắm quyền, Khmer Đỏ đã bắt đầu bốn năm cai trị đẫm máu. Đầu tiên, chính quyền này biến tất cả cư dân thành thị thành nông dân và chia người dân Campuchia thành hai đối tượng "người cũ" và "người mới'.

"Người cũ" là những người đã ở nông thôn trước khi Phnom Penh bị tấn công, chủ yếu là nông dân. "Người mới" là quân nhân, phần tử trí thức, tăng lữ, kỹ sư, thương nhân, cư dân thành thị của chính quyền cũ, cần phải cải tạo.

trung quoc da thay doi giong dieu nhu the nao khi noi ve che do pol pot

Cư dân thành thị bị đẩy về nông thôn "cải tạo".

Thường những người đã phục vụ trong chính quyền Lon Nol, những người bất mãn với chính quyền mới, địa chủ, phú nông hay những người không chủ động rời khỏi Phnom Penh đều bị giết sạch.

Tiếp đó, Khmer Đỏ ra tay với đội ngũ giai cấp, bao gồm người có tài sản, chủ doanh nghiệp, giới tư sản và phần tử trí thức, giáo viên, bác sĩ và các chuyên gia trong các lĩnh vực khác, thậm chí những người đeo kính cũng không được tha, sau đó là đàn áp dân tộc và tôn giáo, biết ngoại ngữ cũng là "tội chết".

Nhân dân Nhật báo cũng viết rằng, dưới thời Pol Pot, tất cả các tín ngưỡng tôn giáo đều bị cấm, mọi nhà thờ, chùa chiền đều bị đóng cửa hoặc bị phá hủy, tăng sư buộc hoàn tục, người theo Hồi giáo buộc phải ăn thịt lợn.

Khmer Đỏ coi tri thức là tội ác nên không lập trường học chính quy, cấm sách, thư tịch, chỉ được phép hát các bài hát, nhảy những điệu nhạc của chính quyền Khmer Đỏ, cấm những bài hát, điệu nhảy truyền thống, cấm truyền bá văn hóa phương Tây.

"Người mới" dưới sự giám sát và kiểm soát của "người cũ", phải nhịn đói lao, xắn tay lao động quần quật, họ bị ép phải học nghề nông, canh tác đất đai và để hoàn thành lượng công việc được giao đúng thời hạn, họ phải làm việc trên đồng mười mấy tiếng đồng hồ vào ban ngày và học tập vào ban đêm.

Theo thống kê không đầy đủ, ít nhất hơn 1 triệu người đã mất mạng trong thời gian này vì kiệt sức, đói, bệnh tật, suy dinh dưỡng.

Trong thời gian 3 năm 8 tháng 20 ngày Pol Pot nắm quyền, tội ác kinh hoàng của Khmer Đỏ là vô tiền khoáng hậu.

Mùa hè năm 1976, Pol Pot chính thức nhậm chức Thủ tướng sau thời gian dài đứng sau hậu trường.

trung quoc da thay doi giong dieu nhu the nao khi noi ve che do pol pot

Một phụ nữ bên thi thể người thân bị Khmer Đỏ giết hại. Ảnh: CNN

Cuối năm đó, Pol Pot lo lắng cho rằng "cơ thể chính quyền Khmer Đỏ sinh bệnh" nên bắt đầu thanh trừng nội bộ với lý do loại bỏ những "thành viên thân Việt Nam, gián điệp Liên Xô, đặc vụ CIA" và thành viên mới trong chính quyền.

Bài viết của báo Trung Quốc nêu con số gần 10.000 người đã bị sát hại chỉ trong một cuộc đàn áp vào năm 1978. Nhà tù khét tiếng S21 trở thành hiện trường tàn khốc nhất, chủ yếu dùng để thẩm vấn, tra tấn và hành quyết những người được cho là đối địch chính quyền Khmer Đỏ. Ước tính có khoảng 20.000 người bị xử tử ở nhà tù này.

Đầu những năm 80 thế kỷ 20, gần 9.000 thi thể đã được phát hiện ở S21 và còn rất nhiều ngôi mộ tập thể khác vẫn chưa được khai quật.

Những nạn nhân này đã bị sát hại vô cùng tàn bạo, Khmer Đỏ vì để tiết kiệm đạn nên đã giết người bằng cánh dùng gậy đánh hoặc chém đầu bằng rìu. Nhiều hộp sọ được tìm thấy đều lưu lại vết nứt bị tác động bởi rìu.

Trong khi đó, cựu Vương Campuchia Sihanouk bị quản thúc tại gia, người thân của ông bị coi là "người mới" và được đưa đi cải tạo.

Đồng thời với vụ thảm sát lớn, người dân Campuchia ở trong trạng thái bế quan tỏa cảng, đất nước bị đóng cửa, các nạn nhân không có đường trốn thoát. Đến cuối năm 1978, chỉ có một vài quốc gia mới có thể trao đổi nhân viên ngoại giao với chính quyền Khmer Đỏ.

Ngày 25/12/1978, quân đội Việt Nam tiến vào Campuchia. Chỉ trong 2 tuần, Khmer Đỏ đã bị đánh bại. Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnom Penh được giải phóng.

Một ngày sau đó, Hội đồng Nhân dân Cách mạng nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia do ông Heng Samrin làm Chủ tịch đã được thành lập, sau này khai sinh ra nước Cộng hòa nhân dân Campuchia.

Thời kỳ chính quyền Khmer Đỏ chấm dứt. Sau đó, đội quân này rút về vùng núi tây bắc và tây nam Campuchia, xây dựng căn cứ và tổ chức các cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức.

Thủy Thu

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 04/7, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...

Đọc nhiều

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Ngày 07/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari. Đây là phần thưởng nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước.
Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè 2025, 31 em học sinh Mỹ tham gia chương trình tình nguyện quốc tế đã góp sức xây dựng 6 căn nhà nhân ái dành tặng người dân Quảng Ngãi. Việc làm của các em không chỉ để lại dấu ấn đẹp tại địa phương mà còn góp phần thiết thực vun đắp tình hữu nghị Việt - Mỹ.
Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan

Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan

Ngày 06/7, Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan tổ chức Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan khóa IV, nhiệm kỳ 2025-2028. Đại hội đề ra phương hướng phát triển nhiệm kỳ mới, tập trung vào việc phát huy vai trò và sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan, tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động giao lưu, học thuật và hỗ trợ sinh viên, nghiên cứu sinh trong việc học tập và hội nhập quốc tế.
Tổ chức tha người được đặc xá đợt 2 năm 2025 vào ngày 01/9

Tổ chức tha người được đặc xá đợt 2 năm 2025 vào ngày 01/9

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá vừa ký Hướng dẫn 94/HD-HĐTVĐX về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1244/2025/QĐ-CTN ngày 03/7/2025 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2025 (đợt 2). Hướng dẫn nêu rõ việc tổ chức tha người được đặc xá vào ngày 01/9/2025.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Vào lúc 17 giờ 00 phút ngày 8/7, cán bộ, chiến sĩ Trạm 535 thuộc Trung đoàn 351, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với các lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn xã Phú Trạch, tỉnh Quảng Trị đã khống chế hoàn toàn đám cháy rừng, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Ngày 07/7, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm và đoàn công tác đã đến tỉnh Hủa Phăn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và Lào; thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và khảo sát khu đất dự kiến xây dựng trụ sở mới cho đơn vị.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động