Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
13:21 | 18/12/2017 GMT+7

Trong nước không chiến sự, quân đội TQ "luyện binh" ở nước ngoài bằng cách nào?

aa
Quân đội Trung Quốc "khoe cơ bắp" ở Djibouti, trong bối cảnh kinh nghiệm thực chiến được nước này tích lũy gần 30 năm nhờ các chiến dịch gìn giữa hòa bình của Liên hợp quốc.

Trung Quốc củng cố lợi ích tại nước ngoài

Những phát súng đầu tiên của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tại cơ sở quân sự của nước này ở Djibouti vào hai tháng trước được coi là hồi chuông cảnh báo thế giới, rằng các lợi ích gia tăng của Bắc Kinh tại nước ngoài sẽ được gìn giữ bởi một đội quân hùng mạnh.

Các nguồn tin trong giới quân sự nói với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) rằng Djibouti sẽ không phải là căn cứ duy nhất mà Trung Quốc đặt tại hải ngoại. Bắc Kinh có kế hoạch khai thác khả năng mở thêm các cứ điểm quân sự tại châu Phi, Trung Đông và những nơi khác nhằm bảo vệ lợi ích mở rộng của họ trong khu vực Ấn Độ Dương.

Nguồn tin yêu cầu ẩn danh trong PLA tiết lộ, "Trung Quốc cần thêm các căn cứ quân sự ở nước ngoài, bởi lợi ích quốc gia mở rộng cùng đang bị thách thức bởi một số nước và các lực lượng vũ trang bản địa".

"Djibouti là địa điểm huấn luyện lý tưởng để kiểm nghiệm khả năng xử lý các loại vũ khí và thực thi nhiệm vụ của PLA trong điều kiện nóng, ẩm và độ mặn cao của lục địa châu Phi - nơi nhiệt độ thường lên tới trên 40 độ C."

Các binh sĩ PLA đã tổ chức ít nhất hai cuộc tập trận bắn đạn thật ở sa mạc Djibouti từ hôm 22/9, nhằm "tìm hiểu mô hình huấn luyện mới cho các trại lính Trung Quốc tại nước ngoài" - theo lời chỉ huy căn cứ Djibouti Liang Yang.

"Các cuộc tập trận bắn đạn thật ở Djibouti chắc chắn sẽ tăng cường khả năng phản ứng nhanh của PLA trước thách thức từ các nước đối thủ và các lực lượng vũ trang có thể gây tổn hại lợi ích quốc gia đang tăng dần của Trung Quốc ở châu Phi và Trung Đông," chuyên gia quân sự Lý Kiệt ở Bắc Kinh nói với SCMP.

Nguồn tin trong giới quân sự cũng hé lộ với SCMP rằng Trung Quốc có kế hoạch tăng gấp 5 lần quy mô lực lượng lính thủy đánh bộ của nước này lên con số 100.000 quân nhân, trong đó một phần có thể được triển khai ở Djibouti.

Truyền thông Trung Quốc ước lượng căn cứ Djibouti - nằm ở vị trí chiến lược của cửa ngõ Hồng Hải, gần kênh đào Suez kết nối Á-Âu - cho phép đồn trú tới 10.000 lính. Hiện chưa có số liệu chính thức về quân số Trung Quốc đóng tại đây.

Để thuê căn cứ này trong 10 năm, Bắc Kinh đang phải chi trả mức giá 20 triệu USD/năm. Ngoài ra, Djibouti còn cho Mỹ, Nhật Bản và Pháp thuê các căn cứ ở nước này.

trong nuoc khong chien su quan doi tq luyen binh o nuoc ngoai bang cach nao

Lính gìn giữ hòa bình Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Mali tháng 11/2017 (Ảnh: Handout)

Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ - Nơi Trung Quốc "luyện binh"?

Bắc Kinh khẳng định căn cứ đầu tiên của họ tại châu Phi chỉ là "một trạm tiếp tế hậu cần" để hỗ trợ nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của LHQ, các chiến dịch chống cướp biển ở Vịnh Aden và ngoài khơi Somalia, và các nỗ lực cứu trợ nhân đạo.

Các hoạt động trên được PLA định nghĩa là "chiến dịch quân sự phi chiến tranh" (MOOTW) và được tận dụng để gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh ở nước ngoài. Những chiến dịch gìn giữ hòa bình được coi là cánh cửa để quảng bá sức mạnh quân sự ngày càng tăng và cả quyền lực mềm của Trung Quốc.

Trung Quốc thiết lập lực lượng dự phòng gìn giữ hòa bình LHQ lên tới 8.000 người - quy mô lớn nhất của một lực lượng MOOTW trên thế giới, để thực hiện cam kết của chủ tịch Tập Cận Bình trước Đại hội đồng LHQ năm 2015. Ông Tập còn hứa viện trợ quân sự 100 triệu USD cho nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Phi (AU) và cam kết đóng góp 1 tỉ USD cho quỹ phát triển và hòa bình chung Trung Quốc-LHQ trong 10 năm.

Đại tá Zhou Bo, giám đốc trung tâm hợp tác an ninh, thuộc Phòng hợp tác quân sự quốc tế Bộ quốc phòng Trung Quốc, trả lời SCMP rằng gìn giữ hòa bình là một trong những trách nhiệm mà Trung Quốc gánh vác trong vai trò thành viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ. Do phải tuân thủ mệnh lệnh của LHQ, lực lượng Trung Quốc không thể tùy ý đi đến bất cứ đâu, đồng nghĩa không để bảo vệ trực tiếp các doanh nghiệp của nước này đang hoạt động ở châu Phi.

Ông Zhou, người trực tiếp lãnh đạo lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc, cho biết sứ mệnh chung cũng giúp thúc đẩy khả năng tác chiến của quân đội.

"Ngày nay, nguy cơ Trung Quốc bị xâm lược là rất nhỏ, nhưng các chiến dịch gìn giữ hòa bình cho phép binh sĩ Trung Quốc học hỏi và trải nghiệm thực tế cách thức xử lý những thách thức ngặt nghèo mà họ có thể gặp phải tại quê nhà," ông Zhou Bo nói.

"Nhằm xây dựng một đội quân 'hướng ngoại', [PLA] cần thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản: 1. Bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài; 2. Đảm đương thêm các trách nhiệm quốc tế. Do đó, đưa lực lượng ra nước ngoài tham gia [nhiệm vụ gìn giữ hòa bình] là sự huấn luyện hữu hiệu, hoàn toàn khác với các cuộc tập trận vẫn tiến hành trong nước."

Chuyên gia Lý Kiệt gọi nhiệm vụ gìn giữ hòa bình là một phần phản ánh sức mạnh Trung Quốc, bên cạnh kế hoạch trở thành một thế lực hàng hải, cũng như việc ông Tập Cận Bình khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc vươn ra toàn cầu và thúc đẩy thương mại bằng sáng kiến "Vành đai và Con đường".

"Vai trò lớn hơn của Trung Quốc trong các chiến dịch gìn giữ hòa bình là dấu hiệu về khả năng Bắc Kinh bảo vệ được tầm ảnh hưởng toàn cầu của mình," ông Lý nói. "Nhiệm vụ gìn giữ hòa bình đã trở thành một thương hiệu của Trung Quốc, tương tự với vai trò của Bắc Kinh trong sáng kiến 'Vành đai và Con đường' hay Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), đã thể hiện quyền lực cứng và mềm của Trung Quốc."

Trung Quốc hiện là nước đóng góp nhiều thứ hai cho ngân sách gìn giữ hòa bình LHQ hồi năm ngoái, sau Mỹ, và có lực lượng tham gia 9 chiến dịch gìn giữ của LHQ.

trong nuoc khong chien su quan doi tq luyen binh o nuoc ngoai bang cach nao

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tổng thống Djibouti Ismail Omar Guelleh tại Bắc Kinh, tháng 11/2017 (Ảnh: Kyodo)

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Zhou Chenming cho rằng chính sách không can thiệp và các mục tiêu thương mại thuần túy ở châu Phi đã giúp Trung Quốc thu hút thêm bạn bè trong nhóm nước đang phát triển - đồng thời là các thị trường xuất khẩu hàng giá rẻ lý tưởng.

"Khi lợi ích quốc gia ở nước ngoài mở rộng đến một quy mô nào đó, giống như của Trung Quốc... thì cần nỗ lực bằng mọi giá để bảo vệ lợi ích đó," ông Zhou nói. "Cách hành xử này không gọi là xâm phạm, mà là tự vệ."

"Mục tiêu của Trung Quốc rất đơn giản và rõ ràng. Chúng tôi chỉ muốn kiếm tiền."

Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Phi đạt 92 tỉ USD vào năm 2016, trong khi nhập khẩu hàng hóa từ lục địa này chỉ đạt 60 tỉ USD.

Trung Quốc tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ đầu tiên vào năm 1990 và đưa nhóm tác chiến đầu tiên tới Mali vào năm 2013. Khoảng 36.000 lính Trung Quốc đã phục vụ trong các sứ mệnh gìn giữ của LHQ 27 năm qua, 17 người đã thiệt mạng.

Đội bay Trung Quốc tuần tra quanh đảo Đài Loan

Hải Võ

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 5/4, không khí lạnh tăng cường về miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, lệch đông, chủ yếu gây mưa, trời chỉ lạnh về đêm.
Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 7/4/2025

Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 7/4/2025

Trong ngày 7/4/2025 những con số này có thể tiếp thêm năng lượng cho các cung hoàng đạo tiến hành công việc tốt đẹp hơn.
Thay đổi trong chấm thi tốt nghiệp THPT 2025

Thay đổi trong chấm thi tốt nghiệp THPT 2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ có sự điều chỉnh trong công tác chấm thi dựa theo những thay đổi trong cấu trúc đề thi được quy định trong văn bản của Bộ GDĐT.
Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 6/4/2025

Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 6/4/2025

Hé lộ số may mắn ngày 6/4/2025 của 12 cung hoàng đạo trong công việc giúp bạn tự tin chủ động hơn.

Đọc nhiều

Thủ tướng: Hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

Thủ tướng: Hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục xúc tiến các cuộc trao đổi, tiếp xúc với phía Hoa Kỳ trên tất cả các cấp, các kênh, giải quyết các quan tâm từ phía Hoa Kỳ, trên tinh thần hai bên cùng có lợi.
Trình Quốc hội xem xét sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh

Trình Quốc hội xem xét sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Đây là kỳ họp quan trọng sẽ xem xét, quyết định sửa đổi Hiến pháp và các vấn đề liên quan đến sáp nhập đơn vị cấp tỉnh. Kỳ họp sẽ khai mạc ngày 5/5 và dự kiến bế mạc sáng 28/6. Thời điểm khai mạc kỳ họp lần này sớm hơn nửa tháng so với thông lệ.
Thủ tướng Tây Ban Nha thăm Việt Nam từ ngày 8 đến 10/4

Thủ tướng Tây Ban Nha thăm Việt Nam từ ngày 8 đến 10/4

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8 đến ngày 10/4. Chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính.
Công an Việt Nam sẻ chia nhu yếu phẩm, giúp đỡ người dân Myanmar

Công an Việt Nam sẻ chia nhu yếu phẩm, giúp đỡ người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện hoạt động cứu trợ tại thủ đô Naypyidaw (Myanmar), đoàn cứu nạn của Bộ Công an Việt Nam đã chia sẻ nhu yếu phẩm, hỗ trợ người dân địa phương sau trận động đất ngày 28/3.
Hải quân Việt Nam - Thái Lan: Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề trên biển

Hải quân Việt Nam - Thái Lan: Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề trên biển

Từ ngày 2-6/4, tàu H.T.M.S NARRESUAN (FFG-421) cùng đoàn công tác Vùng 1 Hải quân Hoàng gia Thái Lan do Phó Đô đốc Arpa Chapanont, Tư lệnh Vùng 1 Hải quân Hoàng gia Thái Lan làm trưởng đoàn, đã thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân (TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang).
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Ngày 1 và 2/4, đoàn kiểm tra Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Vùng làm trưởng đoàn đến kiểm tra tháng đầu huấn luyện tại các đơn vị trực thuộc Vùng đóng quân trên địa bàn TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Sáng 2/4, các Biên đội tàu 263, 261 (thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (tỉnh Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với các Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Phiên bản di động