Toyota sẽ phát triển như thế nào khi chuỗi cung ứng ngày càng thiếu hụt
Dòng xe ô tô hybrid của Toyota |
Sau cuộc thảm họa đã cắt đứt chuỗi cung ứng của Toyota vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới nhận ra rằng thời gian sản xuất các chất bán dẫn là quá lâu để đối phó với những thảm họa thiên tai.
Đó là lý do tại sao Toyota đưa ra “kế hoạch liên tục kinh doanh (BCP)” yêu cầu các nhà cung cấp tích trữ lượng chip từ hai đến sáu tháng cho nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, tùy thuộc vào thời gian từ khi đặt hàng đến khi giao hàng. Và đó là lý do tại sao Toyota cho đến nay hầu như không bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu sau khi nhu cầu hàng điện tăng cao do đại dịch Covid-19, điều đó khiến nhiều nhà sản xuất ô tô đối thủ phải tạm ngừng sản xuất.
Một người quen với Harman International, công ty chuyên về hệ thống âm thanh, màn hình và công nghệ hỗ trợ lái xe cho biết: “Toyota là nhà sản xuất ô tô duy nhất được trang bị thích hợp để đối phó với tình trạng thiếu chip. Tháng trước, Toyota đã gây bất ngờ cho các đối thủ và nhà đầu tư khi cho biết sản lượng của hãng sẽ không bị gián đoạn đáng kể bởi tình trạng thiếu chip ngay cả khi Volkswagen, General Motors, Ford, Honda và Stellantis đã buộc phải chậm lại hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất. Trong khi đó, Toyota đã tăng sản lượng xe cho tháng này và nâng dự báo lợi nhuận cả năm lên 54%.
GIẢI PHÁP LEAN truyền thống
Nguồn tin thân cận với Harman cho biết công ty, một bộ phận của Samsung Electronics của Hàn Quốc, đang gặp phải tình trạng thiếu bộ xử lý trung tâm (CPU) và mạch tích hợp quản lý điện năng vào đầu tháng 11 năm ngoái. Nguồn tin cho biết, mặc dù Harman không sản xuất chip nhưng do có hợp đồng liên tục với Toyota, họ có nghĩa vụ ưu tiên cho nhà sản xuất ô tô và đảm bảo họ có đủ chất bán dẫn để duy trì nguồn cung cấp cho các hệ thống kỹ thuật số của mình trong bốn tháng hoặc hơn.
Loại chip đang đặc biệt thiếu hụt nguồn cung cấp hiện nay là các bộ vi điều khiển (MCU) điều khiển một loạt các chức năng như phanh, tăng tốc, lái, đánh lửa, đốt cháy, đồng hồ đo áp suất lốp và cảm biến mưa. Tuy nhiên, Toyota đã thay đổi cách mua MCU và các vi mạch khác sau trận động đất năm 2011 gây ra sóng thần khiến hơn 22.000 người thiệt mạng và gây ra sự cố chết người tại nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima. Sau trận động đất, Toyota ước tính việc mua sắm hơn 1.200 bộ phận và vật liệu có thể bị ảnh hưởng và họ đã đưa ra danh sách 500 mặt hàng ưu tiên cần nguồn cung cấp bảo đảm trong tương lai, bao gồm cả chất bán dẫn do nhà cung cấp chip chủ chốt của Nhật Bản là Renesas Electronics sản xuất.
Hậu quả của thảm họa nghiêm trọng đến mức Toyota phải mất sáu tháng để hoạt động sản xuất ở nước ngoài có thể trở lại bình thường, điều này đã xảy ra tại Nhật Bản trước đó hai tháng.
Đó là một cú sốc lớn đối với hệ thống hoạt động của Toyota bởi vì cả quy trình từ nhà cung cấp đến nhà máy đến dây chuyền lắp ráp - cũng như hàng tồn kho tinh gọn - là yếu tố khiến Toyota nổi lên như một công ty dẫn đầu ngành về sự hiệu quả và chất lượng. Vào thời điểm mà rủi ro chuỗi cung ứng hiện đang là trung tâm trong hầu hết các ngành, động thái này cho thấy Toyota đã sẵn sàng đưa ra bộ quy tắc của riêng mình đề cập đến vấn đề chất bán dẫn, và họ đang gặt hái được nhiều thành quả.
Người phát ngôn của Toyota cho biết một trong những mục tiêu của chiến lược hàng tồn kho tinh gọn là phải trở nên “nhạy cảm với” sự kém hiệu quả và rủi ro trong chuỗi cung ứng, xác định nhwunxg diểm quan trong có khả năng gây hại nhất và tìm cách để tránh chúng.
Lean: Sản xuất tinh gọn là tổ hợp các phương pháp, hiện đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trên khắp thế giới, nhằm loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý trong quá trình sản xuất, để có chi phí thấp hơn và tính cạnh tranh cao hơn đối thủ của người sản xuất. |
KHÔNG HỘP ĐEN
Các nguồn tin cho biết Toyota thanh toán cho các nhà cung cấp chip về thỏa thuận tích trữ bằng cách trả lại một phần chi phí cắt giảm mà họ yêu cầu hàng năm trong suốt vòng đời của bất kỳ mẫu xe ô tô nào.
Tồn kho chip được tích trữ cho Toyota bởi các nhà cung cấp linh kiện như Denso, thuộc sở hữu một phần của Tập đoàn Toyota, các nhà sản xuất chip như Renesas và Taiwan Semiconductor Manufacturing, và các nhà kinh doanh chip .
Các nguồn tin cho biết mặc dù có nhiều loại MCU khác nhau, nhưng nguồn cung đang thiếu hụt hiện nay không phải là chip tiên tiến mà là chip chủ đạo hơn với các chất bán dẫn từ 28 đến 40 nanomet.
Kế hoạch liên tục kinh doanh của Toyota đối với chip cũng đã giúp hãng này tránh khỏi tác động của các thảm họa thiên nhiên ngày càng trầm trọng do sự biến đổi khí hậu, chẳng hạn như mưa bão thường gây ra lũ lụt và lở đất trên khắp Nhật Bản, bao gồm cả trung tâm sản xuất vùng Kyushu phía nam, nơi Renesas cũng sản xuất chip.
Một trong những nguồn liên quan đến việc cung cấp chất bán dẫn cho biết Toyota và các chi nhánh con đã trở nên “sợ rủi ro và nhạy cảm hơn” với tác động của biến đổi khí hậu. Nhưng thảm họa tự nhiên không phải là mối đe dọa duy nhất.
Các nhà sản xuất ô tô lo ngại sẽ có nhiều gián đoạn hơn đối với nguồn cung chip vì nhu cầu tăng cao khi ô tô trở nên hiện đại hơn, cũng như sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất chip từ các nhà sản xuất điện thoại thông minh, máy tính, máy bay đến robot công nghiệp.
Các nguồn tin cho biết Toyota có một lợi thế khác so với một số đối thủ nhờ chính sách lâu đời đảm bảo họ hiểu tất cả các công nghệ được sử dụng trên xe hơi của mình, thay vì dựa vào các nhà cung cấp để cung cấp “hộp đen”.
“Cách tiếp cận cơ bản này khiến chúng tôi trở nên khác biệt”một kỹ sư của Toyota cho biết.
“Từ những nguyên nhân gây ra sai sót trong chất bán dẫn đến các chi tiết về quy trình sản xuất như loại khí, hóa chất bạn sử dụng hoạt động, chúng tôi hiểu rõ công nghệ từ trong ra ngoài. Đó là một cấp độ kiến thức khác mà bạn không thể có được nếu chỉ mua những công nghệ từ bên ngoài. "
ĐÁNH MẤT SỰ VỮNG VÀNG?
Đã có một sự bùng nổ trong việc sử dụng chất bán dẫn và công nghệ kỹ thuật số của các nhà sản xuất ô tô trong thế kỷ này nhờ sự gia tăng của các loại xe hybrid và xe chạy hoàn toàn bằng điện, cũng như các chức năng lái xe tự động và các tính năng được kết nối.
Những đổi mới đó đòi hỏi nhiều sự tính toán hơn và một phần sử dụng một loại chất bán dẫn mới được gọi là “hệ thống trên một vi mạch”(SOC), có thể hiểu là kết hợp nhiều CPU trên một bảng logic.
Công nghệ đó quá mới và chuyên biệt khiến nhiều nhà sản xuất ô tô đã giao nó cho các nhà cung cấp phụ tùng lớn để quản lý rủi ro.
Tuy nhiên, để phù hợp với cách tiếp cận “không hộp đen” của mình, Toyota đã phát triển sự hiểu biết chuyên sâu về chất bán dẫn để chuẩn bị cho sự ra mắt của mẫu xe hybrid Prius thành công vào năm 1997.
Nhiều năm trước, Toyota đã chiêu mộ nhiều kỹ sữ tài năng từ ngành công nghiệp chip và mở một nhà máy bán dẫn vào năm 1989 để giúp thiết kế và sản xuất MCU sử dụng để điều khiển hệ thống truyền lực của Prius.
Toyota đã thiết kế và sản xuất MCU của riêng mình và các chip khác trong ba thập kỷ cho đến khi chuyển nhà máy sản xuất chip cho Denso vào năm 2019 để củng cố hoạt động của nhà cung cấp.
Nỗ lực ban đầu của Toyota nhằm phát triển sự hiểu biết sâu sắc về quy trình sản xuất và thiết kế chất bán dẫn là lý do chính khiến họ không bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt chip, bên cạnh các hợp đồng liên tục.
Tuy nhiên, một số các nguồn tin cho biết Toyota cuối cùng đã sẵn sàng từ bỏ cách tiếp cận “không hộp đen” liên quan đến thương vụ Denso, mặc dù nhà cung cấp này là một phần của Tập đoàn Toyota.
Toyota giới thiệu tới 6 phiên bản Vios 2021, giá cao nhất 628 triệu đồng Toyota Việt Nam (TMV) vừa giới thiệu Vios 2021 với những cải tiến vượt trội về thiết kế và thêm phiên bản thể thao. Vios mới sẽ chính thức có mặt tại hệ thống đại lý Toyota trên toàn quốc từ ngày 23/02/2021. |
Toyota Việt Nam ghi nhận kết quả ấn tượng trọng năm 2020 Toyota Việt Nam đã không ngừng nỗ lực và đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần vào sự phát triển chung của thị trường và ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. |
Toyota trang bị gói an toàn Safety Sense cho Vios 2021 Toyota Vios 2021 vừa được ra mắt tại Malaysia, đáng chú ý mẫu sedan ăn khách này đã được trang bị gói an toàn Toyota Safety Sense (TSS). |