e magazine
Tổng Giám đốc Honda Việt Nam: Để đạt "Mục tiêu kép" không thể thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ

09:00 | 02/09/2021

Dịch bệnh Covid-19 ngày càng có những ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt trong đời sống - xã hội, thay đổi để thích nghi là điều tất yếu giúp doanh nghiệp có thể trụ vững và Công ty Honda Việt Nam là một trong những đơn vị tiên phong. Tuy nhiên vẫn có nhiều khó khăn không nhỏ trong quá trình hoạt động.

Tổng Giám đốc Honda Việt Nam: Để đạt "Mục tiêu kép" không thể thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ

Dịch bệnh Covid-19 ngày càng có những ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt trong đời sống - xã hội, thay đổi để thích nghi là điều tất yếu giúp doanh nghiệp có thể trụ vững và Công ty Honda Việt Nam là một trong những đơn vị tiên phong. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn không nhỏ cần có thêm sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam.

Theo báo cáo hoạt động của Công ty Honda Việt Nam, doanh số bán xe máy trong tháng 7/2021 đạt 115.598 xe, giảm 22,9% so với tháng trước và giảm 40,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cùng với đó, doanh số bán xe ô tô tháng 7/2021 đạt 1.257 xe, giảm 18,9% so với tháng trước, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, CR-V với 723 xe bán ra, chiếm 57,5% tổng doanh số bán ô tô trong tháng.

Đây được coi là con số khả quan. Tuy nhiên, trong tháng 8/2021, Honda Việt Nam cũng gặp phải khó khăn nhiều hơn khi dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và thêm nhiều tỉnh/thành phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội.

Tạp chí Thời Đại đã có buổi phỏng vấn với ông Daiki Mihara, Tổng Giám đốc Công ty Honda Việt Nam về những giải pháp "vượt khó" trong thời gian tới.

Nhiều thách thức đặt ra khi dịch bệnh xuất hiện

- Xin ông cho biết Honda Việt Nam đã bị ảnh hưởng như thế nào khi dịch COVID-19 bùng phát?

- Có thể nói, dịch bệnh COVID-19 đã có những tác động đến hoạt động sản xuất của Công ty. Do đó, Honda Việt Nam đã phải điều chỉnh phương án sản xuất và sắp xếp nhân lực để phù hợp với tình hình dịch bệnh, tình hình doanh số bán hàng và tồn kho hiện có.

Cùng với đó, dịch bệnh cũng có những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của hệ thống các cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda ủy nhiệm (HEAD) và các nhà phân phối xe ô tô Honda (nhà phân phối) nói chung và hoạt động phục vụ khách hàng của Honda Việt Nam thông qua hệ thống HEAD/nhà phân phối (đối tác) nói riêng. Nhằm thực hiện theo hướng dẫn phòng chống dịch của Ban chỉ đạo phòng chống dịch tại từng tỉnh, các bộ phận quản lý hoạt động HEAD/nhà phân phối đã không thể tới thị trường để hỗ trợ HEAD/Nhà Phân phối trong suốt thời gian qua.

Đồng thời, rất nhiều đối tác của chúng tôi đã phải tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động chỉ với số lượng nhân lực hạn chế. Bên cạnh đó, do yêu cầu giãn cách xã hội với một số tỉnh/thành, khách hàng không thể đến HEAD/nhà phân phối để tham khảo và mua xe trực tiếp, các nhân viên bán hàng phải chuyển đổi hình thức từ bán xe trực tiếp sang bán xe gián tiếp (online) qua điện thoại/mạng xã hội; ngoài ra, các sự kiện thu hút khách hàng quan tâm đến các mẫu xe của Công ty cũng không được tổ chức, phần nào gây những trở ngại nhất định tới việc kinh doanh nói chung.

Một mảng khác của công ty này cũng bị ảnh hưởng nặng nề là vận chuyển và quản lý chuỗi cung ứng. với một số tỉnh/thành hạn chế đi lại, việc vận chuyển xe đến HEAD/nhà phân phối mất thêm nhiều thời gian chờ đợi, chi phí di chuyển và nhân công cũng tăng lên để đáp ứng yêu cầu xét nghiệm 3 ngày/lần.

- Để duy trì sản xuất kinh doanh, quý công ty đã phải thay đổi những gì?

- Nhằm đảm bảo duy trì sản xuất kinh doanh, bên cạnh các biện pháp bảo vệ an toàn cho sức khỏe của nhân viên, Honda Việt Nam đã có những biện pháp kịp thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đầu tiên là việc điều chỉnh phương án sản xuất và sắp xếp nhân lực để phù hợp với tình hình dịch bệnh, tình hình doanh số bán hàng và tồn kho hiện có.

Đối với hoạt động kinh doanh, thay vì trực tiếp đến hỗ trợ và thúc đẩy bán hàng tại HEAD/nhà phân phối, các bộ phận quản lý hoạt động HEAD/nhà phân phối đã thay đổi sang hình thức làm việc trực tuyến (qua điện thoại, hoặc họp trực tuyến) với các HEAD/nhà phân phối. Từ đó cập nhật thường xuyên tình hình thị trường, doanh số bán hàng và có những biện pháp kịp thời nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng trong mùa dịch.

Honda Việt Nam và hành trình “vượt sóng” do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Tận dụng Công nghệ để Vượt qua khó khăn và hướng tới tương lai

- Theo ông, điều gì là mấu chốt để công ty có thể vượt qua khó khăn?

- Việc đầu tiên Honda Việt Nam làm là điều chỉnh phương án sản xuất và bố trí nhân lực hợp lý để đáp ứng linh hoạt với nhu cầu thị trường. Với tình hình thị trường biến động từng ngày dưới tác động của dịch bệnh, những chiến lược, định hướng kinh doanh linh hoạt và sự chung tay sát cánh là chìa khóa giúp Hond Việt Nam và các đối tác vượt qua khó khăn. Thay vì lập kế hoạch và thực hiện trong dài hạn, Honda Việt Nam liên tục cập nhật thông tin thị trường, chính sách phòng chống dịch của từng địa phương và đặc biệt là tình hình hoạt động, những khó khăn đang gặp phải của các HEAD/Nhà phân phối để kịp thời điều chỉnh và hỗ trợ hợp lý.

Thêm vào đó, chúng tôi và các đối tác cũng luôn theo sát và có những chương trình hỗ trợ nhu cầu Khách hàng và chăm sóc Khách hàng trong diễn biến dịch bệnh phức tạp như: bán xe trên các nền tảng trực tuyến, giao xe tận nhà, khuyến mại/tặng quà cho Khách hàng mua xe, hỗ trợ hoạt động chống dịch tại các địa phương, …

Đối với việc áp dụng công nghệ, trong thời gian không thể tới thị trường để hỗ trợ HEAD/nhà phân phối do tác động của dịch bệnh, các bộ phận quản lý hoạt động HEAD/nhà phân phối đã tăng cường thực hiện trao đổi thông tin, hỗ trợ hoạt động cho các HEAD/nhà phân phối thông qua các kênh liên lạc trực tuyến. Mặc dù mới đầu có những hạn chế nhất định so với việc gặp mặt trực tiếp, tuy nhiên việc áp dụng công nghệ trong hoạt động hàng ngày đã giúp được nhiều tiết kiệm thời gian, đảm bảo thông tin được cập nhật liên tục và hỗ trợ kịp thời giữa Honda Việt Nam và các HEAD/nhà phân phối.

Về phía HEAD/nhà phân phối, chúng tôi cũng khuyến khích và hướng dẫn các HEAD/nhà phân phối áp dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh và chăm sóc Khách hàng, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh, tại nhiều nơi, khách hàng không thể đến HEAD/Nhà phân phối để tham khảo và mua xe trực tiếp như: sử dụng các nền tảng trực tuyến trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm, bán hàng, thanh toán,…

Những phương pháp kể trên đã thực sự giúp các đối tác của chúng tôi thành cầu nối giữa Honda Việt Nam và khách hàng. Điều này giúp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, không hạn chế khoảng cách và đặc biệt là tiết kiệm chi phí hơn.

Tổng Giám đốc Honda Việt Nam: Để đạt "Mục tiêu kép" không thể thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ

- Tình hình dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn, công ty đã có kế hoạch gì để vừa phòng chống dịch an toàn vừa đảm bảo sản xuất, kinh doanh?

- Trước những diễn biến mới của dịch bệnh, Honda Việt Nam đã chủ động triển khai nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Cụ thể, hạn chế tập trung, tiếp xúc đông người theo quy định của Chính phủ; Cấm các chuyến đi công tác nước ngoài và hạn chế các chuyến công tác trong nước cần sử dụng máy bay và lưu trú tại khách sạn; nhân viên chủ động khai báo khi đón tiếp người thân và bạn bè đến từ vùng dịch; các nhân viên đeo khẩu trang mọi lúc, mọi nơi để tránh phát tán, lây nhiễm dịch bệnh; khuyến khích nhân viên đang sinh sống tại khu vực có dịch bệnh làm việc tại nhà.

Honda Việt Nam cũng thường xuyên cập nhật thông tin về dịch bệnh; phát khẩu trang và nước rửa tay sát khuẩn miễn phí; xây dựng các quy định nhằm hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm; tăng cường kiểm tra sức khỏe, đo thân nhiệt cho nhân viên, đồng thời tuyệt đối tuân thủ các quy định và hướng dẫn về phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền khác.

Đồng thời, chúng tôi cũng thực hiện chiến dịch tiêm vaccine phòng dịch bệnh cho nhân viên. Theo đó, với sự hỗ trợ của Chính phủ và Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Hà Nam, từ tháng 6/2021, với số lượng vaccine được phân bổ, Honda Việt Nam đã triển khai tiêm cho nhân viên nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn trước tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp với tình trạng lây lan trong các khu công nghiệp và cộng đồng.

Honda Việt Nam mong muốn sớm được hỗ trợ phân bổ thêm vaccine và tiêm phòng cho toàn bộ nhân viên của công ty để ổn định sản xuất kinh doanh, thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ là "vừa phòng chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế - xã hội".

Tổng Giám đốc Honda Việt Nam: Để đạt "Mục tiêu kép" không thể thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ

Cần Bổ sung thêm cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp

- Công ty có kiến nghị gì để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp ở thời điểm này?

- Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp đã và đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng như sự sụt giảm nhu cầu mua hàng, sản xuất bị gián đoạn và đình trệ. Vì vậy, bên cạnh nỗ lực giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh từ phía doanh nghiệp, chúng tôi mong muốn Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn.

Đầu tiên cần xem xét và ban hành chính sách để đảm bảo nguồn cung ứng phụ tùng, nguyên liệu phục vụ sản xuất và hàng hóa đến các đại lý không bị đứt gãy, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất, nhà cung cấp phụ tùng duy trì sản xuất (Hỗ trợ tiên vaccine cho nhân viên, thủ tục thuận lợi cho các chuyên gia nước ngoài được nhập cảnh và nhân viên đi làm qua các vùng dịch…).

Tạo điều kiện để các nhà vận tải được cấp luồng xanh cho xe vận chuyển. Có hình thức kiểm soát nhanh, thông thoáng để xe tải đã được cấp luồng xanh lưu thông vận chuyển phụ tùng, hàng hóa mà không bị ùn tắc hoặc gây phiền hà.

Ngoài ra, cần ban hành chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh cho ngành sản xuất ô tô, xe máy nói riêng như: Giảm 50% lệ phí trước bạ để thúc đẩy nhu cầu mua xe ô tô và xe máy của người dân, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh của doanh nghiệp; giảm tiêu chuẩn sản lượng sản xuất, lắp ráp ô tô của năm 2021 trong phạm vi Chương trình “Ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô để sản xuất lắp ráp ô tô trong nước” (Theo Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/05/2020) bằng với sản lượng quy định của năm 2020.

Đồng thời, chúng tôi mong muốn Chính phủ gia hạn nộp Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng linh kiện phụ tùng, doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối và bảo hành bảo dưỡng. Giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng, bộ phận phụ trợ cho ô tô, xe máy; doanh nghiệp bán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, xe máy, phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô, xe máy; doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, lĩnh vực dịch vụ phân phối và bảo hành bảo dưỡng.

- Xin cảm ơn ông vì những trao đổi này!

Thực hiện: Bình An

Đồ họa: Tào Đạt

* BÀI VIẾT THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 84/NQ-CP NGÀY 29/5/2020 CỦA CHÍNH PHỦ

Bình An - Tào Đạt

Tin bài liên quan

Cùng hành động vì một thế giới khỏe mạnh

Cùng hành động vì một thế giới khỏe mạnh

Nhân Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi các nước tiếp tục rút kinh nghiệm từ đại dịch Covid-19, nỗ lực xây dựng một thế giới công bằng và lành mạnh hơn. Bức tranh y tế toàn cầu thời gian qua ghi nhận những gam màu sáng với việc kiểm soát thành công một số dịch bệnh nguy hiểm.
Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học dẫn đầu trong khu vực

Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học dẫn đầu trong khu vực

Ngày 28/12, tại TP Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam - đơn vị thường trực Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970 - phối hợp Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) tổ chức Diễn đàn “Thực trạng sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam và giải pháp phát triển bền vững”.
WHO: Các nước tăng cường giám sát và các biện pháp phòng ngừa virus SARS-COV-2

WHO: Các nước tăng cường giám sát và các biện pháp phòng ngừa virus SARS-COV-2

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa kêu gọi các nước trên thế giới tăng cường theo dõi và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh COVID-19.

Tin mới

Ông Phạm Như Ánh: Chất lượng dịch vụ chính là thế mạnh cạnh tranh của MB

Ông Phạm Như Ánh: Chất lượng dịch vụ chính là thế mạnh cạnh tranh của MB

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, để tìm một ngành khó hơn ngành ngân hàng trong việc trụ vững, chứ chưa nói đến phát triển, thực sự là việc không dễ dàng. Vậy CEO của một ngân hàng như MB có suy nghĩ thế nào về các khía cạnh liên quan trực tiếp như chính sách điều hành, chương trình hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp…Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Như Ánh, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB).
Quỹ VinFuture khởi động chuỗi sự kiện kết nối InnovaConnect 2024

Quỹ VinFuture khởi động chuỗi sự kiện kết nối InnovaConnect 2024

Ngày 16/4/2024, Quỹ VinFuture chính thức công bố bắt đầu khởi động chuỗi sự kiện kết nối khoa học công nghệ InnovaConnect năm 2024. Mục tiêu là nhằm tăng cường giao lưu học thuật, trao đổi chuyên môn và thúc đẩy hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học uy tín thế giới với các Viện – Trường hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực khoa học - công nghệ.

Tin khác

Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho các nhà đầu tư

Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho các nhà đầu tư

Ngày 15/4, Lễ khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 đã diễn ra tại Trung tâm hội nghị và triển lãm tỉnh Bình Dương. Đây là sự kiện quốc tế quan trọng đầu tiên được tổ chức trong năm 2024 tại tỉnh Bình Dương.
GELEX phát huy sức mạnh từ nguồn nhân lực đa thế hệ

GELEX phát huy sức mạnh từ nguồn nhân lực đa thế hệ

Bằng nhiều giải pháp đa dạng và hiệu quả, GELEX đang từng bước hiện thực hóa chiến lược phát triển nguồn nhân lực để phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp trong hành trình trở thành Tập đoàn đầu tư hàng đầu Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp Đức muốn hợp tác, đầu tư tại Bình Định

Nhiều doanh nghiệp Đức muốn hợp tác, đầu tư tại Bình Định

Ngày 12/4, tại Bình Định, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn đã làm việc với Đoàn công tác của Hiệp hội Phát triển Kinh tế và Ngoại thương, Cộng hòa liên bang Đức (BWA) do ông Urs Unkauf, Giám đốc Điều hành Liên bang làm trưởng đoàn. Một số doanh nghiệp lớn của Đức cùng tham gia buổi làm việc này.
ADB giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng 6% của kinh tế Việt Nam

ADB giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng 6% của kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam tổ chức họp báo về triển vọng kinh tế cho Việt Nam, trong đó giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài.
Phiên bản di động