Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
07:13 | 13/10/2018 GMT+7

Tình tiết bất ngờ suýt đẩy Mỹ, Liên Xô "mộng du" rơi vào chiến tranh hạt nhân

aa
Bức thư của lãnh đạo Liên Xô Brezhnev tới khi Nixon đang ngủ và Kissinger đã quyết định không đánh thức Tổng thống Mỹ. Sau đó, Mỹ nâng mức cảnh báo hạt nhân lên Defcon 3.

Dựa vào những tài liệu giải mật thu thập được, giáo sư quan hệ quốc tế của Đại học Cardiff Sergey Radchenko đã tìm ra một hướng lý giải cho tình huống cận kề chiến tranh hạt nhân của Mỹ và Liên Xô năm 1973. Dưới đây là phần lược dịch bài viết của ông đăng tải trên New York Times.

---

Một vụ đối đầu hạt nhân. Một nhà lãnh đạo say xỉn. Nhà lãnh đạo khác thì không tỉnh táo. Những thuộc cấp thì vội vã tìm cách né tránh tình trạng tồi tệ nhất.

Đây không phải là nội dung một bộ phim kịch tính về tận thế của Hollywood hay một giai đoạn trong lối ngoại giao thất thường của Tổng thống Trump. Đây là câu chuyện về việc Mỹ và Liên Xô đã đứng bên bờ vực đụng độ hạt nhân như thế nào tại Trung Đông.

Chiến tranh Yom Kippur, diễn ra trong vài tuần lễ vào tháng 10/1973, là một cuộc xung đột ồn ào giữa Israel và liên minh các nước Ả Rập - do Ai Cập, Syria dẫn đầu. Cuộc chiến kết thúc với thắng lợi của Israel, nhưng cho tới 45 năm sau, người ta vẫn băn khoăn về vai trò của 2 cường quốc Chiến tranh Lạnh trong vụ việc.

Những tài liệu mới đây - do Trung tâm Wilson thu thập và chuyển ngữ - cho thấy một Kremlin lộn xộn, nỗ lực tìm cách giúp đỡ Ai Cập, một trong những quốc gia phụ thuộc (client state) quan trọng nhất của Nga.

Suốt nhiều năm qua, người ta cứ nghĩ rằng hành động gay gắt của Liên Xô trong cuộc chiến là mánh khóe nhằm tranh giành ảnh hưởng với Mỹ hoặc nhằm tiếp cận các cảng nước ấm, các mỏ dầu. Tuy nhiên, theo những bằng chứng mới được tiết lộ, đây đơn giản chỉ là một vụ xử lý khủng hoảng kém cỏi.

Bức thư của Brezhnev

Sáng 6/10/1973, lợi dụng Yom Kippur, Ai Cập và Syria bắt đầu một cuộc tấn công phối hợp nhằm vào Israel để giành lại những vùng lãnh thổ đã mất trong cuộc chiến Ả Rập - Israel 6 năm trước đó.

Được Liên Xô hỗ trợ không vận, người Ai Cập và người Syria đã có những lợi thế khá sớm trước khi Israel giành lại được thế chủ động trên chiến trường. Phớt lờ kêu gọi ngừng bắn của Liên Hợp Quốc, Israel tiếp tục dấn tới.

Sau đó 2 tuần tại Washington, trong khi cuộc chiến vẫn tiếp diễn, Tổng thống Mỹ Richard Nixon buộc Tổng chưởng lý và Phó Tổng chưởng lý từ chức, sa thải công tố viên đặc biệt Archibald Cox. "Cuộc thảm sát Đêm Thứ bảy" này gây ra một cơn bão lửa chính trị và Nixon, đối mặt với cơn giận dữ, đã tìm tới rượu để giải khuây.

tinh tiet bat ngo suyt day my lien xo mong du roi vao chien tranh hat nhan

Tổng thống Mỹ Nixon và Ngoại trưởng Mỹ Kissinger. Ảnh: AP

Đêm 24/10, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nhận được một lá thư cảnh báo do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev gửi cho Tổng thống Mỹ.

Tình hình ở Trung Đông đã chạm tới mốc nguy hiểm, ông Bzezhnev viết trong bức thư gửi Nixon. Moscow và Washington phải cùng nhau hành động để chế ngự người Israel. Nếu người Mỹ ngần ngại thì có thể Liên Xô sẽ đơn phương hành động và đưa quân tới.

Khi thông điệp của Brezhnev tới, Nixon không được khỏe. Kissinger và Chánh văn phòng Nhà Trắng Alexander Haig quyết định không đánh thức ông ta. Thay vào đó, Kissinger tập hợp một cuộc họp gồm các quan chức cấp cao để tính toán phản ứng của Mỹ. Họ đã nâng mức cảnh báo hạt nhân lên Defcon 3, mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba.

Các tài liệu được giải mật tiết lộ rằng, động thái này không chỉ nhằm phản ứng trước sự hiện diện ngày càng gia tăng của hải quân Liên Xô ở Địa Trung Hải như lâu nay người ta vẫn nói, mà còn là phản ứng trước tin tình báo về việc một tàu của Liên Xô chở theo một kiện hàng hạt nhân tiến về cảng Alexandria của Ai Cập.

Kết luận được đưa ra là Moscow đang lợi dụng bê bối Watergate để xâm nhập. Đúng như Kissinger đã nói, "Người Liên Xô cho rằng, theo quan điểm của họ, ông ấy [Nixon] - không có chức năng gì".

Brezhnev thoát khỏi "cơn mộng du"

Ở thời điểm ấy, trong khi lực lượng Mỹ khắp thế giới bước vào mức báo động cao, vẫn có những câu hỏi chưa được trả lời: Vì sao Brezhnev lại làm một việc như vậy? Có phải ông ta chỉ đang giả vờ không?

Nhờ số tài liệu mới được hé lộ, những khúc mắc ấy phần nào được giải mã. Giờ thì người ta đã biết rằng, lời đe dọa triển khai quân đội của Brezhnet không phải là ý tưởng điên rồ duy nhất mà ông có.

Ở giai đoạn cao trào của cuộc khủng hoảng, trước lời khẩn cầu không ngừng từ Tổng thống Ai Cập Anwar el-Sadat (những cuộc gọi tới vào giữa đêm), lãnh đạo Liên Xô đã đề nghị Bộ Chính trị cân nhắc những biện pháp tăng cường, như đưa lực lượng hải quân Liên Xô tới gần Tel Aviv, hoặc tạo điều kiện cho Ai Cập tấn công sâu vào lòng Israel với tên lửa Liên Xô cung cấp.

Những bước đi xông xáo ấy không giống với lối tiếp cận được coi là cẩn trọng của ông Brezhnev về chính sách ngoại giao. Vậy chuyện gì đã xảy ra? Lịch trình thường nhật của Brezhnev - mới được giải mật gần đây - đã tiết lộ một phần câu chuyện.

tinh tiet bat ngo suyt day my lien xo mong du roi vao chien tranh hat nhan

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev. Ảnh: TASS

Kể từ khi cuộc chiến bùng phát, Brezhnev làm việc gần như không kể ngày đêm, tổ chức các cuộc họp Bộ chính trị vào ban ngày rồi lại tiếp các đoàn đại biểu vào ban đêm và thường xuyên điện đàm với Cairo.

Ngày 22/10, Brezhnev tới khu săn bắn ưa thích của mình, Zavidovo, để nghỉ ngơi. Nhưng theo lời các thư ký, ông thức cả đêm, thậm chí còn gọi tới văn phòng ở Điện Kremlin lúc 2 giờ sáng. Chính tại Zavidovo, ông Brezhnev đã soạn bức thư gửi Nixon và cả lời đề nghị với Bộ Chính trị về việc tiến hành các biện pháp mạnh tay hơn.

Bức thư được gửi đi. Nhưng đề xuất về các biện pháp mạnh tay thì lặng lẽ bị dập tắt. Ai đó trong hàng ngũ lãnh đạo Liên Xô nhận ra rằng vị Tổng bí thư đã đi chệch hướng.

Thế rồi, vào ngày 29/10, người đứng đầu cơ quan tình báo KGB Yuri Andropov đã gửi cho Brezhnev một lá thư, cảnh báo rằng người Mỹ và Sadat đã thông đồng lợi dụng ông bằng cách liên tục đẩy ông vào những tình huống quyết định khó khăn.

TIN LIÊN QUAN

  • tinh tiet bat ngo suyt day my lien xo mong du roi vao chien tranh hat nhan

    Mỹ từng trải qua "40 phút tận thế" vì người dân tưởng bị Liên Xô tấn công hạt nhân

  • tinh tiet bat ngo suyt day my lien xo mong du roi vao chien tranh hat nhan

    Tài liệu mật của Lầu Năm Góc hé lộ kế hoạch san phẳng, đưa Liên Xô và TQ về "thời đồ đá"

  • tinh tiet bat ngo suyt day my lien xo mong du roi vao chien tranh hat nhan

    "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc rất giống siêu dự án đã đẩy Liên Xô đến bờ vực sụp đổ

Đây là "phá hoại", ông Andropov viết trong thư. Người đứng đầu KGB nhấn mạnh: Người Mỹ và người Ai Cập đang cố "khiến chúng ta tập trung vào cuộc xung đột Ả Rập - Israel, đẩy căng thẳng tăng cao với tất cả các bên, đặc biệt là với ông".

Andropov biết một điều mà Henry Kissinger không biết: Brezhnev đã bắt đầu nghiện thuốc ngủ mà loại thuốc này, cùng với rượu, đang hủy hoại khả năng tư duy rõ ràng của ông.

Andropov biết chuyện vài tuần trước khi cuộc chiến ở Trung Đông nổ ra nhưng không muốn can thiệp. Thế nhưng, hành vi thất thường của vị Tổng Bí thư trong cuộc chiến thuyết phục Andropov về mức độ nguy hiểm nếu ông tiếp tục đứng ngoài cuộc.

Một số tình tiết vẫn còn là bí ẩn nhưng Andropov và có thể là nhiều lãnh đạo cấp cao khác của Liên Xô đã giữ một vai trò thầm lặng trong nỗ lực giúp cho lãnh đạo của mình khỏi mộng du bước vào một cuộc thế chiến.

Brezhnev sớm phục hồi được khả năng tư duy của mình. Việc người Mỹ nâng mức cảnh báo lên Defcon 3 đã khiến ông tỉnh ngộ. Một cuộc chiến tranh hạt nhân với Mỹ do một khách hàng vội vã, không đáng tin cậy ở Trung Đông thúc đẩy là điều cuối cùng Brezhnev mong muốn.

Vậy là Mỹ và Liên Xô đã tìm cách tránh được một cuộc chiến tranh, một phần là nhờ sự can thiệp của Andropov và những nhà lãnh đạo Liên Xô khác, nhưng có lẽ phần nào là nhờ may mắn.

Thi Anh

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 29/6 đến sáng sớm 01/7, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến 70–140mm, cục bộ có nơi trên 250mm.
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...
Thời tiết hôm nay (26/6): Hà Nội mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay (26/6): Hà Nội mưa rào và dông

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 26/6.

Đọc nhiều

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Ngày 01/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Australia (Hội) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Phát biểu chúc mừng Đại hội, Đại sứ Australia tại Việt Nam Gillian Bird cho rằng, điều tạo nên sự đặc biệt trong quan hệ hai nước không chỉ là hợp tác giữa chính phủ mà còn là những liên kết bền chặt giữa nhân dân hai dân tộc. Các hội hữu nghị đóng vai trò “trái tim” của mối liên kết này - nơi thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và trao đổi ý nghĩa.
Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Trong thời gian qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là vận động, quyên góp hỗ trợ nạn nhân trận động đất nghiêm trọng tại Myanmar hồi tháng 3/2025. Ghi nhận những nỗ lực của Hội, ngày 30/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Hội và năm cá nhân tiêu biểu.
Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Ngày 27/6 tại buổi gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Bulgaria (1950 - 2025) do Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria tổ chức, đại diện các cơ quan báo chí sở tại đã chia sẻ những đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam sau gần 40 năm Đổi mới.
Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Ngày 30/6, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét tại kỳ họp lần thứ 35 (SPLOS 35) diễn ra từ ngày 23-27/6 tại New York. Với sự điều hành chuyên nghiệp và các đề xuất thiết thực, Việt Nam không chỉ thể hiện năng lực dẫn dắt tại diễn đàn luật biển toàn cầu, mà còn góp phần thúc đẩy thực thi UNCLOS vì mục tiêu đại dương hòa bình, bền vững và công bằng.
Việt Nam lần đầu giữ chức Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS

Việt Nam lần đầu giữ chức Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS

Tại phiên khai mạc Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) lần thứ 35 (SPLOS 35) ngày 23/6 tại New York (Mỹ), Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ - Trưởng đoàn Việt Nam - đã được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội nghị. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm vị trí điều hành cao nhất tại cơ chế thường niên quan trọng nhất về thực thi UNCLOS, thể hiện uy tín và đóng góp ngày càng chủ động, tích cực của Việt Nam trong quản trị đại dương toàn cầu.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động