Thúc đẩy hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giữa Việt Nam với Đài Loan (Trung Quốc)
Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy hợp tác giữa vùng Flanders (Bỉ) và khu vực Mekong Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Diễn đàn về Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) vừa diễn ra tại trụ sở Nghị viện vùng Flanders ở thủ đô Brussels (Bỉ). Sự kiện do các cơ quan đối ngoại, giao thông - việc làm công, môi trường, thương mại - đầu tư của vùng Flanders phối hợp tổ chức. |
Doanh nhân kiều bào Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác đầu tư và phát triển du lịch tại các tỉnh Nam Trung Bộ Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc (VKBIA) do TS.Trần Hải Linh - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch VKBIA, làm Trưởng đoàn vừa có chuyến thăm, làm việc và tìm hiểu cơ hội hợp tác tại các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và TP. Đà Nẵng. |
Chương trình nhằm thúc đẩy hợp tác giáo dục cũng như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Việt Nam - Đài Loan.
Bà Ngô Phẩm Trân, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục Đài - Việt (Hiệp hội Đài - Việt) cho biết, từ năm 2017 đến nay, chính quyền Đài Loan bắt đầu triển khai đẩy mạnh chính sách Tân Hướng Nam, có nhiều hạng mục hỗ trợ doanh nghiệp Đài Loan đầu tư vào các nước Đông Nam Á, và Việt Nam là một trong những đất nước được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất.
Theo thống kê từ Hội doanh nghiệp Đài Loan, tính đến năm 2019, đã có hơn 6.000 doanh nghiệp Đài Loan đầu tư vào Việt Nam với những ngành nghề truyền thống như may mặc, giầy da... Tuy nhiên, những năm gần đây, làn sóng các nhà đầu tư điện tử của Đài Loan đã bắt đầu ồ ạt vào Việt Nam. Những tập đoàn lớn như Weistron, Compal, Peragron, Foxcom... đã vào đầu tư tại miền Bắc Việt Nam, và sắp tới đây sẽ thu hút các chuỗi nhà cung ứng của những tập đoàn lớn này đi vào cùng.
Bà Ngô Phẩm Trân, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục Đài - Việt phát biểu tại chương trình. |
“Tôi là một trong những cố vấn của các nhà đầu tư Đài Loan vào Việt Nam, 25/9 vừa qua Hiệp hội Đài – Việt cùng với Hội điện tử tổ chức đoàn khảo sát đầu tư với gần 20 tập đoàn doanh nghiệp đến khảo sát 9 tỉnh phía Bắc để chuẩn bị cho các nhà cung ứng chọn đầu tư vào Việt Nam. Chính vì thế, Chương trình Liên kết đào tạo của đoàn giáo dục lần này chúng tôi hy vọng bắc một nhịp cầu cho các trường của Đài Loan kết hợp với các trường của Việt Nam ký kết hợp tác, xây dựng những chương trình đào tạo theo nhu cầu của các nhà đầu tư của chúng tôi.
Các nhà đầu tư sẵn sàng trao tặng học bổng, tặng trang thiết bị cho các trường ở Việt Nam để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo nhu cầu của họ”, bà Ngô Phẩm Trân phát biểu.
Phát biểu tại chương trình, ông Lê Văn Chương, Phó Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề - Tổng cục giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, đây là sự kiện quan trọng thúc đẩy việc hợp tác giữa các trường Đại học Đài Loan với các cơ sở giáo dục Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.
Ông Lê Văn Chương, Phó Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề - Tổng cục giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) phát biểu. |
Theo ông Chương, Việt Nam là đất nước có gần 100 triệu dân và dân số đang ở thời kỳ dân số vàng, 2/3 dân số trong lực lượng lao động.
“Nguồn nhân lực trẻ Việt Nam dồi dào nên việc nâng cao chất lượng lao động rất được quan tâm, rất cần sự hợp tác đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ phát triển. Chúng tôi mong muốn được tiếp cận các phương pháp học tập tốt hơn, công nghệ từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Đài Loan”, ông Chương chia sẻ.
Ông Chương cho biết, Việt Nam có khoảng 700 trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc. Chính vì vậy, ông mong muốn các hình thức hợp tác, đào tạo sẽ linh hoạt, đa dạng, đạt được hiệu quả cao nhất. Hợp tác không chỉ đào tạo cho các doanh nghiệp tại Đài Loan mà còn phục vụ cho việc phát triển đất nước.
GS.TS Trưởng Thuỵ Hùng, Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Quốc gia Kinh tế Đài Bắc, CEO Ngân hàng nhân lực IIII cho biết, đến với chương trình có sự tham gia của 16 trường đại học tại Đài Loan.
Các trường đại học Đài Loan rất hoan nghênh các học sinh, sinh viên quốc tế đến học, trong đó có Việt Nam. Bởi văn hoá, phong tục tập quán Việt Nam và Đài Loan có rất nhiều điểm tương đồng với nhau. Chính quyền Đài Loan có nhiều chính sách nới rộng cho sinh viên Việt Nam như: sau khi tốt nghiệp có thể ở lại Đài Loan làm việc và sinh sống.
Chính quyền Đài Loan có định hướng thúc đẩy các doanh nghiệp Đại Loan phát triển sang Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Để làm được việc này, nhu cầu về nguồn nhân lực rất quan trọng, do đó việc hợp tác giữa các trường Đại học Đài Loan với các trường đại học, cao đẳng Việt Nam sẽ là cơ hội cho cả hai bên.
Kí kết hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam. |
“Rất nhiều doanh nghiệp Đài Loan muốn sang đầu tư tại Việt Nam, nhưng điều đầu tiên cần phải có nguồn nhân lực. Tôi hy vọng thông qua sự hợp tác của các trường Đại học Đài Loan và Việt Nam có thể thoả mãn được nhu cầu về nhân tài, lực lượng lao động”, ông Trưởng Thuỵ Hùng cho biết.
Ki kết hợp tác giữa các trường Việt Nam với các trường Đài Loan. |
Tại buổi chương trình cũng đã diễn ra lễ kí kết hợp tác giữa Hiệp hội Đài – Việt với Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia và Hiệp hội cao đẳng cộng đồng Việt Nam….
Thúc đẩy hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam, Hoa Kỳ về khoa học, công nghệ Mục đích của chuyến thăm nhằm góp phần tiếp tục đưa quan hệ Đối tác toàn diện đi vào chiều sâu, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. |
Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam – Slovenia Thương vụ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Áo và Slovenia vừa phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Slovenia (CCIS) tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp cho doanh nghiệp hai nước có cơ hội tìm hiểu cơ hội và trao đổi hợp tác kinh doanh. |