Thủ tục hải quan, chính sách xuất nhập khẩu mới nhất sau mùa dịch Covid-19
Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hôm nay 18/5? |
Giá xăng dầu hôm nay 18/5: Dầu thô leo dốc |
Hướng dẫn mới về hải quan với hàng hóa xuất, nhập khẩu qua biên giới |
Hướng dẫn mới về hải quan với hàng hóa xuất, nhập khẩu qua biên giới
Ngày 15/11/2019, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 80/2019/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan, quản lý thuế, phí và lệ phí đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu theo Nghị định số 14/2018/NĐ-CP về hoạt động thương mại biên giới. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Như vậy, từ ngày 01/01/2020, các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại biên giới; Cơ quan hải quan, công chức hải quan và các cơ quan, tổ chức, quản lý điều hành hoạt động thương mại biên giới; Và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thương mại biên giới thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Cụ thể, đối với hàng hóa nhập khẩu thương nhân mua gom của cư dân biên giới, các nghĩa vụ về thuế, phí và lệ phí thực hiện theo quy định sau:
Một là, Thương nhân khi thực hiện mua gom hàng hóa của cư dân biên giới tại khu vực chợ biên giới theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ phải lập bảng kê mua gom hàng hóa theo mẫu BK-MGHCDBG 2019/HQVN tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Hai là, Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương nhân mua gom của cư dân biên giới thực hiện như đối với hàng hóa nhập khẩu của thương nhân qua cửa khẩu biên giới được hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư này; thương nhân nộp bản chính các tờ khai hàng nhập khẩu cư dân biên giới theo mẫu HQ2019/TKNKBG tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và bản chính bảng kê mua gom hàng hóa theo mẫu quy định tại khoản 1 Điều này để thay thế hợp đồng, hóa đơn thương mại; thương nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí và lệ phí đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Thời hạn nộp hồ sơ hải quan chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày mua gom hàng hóa.
Ba là, Thương nhân mua gom hàng hóa của cư dân biên giới tại khu vực chợ biên giới phải thực hiện đăng ký, khai hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu gần nhất nơi đã mua gom hàng hóa.
Bốn là, Thương nhân mua gom hàng hóa nhập khẩu của cư dân biên giới chỉ được bán hoặc vận chuyển hàng hóa đã mua gom ra khỏi khu vực chợ biên giới hoặc các địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa quy định tại khoản 5 Điều này vào nội địa khi đã hoàn thành thủ tục hải quan, nộp đầy đủ thuế và các khoản thu khác (nếu có) theo quy định của pháp luật. Thương nhân được sử dụng tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan để làm chứng từ lưu hành, vận chuyển hàng hóa vào nội địa.
Năm là, hàng hóa thương nhân mua gom của cư dân biên giới khi làm thủ tục nhập khẩu phải tập kết để đảm bảo công tác kiểm tra hàng hóa tại các địa điểm sau: khu vực cửa khẩu; địa điểm kiểm tra tập trung hoặc địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa ở biên giới; các địa điểm khác đã được cơ quan Hải quan công nhận hoặc thành lập ở khu vực biên giới.
Chính sách xuất nhập khẩu mới nhất: Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2020
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BCT ngày 14/01/2020 quy định về việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu (mã HS 2401) theo hạn ngạch thuế quan năm 2020 là 59.098 tấn.
Việc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15/6/2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/02/2020 đến hết ngày 31/12/2020.
Chính sách XNK mới nhất: Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lĩnh vực vàng
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kèm theo mã HS thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước trong lĩnh vực vàng cũng vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành tại Thông tư số 47 ngày 28/12/2018. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/2/2019.
Theo đó, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước là vàng nguyên liệu, được mô tả là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác, ngoại trừ vàng dưới dạng bột, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm, có mã số HS là 7108.12.10 hoặc 7108.12.90.
Độc giả và Quý doanh nghiệp liên hệ với Đại lý Hải quan Châu Nguyên Global TẠI ĐÂY để được tư vấn về chính sách, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá mới nhất năm 2020, đặc biệt sau mùa dịch Covid-19; Hoặc truy cập Facebook để nhắn tin trao đổi online trực tiếp 24/24h: https://www.facebook.com/dichvuhaiquanCNG. HOTline tư vấn miễn phí: 094531.5995 |
Chính sách xuất nhập khẩu mới nhất: Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2020 của trứng gia cầm và muối
Liên quan đến quy định về nguyên tắc điều hành nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng muối và trứng gia cầm năm 2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký ban hành Thông tư số 02/2020/TT-BCT ngày 22/01/2020.
Theo đó, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2020 đối với mặt hàng trứng gia cầm và muối như sau:
- Trứng gia cầm gồm có trứng gà, vịt, ngan và loại khác (các mặt hàng là trứng thương phẩm không có phôi): 57.940 tá.
- Muối: 110.000 tấn.
Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối được phân giao thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hóa chất và làm nguyên liệu sản xuất thuốc, sản phẩm y tế. Đối với trứng gia cầm được phân giao cho thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu.
Thông tư số 02/2020/TT-BCT có hiệu lực thi hành từ ngày 29/02/2020 đến hết ngày 31/12/2020.
Chính sách xuất nhập khẩu mới nhất: Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo CPTPP
Tại Thông tư số 03/2020/TT-BCT ngày 22/01/2020 của Bộ Công Thương quy định việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan theo cam kết tại Hiệp định Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Cụ thể, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu (Mã HS 24.01) được phân bổ cụ thể theo từng năm, như sau: năm 2020 là 525 tấn; năm 2021 là 550 tấn; năm 2022 là 575 tấn; năm 2023 là 600 tấn; năm 2024 là 625 tấn; năm 2025 là 650 tấn; năm 2026 là 675 tấn; năm 2027 là 700 tấn; năm 2028 là 725 tấn; năm 2029 là 750 tấn; năm 2030 là 775 tấn; năm 2031 là 800 tấn; năm 2032 là 825 tấn; năm 2033 là 850 tấn; năm 2034 là 875 tấn; năm 2035 là 900 tấn; năm 2036 là 925 tấn; năm 2037 là 950 tấn và năm 2038 là 975 tấn.
Đối tượng phân giao hạn ngạch thuế quan là các doanh nghiệp thương mại nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15/6/2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo Hiệp định CPTPP không tính vào lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO do Bộ Công Thương công bố hàng năm.
Thông tư 03/2020/TT-BCT này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/02/2020.
Chính sách xuất nhập khẩu mới nhất 2020: Thêm 24 cửa khẩu áp dụng tờ khai hải quan cho người xuất nhập cảnh
Kể từ ngày 11/02/2020, sẽ có thêm 24 cửa khẩu áp dụng tờ khai hải quan cho người xuất nhập cảnh theo quy định tại Quyết định số 184/QĐ-BTC ngày 11/02/2020.
Các cửa khẩu được bổ sung bao gồm:
- Cửa khẩu Khánh Bình, cửa khẩu Vĩnh Hội Đông (tỉnh An Giang);
- Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi (thành phố Hải Phòng);
- Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang);
- Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh ( tỉnh Khánh Hòa);
- Cảng hàng không Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình);
- Cửa khẩu La Lay, Cảng Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị)
- Cửa khẩu Tén Tằn (Thanh Hóa);
- Cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang)
- Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ (tỉnh Cần Thơ);
- Cảng hàng không Liên Khương tỉnh Lâm Đồng;
- Ga Đường sắt quốc tế Đồng Đăng, cửa khẩu Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn);
- Cửa khẩu Cửa Lò, Cảng Hàng không Vinh (tỉnh Nghệ An);
- Cửa khẩu Buprăng, cửa khẩu Đắk Peur (tỉnh Đắk Nông);
- Cửa khẩu Dinh Bà; cửa khẩu Thường Phước (tỉnh Đồng Tháp);
- Cửa khẩu Tà Lùng, cửa khẩu Trà Lĩnh, cửa khẩu Sóc Giang (tỉnh Cao Bằng);
- Cửa khẩu Mỹ Quý Tây (tỉnh Long An).
Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm Ngày 28/12/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 22 quy định cụ thể Danh mục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/2/2019. Theo đó, hàng hóa khi nhập khẩu theo danh mục dưới đây phải có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông (chỉ áp dụng đối với hàng hóa có mã số HS 08 số): Trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa trong Danh mục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60 ngày 19/6/2014 của Chính phủ. Hàng hóa trong lĩnh vực in có mã số HS thuộc các nhóm 84.40, 84.41, 84.42 và hàng hóa của nhóm 84.43 quy định tại Thông tư số 65 ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính nhưng không được liệt kê trong Danh mục trên khi nhập khẩu không phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Thông tin và Truyền thông. Thông tư cũng quy định hàng hóa trong Danh mục trên khi xuất khẩu không phải có giấy phép giấy phép xuất khẩu của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đối với lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm, Thông tư cũng quy định cụ thể danh mục hàng hóa theo mã số HS và hình thức quản lý. |
Nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền Ngày 25/12/2018, Ngân hàng Nhà nước đã có Thông tư số 38/2018/TT-NHNN quy định về việc nhập khẩu hàng hoá phục vụ hoạt động in, đúc tiền. Theo đó, danh mục hàng hóa chỉ định cơ sở in, đúc tiền nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước bao gồm phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại; giấy in tiền; mực in tiền; máy ép foil chống giả; foil chống giả để sử dụng cho tiền, ngân phiếu thanh toán và các loại ấn chỉ, giấy tờ có giá khác thuộc ngành Ngân hàng phát hành và quản lý; máy in tiền và máy đúc, dập tiền kim loại. Theo Tổng cục Hải quan, khi làm thủ tục nhập khẩu, cơ sở in, đúc tiền gửi Cơ quan hải quan một bản chính văn bản xác nhận của Ngân hàng Nhà nước kèm hồ sơ nhập khẩu theo quy định của cơ quan hải quan. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8/2/2019. |
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giảm mạnh tháng 4/2020 Trong bối cảnh nhiều mặt hàng dệt may gặp khó khăn do bị hoãn, giãn đơn hàng, khẩu trang đang là "cứu cánh" của doanh nghiệp dệt may. 400 triệu khẩu trang y tế là số lượng trong đơn hàng Tổng công ty May 10 đã ký với đối tác giao hàng trong tháng 7. Ngoài đơn hàng khẩu trang y tế, May 10 còn nhận được các đơn hàng từ Đức, Mỹ cho khẩu trang vải kháng khuẩn, tổng cộng hơn 20 triệu chiếc. Đặc biệt, giá hàng hóa sụt giảm cũng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Đơn cử, trong 4 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu nhân điều giảm 12,9% so với cùng kỳ năm 2019, cà phê giảm 2,2%, chè giảm 13,1%, hạt tiêu giảm 19%. Đặc biệt, tính đến ngày 27/4/2020, giá dầu thô WTI đã giảm mạnh 77,3% (tương ứng giảm 53,46 USD/thùng) so với đầu năm 2020, xuống còn 15,72 USD/thùng... ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam. Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 4/2020 ước đạt 19,7 tỷ USD, giảm mạnh 18,4% so với tháng 3/2020 và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng đều sụt giảm so với tháng 3/2020. Trong đó, nhóm hàng công nghiệp chế biến giảm mạnh nhất, giảm 20% so với tháng trước, ước đạt 16,4 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản cũng giảm 18,6% so với tháng 3/2020, đạt 247 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản giảm 6,6% so với tháng 3/2020, ước đạt 2,02 tỷ USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 82,94 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ tăng 6,5%). Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu tháng 4 ước đạt 20,4 tỷ USD, giảm 7,9% so với tháng trước, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu cả nước ước đạt 79,89 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 10,7%). Với tình hình xuất nhập khẩu như vậy, tháng 4, Việt Nam ước tính nhập siêu 700 triệu USD. Tính chung 4 tháng năm 2020, cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu 3,04 tỷ USD cao hơn nhiều so với con số thặng dư đạt 983 triệu USD của 4 tháng đầu năm 2019. |
Giá vàng hôm nay 18/5/2020: Đầu tuần tăng nhẹ, chờ đà nhảy vọt Giá vàng tại Việt Nam tăng do giá vàng trên thị trường quốc tế cuối tuần nhảy vọt lên 1.742,7 USD/ounce, tăng thêm gần 40 USD, ... |
Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (18/5): Nhiều nước châu Âu mở cửa biên giới trở lại Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (18/5): Nhiều nước châu Âu mở cửa biên giới trở lại; Ít nhất 20 người chết vì bạo ... |
Mít tinh kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 9h sáng nay 18/5 Theo kế hoạch, Lễ mít tinh kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ diễn ra vào lúc 9h sáng nay ... |