
Thêm 17 di sản được công nhận di sản phi vật thể quốc gia
Các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận thuộc 5 loại hình: Nghệ thuật trình diễn dân gian, Nghề thủ công truyền thống, Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng, Tri thức dân gian.
Quyết định nêu rõ, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
![]() |
Lễ cấp sắc của người Dao đỏ quần chẹt cũng được công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia đợt này
Theo đó, 17 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này gồm:
1. Lượn Cọi của người Tày (Huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn).
2. Nghề rèn của người Nùng An (Xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng).
3. Hò Cần Thơ (Huyện Thới Lai, quận Ô Môn, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ).
4. Mền Loóng Phạt Ái (Tết Hoa mào gà) của người Cống (Xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên).
5. Lễ Gạ Ma Thú (Cúng bản) của người Hà Nhì (Xã Sín Thầu, xã Chung Chải, xã Sen Thượng, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên).
6. Lễ hội Chùa Bà Đanh (Xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).
7. Hát Dậm Quyển Sơn (Xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).
8. Lễ hội Làng Triều Khúc (Xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội).
9. Nghề cốm Mễ Trì (Phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội).
10. Nghi lễ Mo Tham Thát của người Tày (Xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai).
11. Nghi lễ Then của người Giáy (Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai);
12. Lễ Cấp sắc của người Dao Quần Chẹt (Xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ).
13. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Hrê (Xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi).
14. Nghệ thuật Rô-băm của người Khmer (Xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng).
15. Lễ hội Nghinh Ông (Thị trấn Trần Đề, huyê%3ḅn Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng).
16. Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao Đỏ (Huyện Sơn Dương, huyện Hàm Yên, huyện Chiêm Hóa, huyện Na Hang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang).
17. Xường giao duyên của người Mường (Xã Cao Ngọc, xã Thạch Lập, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa).
A.N (t/h)
Các tin bài khác

“Cu li không bao giờ khóc” đạt giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22

Kiệt tác ballet Nga trên sân khấu Nhà hát Hồ Gươm

U17 nữ Việt Nam giành chiến thắng 2-1 trước U17 nữ Thái Lan

U17 nữ Thái Lan đến Việt Nam, sẵn sàng cho trận bóng đá giao hữu
Đọc nhiều

Chiếu phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” cho kiều bào TP.HCM

Kết nối Việt - Trung qua hành trình đỏ theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó Điện Biên

Việt Nam đón nhận hài cốt liệt sĩ hy sinh tại chiến trường Lào
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới
Multimedia

[Infographics] Việt Nam tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật thường trực Tổ chức Hải quan thế giới

Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025
