Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
23:24 | 27/08/2017 GMT+7

Thay vì bỏ đi không thương tiếc đồ ăn thừa, đây chính là cách hạn chế tình trạng lãng phí thực phẩm thừa ở Nhật Bản

aa
Bạn có biết người tiêu dùng, nhà bán lẻ và các doanh nghiệp trên cả nước Nhật đang vứt bỏ hàng triệu tấn lương thực mỗi năm hay không? Sự lãng phí này gây tổn thất nặng nề đến lợi nhuận của doanh nghiệp và khiến các quan chức “đứng ngồi không yên”. Điều gì đã dẫn đến vấn đề này?

thay vi bo di khong thuong tiec do an thua day chinh la cach han che tinh trang lang phi thuc pham thua o nhat ban

Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc, ước tính khoảng 1,3 tỉ tấn lương thực (tương đương một phần ba thực phẩm phục vụ cho con người trên thế giới) bị bỏ vào thùng rác mỗi năm.

Cách tiếp cận 3Rs (Cắt giảm - Tái sử dụng - Tái chế) của chính phủ Nhật Bản

Theo các số liệu của Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp tại Nhật Bản, chỉ tính riêng trong năm 2014 khoảng 6,21 triệu tấn thực phẩm dù còn ăn được nhưng đã bị vứt bỏ một cách lãng phí, trong đó khoảng 2,82 triệu tấn đến từ các hộ gia đình.

Ông Kenta Suzuki thuộc Văn phòng Chính sách công nghiệp thực phẩm của Bộ Nông nghiệp cho hay: "Đây là sự mất cân bằng đáng cảnh báo. Trong khi nhiều người phải chật vật với cuộc sống túng thiếu, chúng ta lại không hề xót xa hay tiếc nuối khi vứt hết đồ còn ăn được. Chúng tôi buộc phải giảm thiểu tối đa điều này."

Để làm được điều đó, chính phủ Nhật đã thông qua đạo luật với mong muốn thiết lập một xã hội mới dựa trên nền tảng "tái chế" vào năm 2000. Kể từ đó, chính phủ đã chủ động thực thi các biện pháp để thúc đẩy cơ chế 3Rs: tiết giảm (reduce), tái sử dụng (reuse) và tái chế (recycle).

thay vi bo di khong thuong tiec do an thua day chinh la cach han che tinh trang lang phi thuc pham thua o nhat ban

Cơ chế 3Rs (Reduce - Reuse - Recycle) có mối liên quan mật thiết với nhau: tiết giảm khối lượng nguyên liệu để sản phẩm nhẹ và tiết kiệm hơn, tái sử dụng bao bì, vỏ chai và tái chế nhằm giúp sản phẩm không bị lãng phí sau lần đầu sử dụng

Hơn thế, các bộ luật khác liên quan đến luật tái chế thực phẩm còn được đề ra nhằm giảm thiểu lượng thải thực phẩm và đồng thời thúc đẩy tái chế thức ăn và phân bón. Các doanh nghiệp có lượng thực phẩm bị vứt bỏ trên 100 tấn/năm đều phải báo cáo với Bộ trưởng phụ trách ngành nghề đó và sẽ bị phạt nặng nếu không có những biện pháp cần thiết để giải quyết tình trạng tồn đọng.

Đâu mới là nguồn cơn của vấn đề?

Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lãng phí thực phẩm, nhưng các chuyên gia trong ngành thường sẽ quy vấn đề này vào một nguyên nhân cốt lõi: quy tắc ⅓. Các nhà sản xuất phải cung cấp thực phẩm cho các nhà bán lẻ trong khoảng ⅓ thời gian đầu của hạn sử dụng. Nếu hàng hoá không được gửi đến các nhà bán lẻ trong khoảng thời gian đó, thực phẩm sẽ bị loại bỏ ngay lập tức.

Có thể lấy một ví dụ điển hình về việc mua một túi khoai tây chiên có hạn sử dụng sáu tháng. Điều này có nghĩa rằng, nhà sản xuất phải gửi các túi khoai tây trong hai tháng đầu tiên. Bằng không, tất cả các túi khoai tây trên hai-tháng-tuổi sẽ bị loại bỏ để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

thay vi bo di khong thuong tiec do an thua day chinh la cach han che tinh trang lang phi thuc pham thua o nhat ban

"Quy tắc ⅓ là một loại luật bất thành văn để đảm bảo rằng, thực phẩm cung cấp cho người dùng luôn luôn ở chất lượng tốt nhất.

Theo ông Suzuki, "quy tắc ⅓ là một loại luật bất thành văn để đảm bảo rằng, thực phẩm cung cấp cho người dùng luôn luôn ở chất lượng tốt nhất. Chưa có bất kì văn bản pháp luật nào về quy tắc này, nhưng nó đã có nguồn gốc từ rất lâu trong ngành và rất khó có thể thay đổi." Đây quả thật là một sự lãng phí đáng cảnh báo, thậm chí tiếng Nhật còn gói gọn cảm xúc hối tiếc khi vứt bỏ những loại thực phẩm này trong một từ - mottainai.

Một lí do khác xuất phát từ việc người Nhật đang quá nhạy cảm với vấn đề an toàn thực phẩm. Họ ít khi mua đồ còn thừa vì không đủ tin tưởng về chất lượng thực phẩm. Theo Rumi Ide, một chuyên gia nghiên cứu về tình trạng lãng phí thực phẩm, người tiêu dùng Nhật Bản vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa ngày hết hạn và ngày dùng-sản-phẩm-tốt-nhất. Nhiều người có xu hướng chọn các hộp hoặc túi đồ ăn được bày ở sâu trong kệ thực phẩm để có thể chọn các sản phẩm có hạn sử dụng lâu hơn. Điều này cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng lãng phí. Phải chăng, người Nhật đã quá nhạy cảm về tính an toàn thực phẩm?

thay vi bo di khong thuong tiec do an thua day chinh la cach han che tinh trang lang phi thuc pham thua o nhat ban

Nhiều người có xu hướng chọn các hộp hoặc túi đồ ăn được bày ở sâu trong kệ thực phẩm để có thể chọn các sản phẩm có hạn sử dụng lâu hơn.

Không thể mãi khoanh tay đứng nhìn!

Doanh nghiệp Second Harvest Japan (SHJ, tạm dịch "Tái thu hoạch thực phẩm") là một trong số ít các doanh nghiệp đang nỗ lực để cải thiện tình hình hiện tại. Được thành lập vào năm 2002, "ngân hàng thực phẩm" đầu tiên này có nhiệm vụ tái phân phối hàng ngàn loại thực phẩm cho người dân trên toàn nước Nhật.

Vào một buổi chiều mùa hè nóng nực trong tháng 7 vừa qua, tại trụ sở của SHJ thuộc quận Asakusabashi, thức ăn và nước uống được sắp xếp gọn gàng và được phân ra theo từng danh mục khác nhau: hàng hoá đóng gói, trái cây tươi và rau củ; các sản phẩm lạnh như sữa chua, sữa nước, trứng và xúc xích đều có mặt tại đây. Thật không mấy ngạc nhiên khi khẩu hiệu của SHJ là "Thực phẩm cho mọi người."

Ông Charles McJilton, nhà sáng lập của doanh nghiệp đã từng phát biểu rằng: "Chúng tôi muốn cùng xã hội tạo nên một tài sản cộng đồng. Điều tôi muốn nói là, tất cả mọi người sẽ khoẻ mạnh hơn nếu họ có đủ thức ăn." Có thể nói, SHJ là người tiên phong trong lĩnh vực tái phân phối thực phẩm đến tay những người cần đến chúng nhất.

thay vi bo di khong thuong tiec do an thua day chinh la cach han che tinh trang lang phi thuc pham thua o nhat ban

Ông McJilton, người sáng lập công ty SHJ nói: "Chúng tôi không tự xem mình là anh hùng và cũng không phải là người đi làm phúc. Chúng tôi chỉ đơn giản cảm thấy yêu thích công việc mình làm mà thôi".

Sự ra đời của công ty SHJ là dấu mốc khó quên trong cuộc đời ông Charles, bởi một lẽ, ông từng chứng kiến rất nhiều người vô gia cư không có lấy thức ăn để sống qua ngày. Kể từ đó, McJilton đã ấp ủ ước mơ thành lập một trung tâm hỗ trợ trong khu vực và quyết định sống cùng những người vô gia cư. Trong mười lăm tháng kể từ tháng Một năm 1997, ông đã làm việc không mệt mỏi và quay trở về nhà làm bằng giấy các-tông mà một người vô gia cư đã chỉ ông cách xây dựng.

Những trải nghiệm ấy đã khiến McJilton cảm thấy có trách nhiệm với những vấn đề liên quan đến tình trạng người vô gia cư. Ông cho rằng, điều quan trọng nhất nằm ở cách chúng ta đối đãi với họ. Và ông đã thực sự tạo nên một cộng đồng được gây dựng bằng lòng tin với các công ty tài trợ và những nhà phân phối thực phẩm.

Sở dĩ McJilton xem SHJ là một dấu mốc trong cuộc đời mình là vì ông đã thấu thiểu sâu sắc sự nghèo đói không phải từ góc độ lý thuyết mà từ chính thực tế. Ông nói rằng: "Chúng tôi không tự xem mình là anh hùng và cũng không phải là người đi làm phúc. Chúng tôi chỉ đơn giản cảm thấy yêu thích công việc mình làm mà thôi".

thay vi bo di khong thuong tiec do an thua day chinh la cach han che tinh trang lang phi thuc pham thua o nhat ban

Chính phủ cũng cố gắng phổ biến khái niệm "mottainai" để đảm bảo rằng, người dân nào cũng có kiến thức cơ bản về ngày hết hạn và ngày dùng-sản-phẩm-tốt-nhất.

Về cách thức hoạt động, tổ chức phi lợi nhuận này đã tạo ra hệ thống QR của riêng mình để dễ dàng quản lí hàng tồn kho. McJilton giải thích rằng, hệ thống này không chỉ để đảm bảo rằng, thực phẩm sẽ đến tận tay người tiêu dùng mà họ có thể thu hồi toàn bộ sản phẩm nếu xảy ra sự cố.

Ông nói thêm: "Chúng tôi mong muốn đạt được những tiêu chuẩn như thế để có thể theo sát từng sản phẩm. Đó là cách tiếp cận vô cùng chuyên nghiệp và tinh tế. Chúng tôi vừa đáp ứng được lượng thực phẩm cần thiết, vừa nắm bắt được tình trạng của thực phẩm, và hơn hết các công ty sẽ cảm thấy thoải mái khi quyên góp thực phẩm cho chúng tôi."

Ban đầu, SHJ mới chỉ nhận được sự tài trợ của hai công ty. Tuy vậy, 8 tháng sau, hơn 1350 doanh nghiệp đã ngỏ ý cộng tác với ngân hàng thực phẩm. Hiện tại, khoảng 80 "ngân hàng thực phẩm" tương tự như SHJ đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc.

Trong tương lai, Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ thông qua những đạo luật nghiêm khắc hơn nhằm giảm thiểu tình trạng lãng phí thực phẩm ở các doanh nghiệp và hộ gia đình. Ngoài ra, chính phủ cũng cố gắng phổ biến khái niệm "mottainai" để đảm bảo rằng, người dân nào cũng có kiến thức cơ bản về ngày hết hạn và ngày dùng-sản-phẩm-tốt-nhất.

Tuyên truyền và giáo dục về thói quen không lãng phí thức ăn là một điều hết sức cần thiết khi hơn 1 tỷ người trên thế giới vẫn đang sống trong tình trạng đói khát. Một hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng lãng phí thực phẩm sẽ góp phần nâng cao nhận thức không chỉ của riêng người Nhật Bản mà cả người dân trên khắp thế giới.

Gya Rados Spiderum

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Kinh nghiệm xin visa đi du lịch Đức

Kinh nghiệm xin visa đi du lịch Đức

Việc xin visa Đức khá phức tạp và đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc chuẩn bị hồ sơ là bước quan trọng nhất. Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh sẽ tăng khả năng đậu visa của bạn.
9 địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đức

9 địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đức

Nước Đức được mệnh danh là "trái tim của Châu Âu" với bề dày lịch sử và nền văn hóa độc đáo là điểm đến hấp dẫn dành cho du khách. Dưới đây là 9 địa điểm du lịch Đức nổi tiếng mà bạn không thể bỏ qua cho chuyến du lịch đầy trọn vẹn của bạn.
Đi du lịch Đức cần chuẩn bị những gì?

Đi du lịch Đức cần chuẩn bị những gì?

Đức luôn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá châu Âu. Tuy nhiên, để có một hành trình du lịch châu Âu suôn sẻ, đặc biệt là đến Đức, bạn cần lưu ý chuẩn bị giấy tờ kỹ càng.
Top con giáp may mắn hôm nay 20/5/2025: Thời cơ tới cho Sửu

Top con giáp may mắn hôm nay 20/5/2025: Thời cơ tới cho Sửu

Top con giáp may mắn hôm nay 20/5/2025 gọi tên những tuổi được cát tinh nâng đỡ, mang lại nhiều khởi sắc trong công việc, tài chính. Nếu biết tận dụng cơ hội, bản mệnh sẽ tạo bước tiến rõ rệt trong sự nghiệp, tình cảm.

Đọc nhiều

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan

Ngày 19/5, tại tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan), Lễ kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức trang trọng tại Khu tưởng niệm Bác Hồ ở làng Nachok (Bản Mạy), nơi Người từng sống và hoạt động cách mạng từ năm 1928 đến 1930.
32 đội tham gia Giải bóng đá của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

32 đội tham gia Giải bóng đá của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 18/5, tại sân vận động Redsland TP Saitama, Nhật Bản đã diễn ra giải thi đấu bóng đá của cộng đồng người Việt đang học tập, làm việc và sinh sống tại đây. Giải đấu do Tổ chức giao quốc tế Việt Nam Nhật Bản (FAVIJA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
Ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (thuộc ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam).
Tổng Bí thư Tô Lâm: Thắp lên ngọn lửa Đổi mới-Khát vọng-Hành động

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thắp lên ngọn lửa Đổi mới-Khát vọng-Hành động

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ nhìn về tương lai, chúng ta xác định rõ: muốn phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam không thể đi theo lối mòn cũ. Chúng ta phải dám nghĩ lớn, hành động lớn, thực hiện những cải cách lớn với quyết tâm chính trị cao nhất và nỗ lực bền bỉ nhất.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động