Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
07:13 | 07/04/2017 GMT+7

Thần tốc tiến về giải phóng Sài Gòn: Thành lập cánh quân Duyên Hải - Đánh địch mà đi

aa
Chặng đường cơ động dài trên dưới 1.000 km, quân ta phải vượt qua 569 cây cầu, trong đó có 14 cầu bắc qua sông lớn và nhiều cây cầu đã bị quân địch phá hoại trước khi rút lui.

LTS: Trong cuộc tổng tiến công nổi dậy Mùa Xuân 1975, thắng lợi của Chiến dịch tiến công Huế - Đà Nẵng có ý nghĩa chiến lược. Cùng với thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên, nó đã làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh, tạo ra những điều kiện rất cơ bản, góp phần giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam một cách nhanh chóng.

Xin trân trọng giới thiệu với độc giả loạt bài của Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt (Nguyên Trưởng ban KH-CN-MT Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp, nguyên chiến sĩ lái xe tăng số 380 thuộc Đại đội 4, Lữ đoàn 203, cùng đơn vị với các xe tăng 390 và 843 húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa 30-04-1975) về những trận đánh lịch sử và những câu chuyện thú vị.

---

Sau khi kết thúc chiến dịch Huế - Đà Nẵng, ngày 01.4.1975 - Bộ Tổng Tư lệnh chỉ thị cho Quân đoàn 2 chuẩn bị sẵn sàng cơ động vào Nam Bộ tăng cường cho Quân đoàn 1 tham gia tiến công Sài Gòn.

Lực lượng bao gồm Sư đoàn BB325, Lữ đoàn xe tăng 203 và 1 trung đoàn phòng không. Nhiệm vụ tiếp theo của quân đoàn là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ những địa bàn vừa chiếm được.

Những tư tưởng lớn thường gặp nhau

Với tinh thần chủ động tích cực tiến công, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã đến gặp Trung tướng Phó Tổng Tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn - đại diện của Bộ Tổng Tư lệnh tại mặt trận cánh đông.

than toc tien ve giai phong sai gon thanh lap canh quan duyen hai danh dich ma di

Nội dung cuộc gặp là muốn thông qua tướng Lê Trọng Tấn đề đạt ý kiến lên trên đề nghị cho toàn quân đoàn cơ động theo Quốc lộ 1 vào tham gia chiến dịch cuối cùng, chia sẻ gánh nặng với các cánh quân khác.

Những lý lẽ chủ yếu mà Bộ Tư lệnh Quân đoàn đưa ra để thuyết phục Phó Tổng Tham mưu trưởng là: quân địch đang rất ngoan cố chống cự, đang thiết lập tuyến phòng ngự rất vững chắc từ Phan Rang kéo qua Xuân Lộc đến Tây Ninh nhằm giữ phần lãnh thổ còn lại.

Trong khi đó Quân đoàn 2 là đơn vị có khả năng cơ động cao, có kinh nghiệm chiến đấu qua nhiều chiến dịch lớn. Nếu đưa vào sử dụng toàn quân đoàn sẽ có thể có đóng góp lớn cho nhiệm vụ chung.

Những lý lẽ đó đã thuyết phục được Trung tướng Lê Trọng Tấn. Ông hoàn toàn đồng ý với đề xuất này của Quân đoàn 2 và đích thân ông đã bay ra Hà Nội báo cáo với thủ trưởng Bộ Tổng Tư lệnh.

Nhận thấy đề nghị của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 vừa hợp tình, vừa hợp lý nên ngày 5.4.1975 Bộ Tổng Tư lệnh đồng ý cho toàn bộ quân đoàn hình thành cánh quân Duyên Hải vừa đi vừa đánh để vào Nam Bộ tham gia chiến dịch cuối cùng: giải phóng Sài Gòn.

than toc tien ve giai phong sai gon thanh lap canh quan duyen hai danh dich ma di

Thần tốc hành quân. Ảnh tư liệu.

Đó là một quyết định sáng suốt phù hợp với yêu cầu của chiến trường, đáp ứng được nguyện vọng của cán bộ chiến sĩ và đã được kiểm nghiệm trong thực tế.

"Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý"

Theo mệnh lệnh của trên, Quân đoàn 2 sẽ để lại Sư đoàn BB 324 để bảo vệ Huế - Đà Nẵng, đồng thời được bổ sung Sư đoàn 3 Sao Vàng của Quân khu 5 (từ Phan Rang) hình thành cánh quân Duyên Hải cơ động dọc theo Quốc lộ.

Phương châm thực hiện là "đánh địch mà đi, mở đường mà tiến", để chậm nhất ngày 25.4.1975 phải có mặt tại khu vực tập kết chiến dịch ở Rừng Lá (cách Xuân Lộc 20 km) chuẩn bị cho chiến dịch cuối cùng. Về tổng thể, đó là một bài toán khó đặt ra trước Bộ Tư lệnh quân đoàn.

Lúc này, lực lượng của quân đoàn tập trung tại khu vực Đà Nẵng bao gồm 2 sư đoàn bộ binh (Sư đoàn BB 304 và Sư đoàn BB 325), 1 sư đoàn phòng không, 1 lữ đoàn xe tăng, 1 lữ đoàn pháo binh, 1 lữ đoàn công binh, 1 trung đoàn thông tin. Nếu cộng cả quân số cơ quan và các đơn vị trực thuộc nữa quân số lên tới hơn 3 vạn người.

Bên cạnh số quân đông đảo đó là hàng chục ngàn tấn phương tiện chiến đấu như tăng thiết giáp, pháo mặt đất, pháo cao xạ... và rất nhiều loại trang bị vũ khí khác.

Trong khi đó, chặng đường cơ động dài trên dưới 1.000 km, phải vượt qua 569 cây cầu, trong đó có 14 cầu bắc qua sông lớn và nhiều cây cầu đã bị quân địch phá hoại trước khi rút lui.

Chỉ tính riêng đoạn từ Đà Nẵng vào đến Quy Nhơn đã có 8 cây cầu bị phá, trong đó có những cầu lớn như Câu Lâu (bắc qua sông Thu Bồn), Kế Xuyên, Bà Rén, Mộ Đức v.v..

Ngoài ra, sau khi mất Quân khu 1 và phần lớn Quân khu 2, phía Việt Nam cộng hòa (VNCH) đã thiết lập tuyến phòng thủ mới ở Phan Rang nhằm cố thủ phần đất còn lại. Muốn vượt qua đó để vào Nam Bộ chỉ có một cách là "đánh địch mà đi".

than toc tien ve giai phong sai gon thanh lap canh quan duyen hai danh dich ma di

Bộ đội đánh chiếm Tòa hành chính - cơ quan đầu não VNCH tại Ninh Thuận lúc 9h30, ngày 16-4-1975. Ảnh tư liệu

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung tướng Phó Tổng Tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 với sự tham mưu đắc lực của các cơ quan đã giải rất chính xác và hoàn hảo bài toán này.

Trước hết, căn cứ vào tình hình mọi mặt, cân đối giữa nhu cầu và khả năng bảo đảm một bản kế hoạch hành quân tối ưu đã được xây dựng lên. Theo kế hoạch này, toàn bộ lực lượng của quân đoàn được chia làm 5 khối.

Trong đó khối 1 gồm Sư đoàn BB 325 được tăng cường Trung đoàn cao xạ 284 và 2 Tiểu đoàn TTG 4,5 trang bị xe tăng thiết giáp bơi nước. Với lợi thế xe bơi nước, khối này sẽ xuất phát sớm nhất và có nhiệm vụ "đánh địch mở đường" cho quân đoàn.

Khối 2 gồm Sở chỉ huy cơ bản, các đơn vị trực thuộc, Sư đoàn phòng không 673.

Khối 3 gồm Lữ đoàn XT 203 và 1 tiểu đoàn của Lữ đoàn CB 219.

Khối 4 gồm Sư đoàn BB 304 và Trung đoàn CX 245.

Khối 5 là Sư đoàn 3 (Sao Vàng) sẽ sáp nhập vào quân đoàn từ Phan Rang.

Ngày 7.4.1975, khối 1 của quân đoàn lên đường. Các khối còn lại sẽ lần lượt xuất phát sau, mỗi khối cách nhau 2-3 ngày.

Nhìn chung, đó là một kế hoạch hoàn hảo, chặt chẽ và tối tưu. Vì vậy, sau khi phá toang "Lá chắn thép" Phan Rang ngày 15.4.1975, toàn bộ đội hình cánh quân Duyên hải đã có mặt tại khu vực tập kết Rừng Lá (Long Khánh) trước ngày 25.4.1975, kịp thời tham gia và lập công lớn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Những chiến công vang dội và đóng góp to lớn của cánh quân Duyên Hải vào thắng lợi vĩ đại Mùa Xuân 1975 đã chứng tỏ quyết định thành lập cánh quân này là một quyết định vô cùng sáng suốt của Bộ Thống soái tối cao.

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Tử vi hôm nay 12 con giáp 2/4/2024: Dần đón tin vui tài lộc

Tử vi hôm nay 12 con giáp 2/4/2024: Dần đón tin vui tài lộc

Tử vi hôm nay 12 con giáp 2/4/2024 tuổi Dần đón tin vui về tài lộc. Những dự án đầu tư đang dần đem lại kết quả khả quan giúp con giáp này có thể yên tâm phần nào và thêm phần tự tin để tiếp tục theo đuổi lý tưởng của mình.
Tử vi hôm nay 12 con giáp 1/4/2024: Thân cẩn trọng vướng họa tiểu nhân ngày đầu tháng

Tử vi hôm nay 12 con giáp 1/4/2024: Thân cẩn trọng vướng họa tiểu nhân ngày đầu tháng

Tử vi hôm nay 12 con giáp 1/4/2024 tuổi Thân đi làm cẩn thận có tiểu nhân nói xấu, cạnh tranh, hãm hại, mất chức.
Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất tại Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng

Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất tại Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, các tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Cao Bằng tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
Tử vi cuối tuần 12 cung hoàng đạo (30-31/3/2024): Sư Tử dễ nóng giận, xử nữ nhạy cảm hơn

Tử vi cuối tuần 12 cung hoàng đạo (30-31/3/2024): Sư Tử dễ nóng giận, xử nữ nhạy cảm hơn

Tử vi cuối tuần 12 cung hoàng đạo (30-31/3/2024) không phải ai cũng có kiến thức tương đồng với bạn, do đó cần hiểu và thông cảm. Bạn cũng phải học cách thỏa hiệp trong các giao dịch với người khác.

Đọc nhiều

4 nhiệm vụ trọng tâm Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2024-2029

4 nhiệm vụ trọng tâm Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2024-2029

Ngày 27/3, Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2029.
Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế

Tối 27/3, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Gặp gỡ Hữu nghị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Gần 200 khách mời là các Tổng lãnh sự, đại diện đoàn ...
Học giả Thái Lan đánh giá các yếu tố làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

Học giả Thái Lan đánh giá các yếu tố làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

“Cá nhân tôi rất tin tưởng và ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi Người có tinh thần yêu nước, đức hy sinh và tôn vinh nền độc lập của Việt Nam”.
Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương ...
Nghệ An: Hỗ trợ khoan giếng và xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho xã biên giới ở huyện Tương Dương

Nghệ An: Hỗ trợ khoan giếng và xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho xã biên giới ở huyện Tương Dương

Mới đây, Đồn Biên phòng Tam Quang (BĐBP Nghệ An), UBND xã Tam Quang (huyện Tương Dương) phối hợp với các nhà hảo tâm tổ chức Lễ khởi công khoan giếng, sửa chữa, xây dựng Mô hình “Ký túc xá vùng biên” cho các trường học, các em học sinh THCS của hai bản Tân Hương, Tùng Hương với số tiền gần 250 triệu đồng.
Lan tỏa lòng yêu nước qua Triển lãm “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” tại Đà Nẵng

Lan tỏa lòng yêu nước qua Triển lãm “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” tại Đà Nẵng

Diễn ra từ ngày 27 đến 31/3, Triển lãm tư liệu, hình ảnh và báo cáo chuyên đề “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” do Thành Đoàn Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp tổ chức tại Nhà trưng bày Hoàng Sa nhằm bồi đắp tình yêu, lòng tự hào, ý thức, trách nhiệm đối với biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bình Thuận: Khẩn trương hỗ trợ tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển

Bình Thuận: Khẩn trương hỗ trợ tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận vừa thông tin về việc một lao động trên tàu cá bị mất liên lạc trên biển.
Xin chờ trong giây lát...
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Màn đẩy gậy kịch tích của Khách Tây với chàng trai H'Mông
45 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc:
Người bạn Mỹ và khúc hát vì hòa bình cho Việt Nam
Mãn nhãn với màn 3D mapping tại Lễ hội Hai Bà Trưng
Kiều bào Thái Lan đoàn kết, hướng về Đảng, về quê hương
Du khách nước ngoài trải nghiệm Thiền Tịnh Xuân tại chùa Tam Bảo Đà Nẵng
Phiên bản di động