Tên lửa S-300 "mini" có mặt ở Syria
Những hình ảnh công khai về hệ thống phòng thủ căn cứ Nga ở Syria đã khẳng định sự hiện diện của tổ hợp tên lửa phòng không lục quân tầm thấp Tor-M2U/M2UM tại Syria. Điều này thật đáng ngạc nhiên khi nhiệm vụ phòng không tầm thấp bảo vệ các căn cứ Nga tại Syria đang được Pantsir-S1 thực hiện rất tốt.
Vì lý do gì Nga lại cần gia cố thêm khả năng phòng thủ các căn cứ ở Syria bẳng tổ hợp tên lửa phòng không được mệnh danh là tên lửa S-300 "mini" hay sự có mặt của Tor-M2U là nhằm mục đích hoàn toàn khác?
Bài học thực chiến
Việc Nga triển khai các tổ hợp vũ khí hiện đại tới Syria để thử nghiệm và hoàn thiện tính năng không phải là hiếm. Sự hiện diện của nhiều loại khí tài quân sự hiện đại bậc nhất của Nga tại Syria như: S-400, S-300VM3 hay Su-35S, Su-57… đã thể hiện điều đó.
Và sự hiện diện của Tor-M2U/M2UM tại Syria có thể cũng nhằm mục đích tương tự.
Hệ thống phòng không Tor-M2 tại căn cứ Khmeimim, Syria (Nguồn: ecoross1.livejournal.com).
Xét về tính năng chiến đấu, tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2U/M2UM có nhiệm vụ khác biệt hoàn toàn so với Pantsir-S1. Nó không đóng vai trò là vũ khí phòng không bảo vệ điểm, mà là vũ khí phòng không lục quân với vai trò tạo ô phòng không bảo vệ đội hình lục quân hành tiến trên chiến trường.
Cũng giống như nhiều loại vũ khí Liên Xô ra đời cuối chiến tranh Lạnh và Nga ngày nay, tổ hợp tên lửa Tor-M2U/M2UM mới chỉ được thử lửa trên thao trường. Dù sự thể hiện là rất tốt, nhưng việc thử lửa trong điều kiện tác chiến thực là cần thiết để hoàn thiện và nâng cấp.
-
Kíp xe tăng 3 Việt Nam tự phá kỷ lục Tank Biathlon 2018 - Xuất sắc chưa từng có
Về vấn đề này, có lẽ không chiến trường nào hợp lý hơn Syria, đặc biệt là tác chiến đối không. Sự có mặt của các đơn vị không quân hàng đầu thế giới như Mỹ, Israel và nhiều quốc gia phương Tây khác có thể coi là bài học tác chiến thực tế bằng vàng cho kíp chiến đấu, cũng như thử nghiệm khả năng chiến đấu của khí tài trong điều kiện thực.
Tổ hợp tên lửa Tor đã trải qua rất nhiều gói nâng cấp và phiên bản Tor-M2U/M2UM có thể coi là mới nhất, xuất hiện năm 2014.
Chúng có khả năng tự động hóa gần như hoàn toàn các pha điều khiển, đạn tên lửa đánh chặn mới nhỏ gọn hơn (16 đạn trên mỗi xe phóng), khả năng tác chiến ngay cả trong tình trạng hành tiến và đáp ứng ngăn chặn các mục tiêu tấn công siêu thanh (700m/giây) có thể coi là một trong những thành phần chính của hệ thống phòng không Lục quân Nga.
Hệ thống phòng không Tor-M2 tại căn cứ Khmeimim, Syria (Nguồn: ecoross1.livejournal.com).
Chính vì lý do này, Nga càng có lý do để thử "lá chắn lục quân" của mình trên chiến trường Syria.
Ngoài ra, một yếu tố nữa cần tính tới là Syria đang là "sàn diễn" lý tưởng cho vũ khí, trang bị quân sự Nga. Rất nhiều loại vũ khí của Nga đã nhận được sự quan tâm lớn từ nhiều quốc gia nhờ các màn thể hiện ấn tượng tại chiến trường Syria.
Và liệu Tor-M2U/M2UM triển khai ở Syria có phải là ngoại lệ, khi "mini" S-300 luôn là một đại diện của vũ khí phòng không Nga xuất hiện trong nhiều triển lãm quân sự trên khắp thế giới.
Không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ ngăn chặn UAV…
Sự hiện diện của các tổ hợp Tor-M2U/M2UM trong các căn cứ Nga tại Syria có phải để tăng cường khả năng phòng thủ chống lại các đợt tấn công bằng UAV của phiến quân? Câu trả lời là chưa hẳn đúng.
Rõ ràng, Nga có lý do để tăng cường phòng thủ cho các căn cứ tại Syria sau hàng loạt các đợt tấn công bằng UAV liều chết của phiến quân Syria.
Tuy nhiên, hệ thống phòng thủ hiện tại với vũ khí cứng là các tổ hợp Pantsir-S1 đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình. Việc có thêm Tor-M2U/M2UM cũng giống như chở củi về rừng.
Tổ hợp tên lửa S-400 và Pantsir-S1 Nga bảo vệ căn cứ Khmeimim.
Đối với các mục tiêu bay chậm như UAV, tỷ lệ đánh chặn thành công của Tor-M2U/M2UM đạt trên 90% và điều này cũng tương tự với Pantsir-S1, thì sự hiện diện của "mini" S-300 có thể nhằm mục đích khác.
Xét về nhiệm vụ tác chiến, Tor-M2U/M2UM có khả năng đối phó rất tốt với tên lửa tấn công, bom thông minh. Như vậy, với Tor-M2U/M2UM, Nga đang tạo thêm một lá chắn phòng thủ tên lửa tầm thấp xung quanh các căn cứ ở Syria để đề phòng mọi tình huống có thể xảy ra.
-
Kíp xe tăng 3 Việt Nam tự phá kỷ lục Tank Biathlon 2018 - Xuất sắc chưa từng có
-
Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt: Kíp xe VN 3 vượt chính mình ở Tank Biathlon 2018 - Đền đáp xứng đáng hy vọng của người hâm mộ!
-
Kết thúc đua ở bảng "tử thần" tại Tank Biathlon 2018-Không thấy VN trong bảng xếp hạng?
Mặt khác, lực lượng trên bộ của Nga tại Syria ngoài việc được bảo vệ từ không quân, cũng cần có lực lượng bảo vệ trực tiếp từ mặt đất. Về yếu tố này, Tor-M2U/M2UM nếu tham gia, thì đã làm đúng nhiệm vụ chuyên môn của mình.
Các đoàn xe quân sự Nga hoặc Syria với sự hộ tống của Tor-M2U/M2UM chắc chắn an toàn hơn với các mối đe dọa từ trên không.
Với chiến trường nhiều lực lượng tham chiến như ở Syria, sự bảo vệ như vậy là cần thiết đối với các mục tiêu hoặc nhiệm vụ quan trọng.
Xét trên nhiều mặt, Nga có đủ lý do để triển khai Tor-M2U/M2UM tới Syria. Thành quả của đợt thực chiến của "mini" S-300 tại Syria ra sao, thì có người Nga rõ nhất và câu trả lời có lẽ nằm ở tương lai…
Tên lửa phòng không chiến trường tầm thấp Tor-M2
Ngọc Huy