Tên lửa S-300 hiện đại nhưng Nga-Syria chớ chủ quan, Mỹ đã nắm bí mật "động trời"
Theo tạp chí Kommersant, Nga sẽ chuyển giao cho Syria từ 2-4 tiểu đoàn tên lửa S-300. Phụ thuộc vào "tình hình", Moscow có thể chuyển tổng cộng ít nhất 8 tiểu đoàn cho Damascus.
Dự kiến, Quân đội Syria sẽ sử dụng hệ thống S-300 bảo vệ bờ biển nước nay và khu vực có đường biên giới với Israel, Jordan, Lebanon và Iraq.
Tuy chưa biết chính xác Nga sẽ chuyển giao phiên bản S-300 nào cho Quân đội Syria, thế nhưng thông tin này ngay lập tức đã khiến Mỹ-NATO và Israel cùng một vài quốc gia có liên quan như "ngồi trên đống lửa".
Gần như ngay tức thì, phía Mỹ cũng như Israel đã có những cảnh báo mang tính "quan ngại và đe dọa" Nga. Mặc dù vậy, không loại trừ khả năng những phản ứng này chỉ là "làm cho có", chưa chắc Washington và Tel-Aviv đã thực sự sợ hãi việc S-300 được chuyển giao cho Syria.
Lý do rất đơn giản, sau khi Liên Xô sụp đổ, vô số bí mật công nghệ quân sự đã bị rò rỉ ra bên ngoài, trong đó bao gồm cả hệ thống phòng không S-300.
Họ đã bán sạch bí mật S-300
Thật vậy, sau năm 1991 tình hình kinh tế của Nga và các nước cộng hòa "anh em" khủng hoảng nghiêm trọng.
Để có tiền, các quốc gia Liên Xô (cũ) lúc bấy giờ bắt đầu "bán tống bán tháo" nhiều công nghệ để "kiếm bát cháo", trong đó mặt hàng được ưa chuộng nhất là vũ khí.
Các bí mật quân sự suốt mấy chục năm được "tầng tầng lớp lớp" cơ quan an ninh quốc gia Liên Xô bảo mật nay bị đem ra bán như "mớ rau ngoài chợ". Đương nhiên, các vị "khách sộp" ở đây là Mỹ và các đồng minh NATO với âm mưu mổ xẻ giải mã ưu nhược điểm vũ khí Nga, xa hơn là Trung Quốc với tham vọng phát triển vũ khí nội địa.
Tuy nhiên, trong 15 nước cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ), hầu như những công nghệ quân sự cốt lõi nhất chủ yếu nằm ở Liên bang Nga và Ukraine. Trong đó có hệ thống tên lửa phòng không S-300 mà Mỹ và các nước NATO "thèm nhõ dãi".
Rõ ràng không dễ để thuyết phục những "đối thủ cứng đầu trong chiến tranh Lạnh" chấp thuận bán hệ thống S-300 chứa đầy bí mật "có 1-0-2".
Dẫu vậy, "cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền", với nhiều kế sách thâm hiểm và đặc biệt là đánh vào "cái ví đang rỗng tuếch của Moscow", sau cùng Washington đã có được S-300.
Quốc gia thành viên NATO - Hy Lạp bắn thử S-300 năm 2013.
Ngày 16/4/1995, tờ Defence News đưa tin "Mỹ chuẩn bị nhận tổ hợp tên lửa S-300 của Nga" - đã khiến giới quân sự thế giới chấn động. Cụ thể, theo các tài liệu đó là phiên bản S-300V vừa có thể phòng không vừa đánh chặn được tên lửa đạn đạo.
Dĩ nhiên, có trong tay bộ khí tài S-300V "mới xuất xưởng", Quân đội Mỹ nhanh chóng bắt tay vào mổ xẻ và nghiên cứu chúng. Chắc hẳn cho tới tận bây giờ, thứ vũ khí này vẫn còn nằm đâu đó ở Mỹ.
Thậm chí, tới khi Almaz-Antey ra mắt phiên bản S-300PMU hiện đại hơn, cũng chỉ mất một thời gian ngắn, vẫn bằng tiền tình báo Mỹ đã "kiếm nguyên xi một bộ khí tài tương tự" được chắp vá từ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ).
Mà kể cả không mua được S-300 thì các quốc gia đồng minh với Mỹ đã có trong tay thứ vũ khí này. Năm 1998, cuộc khủng hoảng tên lửa ở đảo Síp tự dưng đã "cống" cho Quân đội Hy Lạp – quốc gia NATO chính hiệu ít nhất 2 tiểu đoàn S-300PMU1 mới tinh.
Ngày 13/12/2013, Hy Lạp lần đầu tiên bắn thử thành công tên lửa S-300PMU1 tại thao trường ở Crete trong cuộc tập trận White Eagle 2013.
Ngoài mặt sợ hãi, trong bụng mừng thầm
Dĩ nhiên là Nga biết việc công nghệ quốc phòng tối mật của mình đã lọt vào tay Mỹ và đồng minh. Bằng chứng là việc sau đó họ lần lượt ra mắt nhiều thế hệ S-300 cải tiến hiện đại hơn.
Tên lửa S-300 được triển khai tới Syria.
Ví dụ như dòng S-300PMU thì ngay từ năm 1997, Almaz-Antey đã ra mắt phiên bản S-300PMU2 Favorite có tầm bắn tăng lên 200km.
-
Nga tung bằng chứng thép bóc mẽ F-16 Israel trốn sau IL-20: S-400 thành nhân chứng đắt giá
-
Nga sẽ chuyển "báu vật" S-300 cho Syria - Khóa chặt mọi hướng trên không
-
Chuyên gia: "Ông chủ" Nga đã thống lĩnh không phận Syria, F-22, F-35 Mỹ nên tránh xa!
Trong khi với dòng S-300V (ra mắt năm 1983, tầm bắn 100km), sau này Nga đã phát triển thành công các phiên bản nâng cấp S-300VM Antey 2500 nâng tầm bắn lên 200km.
Gần đây nhất, năm 2014, Nga tiết lộ họ đã trang bị S-300V4 nâng tầm bắn lên 400km.
Nhìn vào tầm bắn, có thể thấy đó đều là những nâng cấp rất lớn so với các tên lửa S-300 mà Mỹ mua được những năm 1990.
Thế nhưng, vẫn phải nhớ một điều rằng, dù có thay đổi thế nào, các thành phần khí tài của S-300PMU/V hay S-300PMU2/VM vẫn có sự tương đồng nhất định.
Có chăng, các thế hệ sau này được nâng cấp phần "ruột" – phần mềm, thuật toán cho phép xử lý dữ liệu nhanh hơn, phát hiện nhiều mục tiêu hơn…
Vì vậy, những thông tin đắt giá mà Mỹ thu được trên cơ sở mổ xẻ S-300V/PMU chắc chắn sẽ rất hữu ích trong trường hợp phải đối đầu.
Cho nên, nhìn vào thái độ hiện tại của Mỹ-Israel, Moscow và Damascus cũng chớ nên chủ quan. Chưa chắc, trong "bụng" Quân đội Mỹ hay Israel đã thực sự e ngại S-300.
Bởi trong tay hai quốc gia này nắm vô số các công nghệ vũ khí được thiết kế để đối phó với hệ thống phòng không tiên tiến như tiêm kích tàng hình F-22, F-35 hay tên lửa chống radar AGM-88 HARM.
Bất kỳ sự khinh địch nào đều có thể phải trả giá đắt!
Quân đội Hy Lạp bắn thử tên lửa S-300PMU1 năm 2013.
Chỉ Nhàn