Tăng cường năng lực về vận hành dịch vụ hoà nhập khuyết tật
Hoạt động được thực hiện trong khuôn khổ Dự án "Tập huấn về vận hành dịch vụ hoà nhập khuyết tật trong cộng đồng tại Việt Nam do GCS - Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại. Mục tiêu dự án là mở rộng hoạt động dịch vụ hoà nhập cho người khuyết tật trong cộng đồng Việt Nam.
Tại hội thảo, Giáo sư Park Eul Jong, Giáo sư Đại học trực tuyến Hanyang, Uỷ viên tổ chức GCS, Giám đốc Quỹ phúc lợi KBS chia sẻ về những mô hình và hình thức hoạt động của các dịch vụ hoà nhập khuyết tật tại Hàn Quốc.
Quang cảnh buổi hội thảo. |
Giáo sư Park Eul Jong cho biết, Hàn Quốc hiện có hơn 2,6 triệu người khuyết tật, chiếm 5,2 tổng dân số Hàn Quốc. Trong những năm qua, Hàn Quốc đã đưa ra nhiều các đạo luật hỗ trợ người khuyết tật Hàn Quốc. Liên quan tới thực trạng người khuyết tật tại Việt Nam, Giáo sư Park Eul Jong gợi ý chính sách cho dịch vụ hoà nhập ở Việt Nam. Theo đó, Việt Nam cần thay đổi trong môi trường xã hội cho người khuyết tật, cải thiện hệ thống luật pháp và thể chế, liên kết với phát triển kinh tế quốc gia và tăng thu nhập quốc gia.
Cũng tại hội thảo, bà Đỗ Thị Huyền - Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội - cho biết, người khuyết tật nặng và phức tạp sẽ cần hỗ trợ nhiều hơn. Rào cản càng phức tạp và đa dạng và thái độ tiêu cực thường đòi hỏi hỗ trợ cá nhân nhiều hơn. Người khuyết tật muốn tham gia càng nhiều vào cộng đồng, giáo dục hoặc nơi làm việc thì sẽ gặp phải rào cản càng lớn, họ cần nhiều hỗ trợ hơn.
Giáo sư Park Eul Jong (bên trái) chia sẻ tại hội thảo. |
Do đó, bà Huyền cho rằng, cần phải lồng ghép nội dung khuyết tật trong các dịch vụ công như sức khoẻ, giáo dục, dịch vụ việc làm, bảo trợ xã hội. Người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ, chương trình và các cơ hội mà không có sự tách biệt hoặc phân biệt đối xử. Tham gia đầy đủ và hiệu quả vào tất cả các lĩnh vực của đời sống. Hoà nhập trên cơ sở bình đẳng với những người khác.
Được biết, Hội khuyết tật TP Hà Nội hiện có 46 tổ chức hội viên và trên 16 nghìn cá nhân với các dạng khuyết tật khác nhau. Các lĩnh vực cuộc sống có thể yêu cầu hỗ trợ của người khuyết tật gồm có: Đưa ra quyết định dự trên thông tin được cung cấp; Tự chăm sóc và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày; Thông tin truyền thông, giao tiếp, Tiếp cận dịch vụ công; Đi lại - giao thông, tham gia chính trị. |