Sử dụng FaceApp cho chó và nhận được những thay đổi "dựng tóc gáy"
FaceApp, một ứng dụng di động gây nhiều tranh cãi có thể làm thay đổi khuôn mặt của người sử dụng gần đây đã bị chỉ trích vì việc làm sáng màu da của những người da màu, điều này bị coi là một hành vi phân biệt chủng tộc. Đặc biệt, ứng dụng này cho ra những thay đổi “dựng tóc gáy” khi người ta cố sử dụng nó với những khuôn mặt không phải là con người.
Có rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề này. Cái gì đã thúc đẩy sự biến đổi tạo ra mắt-miệng (như trên)? Việc nhắm một mắt-miệng liệu có đồng nghĩa với việc nháy mắt hay nhai không? Và gã trong hình là ai??
FaceApp cho phép người dùng thay đổi một hình ảnh của khuôn mặt để làm họ cười, trông trẻ hơn hoặc già hơn, hoặc trao đổi giới tính. Để làm được như vậy, ứng dụng đã sử dụng một mạng lưới thần kinh nhân tạo, nó liên tục nghiên cứu thông qua dữ liệu để tìm kiếm các mẫu và mối quan hệ. Đây cũng là cách mà Facebook sử dụng để giúp những người bị suy giảm thị lực có thể “xem” những bức ảnh trên timeline của họ.
Nhưng kỹ thuật này chưa phải hoàn hảo, điều đó được minh chứng qua hình ảnh chú chó với những chiếc răng ở mắt và một khuôn mặt người hiện ra.
Theo chuyên gia về AI, ông Alex Champandard giải thích rằng, những gì đã xảy ra với chú chó tội nghiệp ở trên là bởi thuật toán của FaceApp được thiết kế để tìm kiếm khuôn mặt người. Khi nó gặp phải thứ gì đó không phải mặt con người, thuật toán sẽ hoạt động kém hiệu quả.
“Đối với con người, FaceApp có thể nhận biết rất nhanh bởi thuật toán được xây dựng và thử nghiệm dựa trên khuôn mặt người. Đối với bất kỳ thứ gì khác, thì ứng dụng có hoạt động được hay không là một phép thử ngẫu nhiên!” Champandard, người đồng sáng lập nghiên cứu dự án Sáng tạo AI nói. “Trong trường hợp này, ứng dụng nhận diện nhầm mắt của con chó thành một cái miệng của người, và những gì sau đó được thuật toán hoàn thành nốt.”
Đôi khi ứng dụng này cũng hoạt động hiệu quả với chó
Sự nhận diện mẫu này không quá khác biệt đối với cách mà não bộ con người hoạt động.
“Thực tế là nó có liên quan đến những gì mà não bộ làm việc trong nhận thức, đây không chỉ là một quá trình thụ động”, Simon Makin, người thường xuyên viết về khoa học não bộ và AI. “Não bộ của chúng ta có những kỳ vọng về thế giới và liên tục tìm kiếm để áp dụng các mẫu trong dữ liệu thu thập được. Vì vậy mà những hình ảnh như khuôn mặt trong chiếc bánh mỳ hay con voi trong đám mây, các hình ảnh về ma quỷ đều là thứ nhảm nhí”, ông nói thêm.
FaceApp đã không thành công với chú chó tội nghiệp ở trên, nhưng thi thoảng nó cũng hoạt động hiệu quả đối với chó, điều này tiếp tục nhấn mạnh sự ngẫu nhiên của kết quả khi chúng ta sử dụng những khuôn mặt không phải con người.
Tham khảo Motherboard
Nguyễn Tuấn Tài