S-75 nâng cấp theo công nghệ S-300 của Việt Nam chuẩn bị bắn kiểm tra tính năng
Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Quân chủng về việc tổ chức huấn luyện tham gia bắn đạn thật phòng không năm 2017, đơn vị BT-17 đã tổ chức luyện tập tại Học viện PK-KQ và cơ động lực lượng huấn luyện tại Sư đoàn 361, 363, 365, Trường bắn TB4, Trường bắn Biểu Nghi, Sân bay Hòa Lạc...
Qua kiểm tra các giai đoạn, Quân chủng kết luận đơn vị đủ điều kiện để tham gia bắn đạn thật.
Chi tiết đáng chú ý là cuộc kiểm tra này đã huy động đến S-75M3 Volga-2. Theo giới thiệu của Tập đoàn Almaz-Antey thì đây là gói nâng cấp nhằm mục đích nâng cao năng lực tác chiến cho các tổ hợp tên lửa phòng không S-75/75M (SA-2) đã lạc hậu, bằng cách bổ sung nhiều thành phần kỹ thuật số dùng trong hệ thống S-300PMU-1/2.
Tên lửa S-75 (SA-2) của Việt Nam khai hỏa trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật
Sau khi hiện đại hóa, khả năng kháng nhiễu của S-75M3 ước tính đã tăng lên tới 20 lần so với nguyên bản, có thể tự động theo dõi mục tiêu và dẫn hướng đạn đánh chặn trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.
Đài điều khiển hỏa lực SNR-75M3 bám bắt được vật thể bay từ ngoài tầm của đạn, thời gian sẵn sàng phóng giảm hơn một nửa, tăng cường khả năng tiêu diệt mục tiêu bay thấp, dẫn đường cho 2 đạn đánh chặn cùng lúc, đặc biệt còn có thể "giao tiếp" với các loại radar dẫn bắn của S-300.
Tầm bắn của tên lửa V-750 sau nâng cấp ước tính đã tăng khoảng 30 - 50% nhờ áp dụng thuật toán dẫn đường tiên tiến và tối ưu hóa quỹ đạo bay, đồng thời trần bắn cũng được kéo dài thêm một chút, nhờ đầu đạn nổ văng mảnh trọng lượng 195 kg mà xác xuất tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 50 km của S-75M3 đạt 65 - 98%.
Lính phòng không Trung Quốc huấn luyện với tên lửa phòng không HQ-2 (Hong Qi 2 - Hồng Kỳ 2)
Nhờ những cải tiến trên, các tổ hợp S-75M3 đã sở hữu năng lực tác chiến vượt trội, cho nên mặc dù đã trải qua hàng chục năm phục vụ, chúng vẫn có thể "tại ngũ" thêm một thời gian khá dài nữa trong khi chờ đợi được thay thế bằng những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại hơn, khi điều kiện kinh tế của đất nước cho phép.
Điều đó càng có ý nghĩa khi hiện nay một vài cường quốc quân sự trên thế giới (như Trung Quốc) tuy rằng được trang bị cực kỳ tối tân và hùng hậu, nhưng họ vẫn duy trì số lượng lớn các phiên bản HQ-2 (biến thể SA-2 tự sản xuất) và chưa có ý định loại biên.
Tin đặc biệt: Pháp có thể chuyển giao công nghệ sản xuất tên lửa Exocet cho Việt Nam
Sao Đỏ