
Ra mắt tập thơ “Đợi anh về” ca ngợi chiến tranh Vệ quốc 1941-1945
Cuộc cách mạng tháng Mười Nga cách đây tròn một thế kỷ, đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người, xây dựng một xã hội mới, xóa bỏ ách bóc lột của chế độ cũ, thực hiện ước mơ về cuộc sống ấm no, hòa bình và hạnh phúc trên toàn thế giới.
![]() |
Buổi ra mắt chính thức tập thơ. (Ảnh: Thư Phương)
Sau khi Cách mạng tháng Mười thành công, nhân dân Liên Xô trong vòng hai thập kỷ đã phải trải qua biết bao nhiêu cam go và thử thách để bảo vệ thành quả của Nhà nước và chính quyền Xô Viết. Nhưng không có thử thách khốc liệt nào bằng cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại mà nhân dân Liên Xô phải tiến hành suốt gần 5 năm 1941-1945, với phát xít Đức xâm lược.
Hơn 27 triệu người con của của nhân dân Liên Xô đã ngã xuống, cơ sở hạ tầng dường như bị hủy hoại hoàn toàn.
Từ trong máu lửa của cuộc chiến tranh, nhân dân Xô Viết đã làm nên chiến thắng, giải phóng Liên Xô và góp phần giải phóng châu Âu. Trong cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nhân dân Liên Xô đã có một sự hy sinh vô bờ bến, đã thể hiện những phẩm giá cao quý nhất của tính cách Nga.
Tất cả những điều đó đã được phản ánh trong những tác phẩm văn học chiến tranh Xô Viết, được vinh danh là Văn học Chiến tranh Vệ quốc.
Một trong những tác phẩm thơ ca Chiến tranh Vệ Quốc nổi tiếng là bài thơ Đợi anh về của nhà thơ Konxtantin Ximonov. Bài thơ này đã được nhà thơ Tố Hữu dịch sang tiếng Việt ngay từ năm 1947, đã có một ảnh hưởng và ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.
![]() |
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền gửi đến các độc giả một tập thơ bao gồm 180 bài thơ của 24 nhà thơ của nền thơ Chiến tranh Vệ quốc đã được chọn dịch ra tiếng Việt mang tên Tuyển thơ chiến tranh Vệ quốc 1941-1945: Đợi anh về.
Hai dịch giả Nguyễn Huy Hoàng và Nguyễn Văn Minh đã dày công chọn lọc và dịch 180 bài thơ của 24 tác giả tiêu biểu nhất trong nền thơ ca Chiến tranh Vệ quốc như Ximonov, Onga Bergolls, Tvardovxki, Anna Akhmatova, Evtusenko…
Những bài thơ trong tập thơ này đã thể hiện một cách chân thực về cuộc chiến tranh đẫm máu; và qua đó, tính cách Nga được bộc lộ một cách rõ ràng và sâu sắc nhất. Đó là sự tàn khốc, bi thương, nhưng hào hùng và lạc quan tin tưởng, như nhà mỹ học Borev đã nói: “Đó là những tiếng khóc đau thương về sự hy sinh và mất mát, nhưng đồng thời cũng là tiếng ca vinh quang về sự bất tử”. Những độc giả yêu thơ ca Nga sẽ nhận ra nhiều bài thơ trong tập thơ này đã được phổ nhạc thành các bài hát yêu thích không chỉ ở Nga và còn ở Việt Nam.
Tuyển thơ Đợi anh về sẽ góp phần như là một chiếc cầu nối giữa văn học Nga và Văn học Việt Nam, góp phần củng cố tình hữu nghị bền chặt giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.
An Nhi
Các tin bài khác

U17 nữ Thái Lan đến Việt Nam, sẵn sàng cho trận bóng đá giao hữu

Giới thiệu những tác phẩm điện ảnh ấn tượng nhất của Ba Tư giai đoạn 2023–2025 tới khán giả Việt

Ca sĩ Nguyễn Thạc Bảo Ngọc: Sau ánh đèn sân khấu là một cuộc sống bình lặng với đam mê ca hát

Cuộc sống đằng sau màn hình máy tính của nữ streamer
Đọc nhiều

Hôm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Quảng bá dân ca quan họ Bắc Ninh tại Đức

Giới thiệu phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” tới bạn bè quốc tế

Bế mạc Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII: Hội nghị lịch sử bàn quyết sách lịch sử
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Quân y Việt - Trung khám, chữa bệnh cho người dân biên giới hai nước

Sĩ quan, cán bộ trẻ Việt - Trung cùng xây dựng biên giới hòa bình, ổn định

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
