Quảng Bình: Phát động tuần lễ với chủ đề: “Đọc và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại”
Trong những năm qua, việc xây dựng một xã hội học tập và hưởng ứng phong trào học tập suốt đời đươc Đảng bộ, nhân dân huyện nhà triển khai thực hiện đảm bảo, có hiệu quả. Minh chứng cụ thể là sự quan tâm đặc biệt của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện; Sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị xã hội: Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức, Hội Nông dân, Hội phụ nữ... Sự chỉ đạo sát của lãnh đạo các xã, thị trấn và đặc biệt cơ quan thường trực Phòng GD&ĐT, Trung tâm GDDN đã tích cực tham mưu và có những giải pháp kịp thời, hiệu quả để thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức của người học về vấn đề học tập suốt đời, bước đầu đã có những chuyển biến tích cực về chất lượng người học.
Đông đảo các em hoạc sinh tham dự buổi khai mạc |
Từ những kết quả đã gặt hái được trong những năm qua, huyện Bố Trạch đưa ra những định hướng cho những năm tiếp theo, cụ thể: Tiếp tục quy hoạch mạng lưới trường lớp, nâng cao chất lượng các Trung tâm hỗ trợ cộng đồng (TTHTCĐ) nhằm tạo điều kiện tốt nhất để mọi người học được tham gia học tập; Duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng PCGD; tiến tới PCGDMN5T tại xã Thượng Trạch vào năm 2020; Trung tâm GDDN huyện thực hiện khá tốt chương trình GDTX cấp THPT; kết quả tốt nghiệp bổ túc THPT đạt tỷ lệ cao hơn so vơi những năm học trước.
Ông Nguyễn Minh Ngọc, HUV - TP GD&ĐT phát biểu tại buổi lễ |
Hiện toàn huyện có 30/30 xã, thị trấn có TTHTCĐ, đạt tỷ lệ 100%. Trong năm 2018 các TTHTCĐ tổ chức các lớp chuyên đề (giáo dục, y tế, pháp luật, nông lâm, ngư nghiệp .v.v…); huyện trích từ ngân sách cấp kinh phí hoạt động 20 triệu đồng/1 xã, đối với các xã đặc biệt khó khăn được cấp 25 triệu đồng. Có 30/30 hội khuyến học các xã, thị trấn. Mỗi xã, thị trấn đều có các chi hội khuyến học trực thuộc. Các chi hội tiếp tục duy trì và phát triển các mô hình “Tiếng trống khuyến học”, “Học sinh tự quản”, “Nhóm bạn cùng học cùng chơi”, “Nói không với bỏ học”, “Nối vòng tay lớn”, “Chung tay góp sức đến trường”. Các chi hội tiếp tục tổ chức xe dưa đón học sinh đi học nhằm đảm bảo giờ giấc, giảm thiểu tai nạn giao thông như Hội ở: Thanh Trạch, Lý Trạch, Hải Trạch, Đức Trạch, Nhân Trạch, Lý Trạch, Đại Trạch, Sơn Trạch...
Ông Nguyễn Hữu Hồng – PCT UBND huyện Bố Trạch - Trưởng ban chỉ đạo phát biểu |
Phòng GD&ĐT phối hợp với Trung tâm GD-DN mở 05 lớp dạy nghề cho thanh niên trong độ tuổi từ 15-18 tại các xã Xuân Trạch, Lâm Trạch, Tân Trạch, Thượng Trạch); 14,3% số người lao động đã và đang tham gia học ngoại ngữ, tin học tại Trung tâm GD-DN huyện và các Trung tâm Ngoại ngữ, chủ yếu với mục đích đi xuất khẩu lao động nước ngoài; Các địa phương đều triển khai có hiệu quả các mô hình “Gia đình học tập”; “Dòng họ học tập”; “Cộng đồng học tập”...
Một số tiết mục văn nghệ tại buổi lễ |
Đọc và học tập suốt đời là luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sách là “thuốc chữa tội ngu” và là một trong những nguồn quan trọng có thể đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi tự do, bình đẳng, bác ái là gì? Người đọc sách bằng phưởng pháp kết hợp đọc và ghi chép phân loại thông tin. Bác có thói quen khi đọc, ngón tay đưa theo dòng, mắt dõi theo, chỗ nào có vấn đề chú ý thì dừng tay ghi chép hoặc đánh dấu để dễ nhận biết những chỗ cần chú ý, những số liệu và thông tin cần xử lý. Đọc báo, thấy gương người tốt muốn thưởng Huy hiệu, Bác dùng bút bi hoặc bút chì màu đỏ khuyên vào.
Cùng với buổi lễ phát động, huyện Bố Trạch đã trao tặng quà, xe đạp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn |
Người khuyên: “Muốn có nhiều tài liệu phải xem cho rộng... Xem được nhiều thứ báo chừng nào thì lấy được nhiều tài liệu chừng ấy”. Không chỉ là những người đọc để phục vụ công việc hàng ngày mới cần phải đọc, mà mỗi một người đều nên đọc sách để tăng thêm kiến thức và có những hiểu biết cho quyền lợi, nghĩa vụ của mình.
Người nhấn mạnh: “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu trong sách. Có vấn đề thông suốt thì mạnh dạn đề ra cho vỡ lẽ, đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt ra câu hỏi: “vì sao” đều phải suy nghĩ kỹ càng, xem nó có hợp với thực tế hay không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ cho chín chắn.”
Ngày nay, giới trẻ chúng ta có rất nhiều phương tiện để có thể tiếp cận thông tin thuận tiện như: Xem tivi, nghe radio, lướt web bằng điện thoại di động thông minh, máy tính bảng, máy tính,… vì thế văn hóa đọc sách gần như bị mai một, sự phát triển của công nghệ thông tin làm cho một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên chúng ta chịu ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội, các trò giải trí của internet, bên cạnh đó việc bị cuốn vào vòng quay của cuộc sống mà quên đi những lợi ích thiết thực của việc đọc sách đem lại, nhiều khi thông tin tràn ngập nhưng mà vẫn thấy thiếu, đó là khoảng trống không thể lấp đầy nếu không chịu đọc sách, nghiên cứu và tìm tòi.
Đại diện các Doanh nghiệp, mạnh thường quân trao tặng quà và tiền ủng hộ địa phương, các trường học |
Ông Nguyễn Minh Ngọc – Huyện ủy viên - TP GD&ĐT huyện Bố Trạch - UV Ban chỉ đạo tổ chức cho biết: Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời năm nay với chủ đề “ Đọc và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại”. Để thực hiện hiệu quả, cần thực hiện 4 nội dụng sau:
Thứ nhất: Kêu gọi toàn thể cán bộ, các tầng lớp nhân dân hãy quan tâm và nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập suốt đời với chủ đề “ Đọc và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại” nhằm xây dựng nền văn hóa đọc ngay trong chính từng gia đình, từng thôn xóm, từng trường học hay từng văn phòng công sở.
Thứ 2: Phát động phong trào đọc sách và xây dựng tủ sách dùng chung. Tôi đề nghị toàn thể người học hưởng ứng nhiệt thành và có những hành động thiết thực xây dựng nền văn hóa đọc và tăng trưởng sách ở các thư viện.
Thứ 3: Các trung tâm học tập cộng đồng phải tăng cường các hoạt động tư vấn, tập huấn, hướng dẫn các kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet một cách hữu ích, an toàn để nâng cao kiến thức. Tổ chức hướng dẫn cho người dân biết cách sử dụng máy tính và các thiết bị điện tử để truy cập internet và tìm kiếm những thông tin hữu ích phục vụ cho cuộc sống và công việc.
Thứ 4: Các trường học giáo dục cho học sinh nâng cao ý thức tự học học tập và rèn luyện, ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, học kết hợp với hành; khuyến khích giáo viên, học sinh tham gia các cộng đồng, tìm hiểu các phương tiện thông tin như Google, Facebook…, truyền hình, báo, tạp chí để học tập nâng cao kiến thức và chia sẻ những thông tin, những phương pháp học tập hiệu quả.
Mỗi nhà trường là một thư viện lớn, mỗi lớp học là một thư viện nhỏ, mỗi góc sân trường là một tủ sách, các đơn vị trường học hãy hình thành và phát triển, nhân rộng điển hình, mô hình về văn hóa đọc tại trường mình; tích cực có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đọc gắn với chất lượng dạy học và giáo dục đạo đức cho các em học sinh cũng như trong công tác tuyên truyền đối với người dân, trong đó có phụ huynh học sinh.
Ông Nguyễn Hữu Hồng – UVBTV Huyện ủy- PCT UBND huyện Bố Trạch chia sẻ: Có thể khẳng định, tuần lễ Học tập suốt đời năm nay với chủ đề “ Đọc và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại” thì đọc là một trong những cách học mang lại hiệu quả nhất cho người học. Đó là một công việc đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì nhưng bù lại sẽ là phần thưởng xứng đáng: là niềm vui, hạnh phúc khi chiếm lĩnh tri thức. Và đó cũng chính là vấn đề cốt lõi trong đổi mới giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển xã hội. Học tập tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách đọc sách chưa bao giờ là điều lạc hậu, cũ kĩ trong giai đoạn hiện nay.