Phòng dịch Covid-19: Tuyệt đối không đi ra ngoài khi không có việc cần thiết
Các tỉnh vùng biên chủ động ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 lây lan từ khu vực biên giới |
Thủ tướng quán triệt 6 mục tiêu nhằm hạn chế tối đa lây lan COVID-19 ra cộng đồng |
PGS, TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Ảnh: Nhân Dân) |
PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam chủ yếu ngăn chặn nhiễm Covid-19 từ nước ngoài về, ban đầu áp dụng với Trung Quốc, sau là Hàn Quốc, Iran, Ý rồi toàn châu Âu và cuối cùng với mọi quốc gia. Và thực tế đã làm rất tốt để những người nhiễm không lây lan ra cộng đồng.
“Chính vì làm tốt giai đoạn đầu nên chúng ta đã kéo dài được thời gian dịch lây ra cộng đồng. Nhiều nước không kiểm soát tốt giai đoạn đầu nên bùng phát rất nhanh như Ý, Iran hay Châu Âu là một bài học”, PGS nói.
Giải thích về một số cụm từ như "giãn cách xã hội" hay "cách ly xã hội", PGS-TS Trần Đắc Phu cho biết trên Vov: "Một số cụm từ “giãn cách xã hội”, “cách biệt xã hội”, “giãn cách địa lý”, về cơ bản là tránh tiếp xúc. Virus SARS-CoV-2 lây theo cơ chế khoảng cách gần, giao tiếp dưới 2m. Trong quá trình giao tiếp, những giọt nước bọt có virus bắn ra và chúng ta hít phải sẽ gây nguy hiểm và dẫn đến lây nhiễm.
Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hạn chế đi lại là hạn chế tiếp xúc, là giãn cách xã hội, hạn chế tụ tập đám đông chính là để hạn chế người tiếp xúc với người.
Trong điều kiện hiện nay, chúng ta không thể cấm hết, vẫn phải tổ chức các cuộc họp, phải thực hiện các công việc bắt buộc, nhưng điều cuối cùng và vô cùng quan trọng là hạn chế tiếp xúc giữa người với người nhằm giãn cách xã hội.
Việc tiếp xúc xã hội càng hạn chế được bao nhiêu thì chúng ta càng phòng dịch Covid-19 tốt bấy nhiêu."
Dù vậy, không có quốc gia nào có thể ngăn triệt để dịch lây ra cộng đồng do không thể quản được hết người từ nước ngoài về. Khi chúng ta bắt đầu kiểm soát với châu Âu thì trước đó đã có những người về nước rồi, khi ta kiểm soát được khu vực A thì khu vực B lại đã có người mắc.
Nhưng phải khẳng định, Việt Nam đã làm tốt nên kéo dài được dịch đến bây giờ với số lượng người mắc ít như vậy, trong khi nhiều quốc gia khi có 100 ca lên 1.000 ca chỉ mất 7 ngày.
Tuy nhiên, Việt Nam giờ đã chuyển sang giai đoạn 3 với nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất cao. Bằng chứng từ những ngày gần đây phần lớn các ca mắc đều do lây trong cộng đồng.
PGS Phu dẫn chứng, trước đây những ca lây ra cộng đồng còn xác định được ca F0 như khu vực Trúc Bạch, Hà Nội liên quan bệnh nhân 17, khu vực Bình Thuận liên quan bệnh nhân 34 nhưng đến ổ dịch tại Buddha hay BV Bạch Mai, giờ không thể xác định được đâu là ca nhiễm đầu tiên. Và có thể có nhiều chỗ khác cũng như vậy.
“Nguyên tắc dập dịch của Việt Nam trong giai đoạn này vẫn là phát hiện sớm, thực hiện cách ly, khoanh vùng dập dịch mạnh mẽ như bài học của Trung Quốc đã áp dụng và giờ Hàn Quốc cũng đang triển khai. Như tại Ý, một quận khoanh vùng triệt để hơn những nơi khác thì dịch cũng không bùng phát mạnh”, PGS Phu chia sẻ.
Do đó, giờ là giai đoạn cả nước phải đồng lòng, phải thực hiện giãn cách xã hội để ngăn người chưa bị bệnh tiếp xúc với người bị bệnh.
“Do Covid-19 lây qua tiếp xúc gần nên Bộ Y tế đã khuyến cáo phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu là 2m khi tiếp xúc, hạn chế gặp nhau thì sẽ hạn chế lây truyền”, PGS Phu nhấn mạnh.
Việc tự cách ly tại nhà ít nhất 2 tuần sẽ giúp những người có triệu chứng nhẹ không biết mình mắc bệnh hoặc những người không triệu chứng có nguy cơ mắc bệnh không cơ cơ hội lây bệnh ra cộng đồng.
Theo PGS Phu, khi giãn cách xã hội tốt, dịch sẽ không bùng lên thành ổ dịch lớn, đồng nghĩa chỉ là các đám cháy nhỏ thì hoàn toàn có thể dập được.
“Nếu dịch lan quá mạnh, không khoanh vùng được sẽ tạo sức ép rất lớn lên hệ thống y tế, khi đó tỉ lệ tử vong sẽ tăng cao do bác sĩ không thể dồn sức, tập trung cứu các bệnh nhân nặng”, PGS Phu chỉ rõ nguy cơ.
Vì vậy, hơn lúc nào hết, giờ mọi người dân cần quán triệt tinh thần “ai ở đâu hãy ở yên đó, nhà nào ở nhà đó”, tuyệt đối không đi ra ngoài khi không có việc cần thiết.
Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cũng hướng dẫn người dân về cách đeo khẩu trang đúng chuẩn:
- Đối với khẩu trang vải:
Che kín cả mũi lẫn miệng.
Tránh sờ tay vào khẩu trang khi đeo.
Tránh dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra.
Khi tháo khẩu trang ra chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo.
Nên thường xuyên giặt sạch khẩu trang với xà phòng để dùng lại cho lần sau.
Thường xuyên rửa tay với xà phòng để phòng bệnh.
- Đối với khẩu trang y tế thông thường:
Đeo mặt xanh ra ngoài, mặt trắng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên.
Che kín cả mũi lẫn miệng.
Tránh dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra.
Khi tháo khẩu trang ra chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo và cho vào thùng rác.
Thường xuyên rửa tay với xà phòng để phòng bệnh.
Cụ bà xin thoát nghèo ủng hộ 2 triệu phòng dịch Covid-19, hàng xóm mua 1,5 tấn gạo chia cho dân nghèo Cụ bà 82 tuổi ở Thanh Hoá từng nổi tiếng vì viết đơn xin thoát nghèo nay lại tiếp tục có nghĩa cử cao đẹp, ... |
Phải làm việc tại nhà phòng dịch Covid-19, nhân viên có bị giảm lương? Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc hạn chế tập trung nơi đông người, nhiều nhân viên được chủ doanh nghiệp, ... |
Giới hạn nhiều đường bay nội địa từ 30/3 để phòng dịch COVID-19 Bộ Giao thông - Vận tải vừa ra chỉ thị giới hạn một số đường bay nội địa để thực hiện chỉ thị của Thủ ... |