Phạt tới 15 năm tù nếu tự chế pháo nổ đốt
Pháo tự chế tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao (Ảnh minh họa) |
Trong bối cảnh Tết Nguyên đán đang đến gần, trên YouTube xuất hiện rất nhiều video hướng dẫn tự chế các loại pháo khác nhau như pháo diêm, pháo bông, pháo nổ... để sử dụng trong dịp Tết.
Đánh trúng tâm lý tò mò của người xem, những clip hướng dẫn làm pháo này thu hút hàng chục nghìn lượt xem trong thời gian ngắn. Thậm chí, có video chỉ cách làm pháo diêm đạt tới hơn 150.000 lượt xem sau 2 tuần xuất hiện.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, người làm video hướng dẫn tự chế pháo và người thực hiện việc chế tạo pháo sau khi xem clip có thể bị phạt tiền, nặng hơn nữa là phạt tù.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 137/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo, hành vi hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức bị nghiêm cấm.
Ngoài ra, người nghiên cứu, chế tạo, sản xuất pháo nổ hay thuốc pháo đều được xác định là vi phạm quy định trên. Theo luật sư, mọi cá nhân hay tổ chức vi phạm (trừ tổ chức được Chính phủ cho phép) đều phải bị xử phạt.
Còn theo quy định tại điểm e, khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020, người có hành vi hướng dẫn chế tạo pháo, sau đó đăng video lên mạng xã hội có thể bị xử lý hành chính 10-20 triệu đồng.
Đối với người xem video hướng dẫn trên YouTube rồi tự chế pháo gây tiếng nổ, điểm d, khoản 4 Điều 10 Nghị định số 167/2013 quy định : Người đó sẽ bị xử lý hành chính về hành vi sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm với mức phạt là 5-10 triệu đồng.
Đặc biệt, người tự chế tạo pháo nổ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở khung hình phạt tối đa 15 năm tù, theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự về tội Sản xuất hàng cấm.
Tương tự, người đốt pháo nổ trái phép có thể bị xem xét xử lý hành chính hoặc hình sự về hành vi gây rối trật tự công cộng, với khung hình phạt gồm phạt tiền tối đa 50 triệu đồng hoặc phạt tù lên đến 7 năm.
Người dân được đốt pháo nào để không vi phạm pháp luật? Theo Nghị định số 137/2020/NĐ - CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2021, người dân được phép sử dụng pháo hoa trong dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật. Pháo hoa được sử dụng là sản phẩm được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, màu sắc, ánh sáng trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Đây là loại pháo không có thuốc nổ, không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người. |
Phát hiện loại pháo Tết nguy hiểm hình "lựu đạn" Số pháo bị thu giữ có nhiều quả hình cầu đường kính 4cm (0,233kg), hình dạng giống lựu đạn, đặc biệt nguy hiểm. |
Tạm giữ hình sự nghi phạm đốt pháo trong đám cưới ở Hà Nội Công an huyện Sóc Sơn đã tạm giữ hình sự một đối tượng được xác định là người đốt pháo ở đám cưới xã Phù Lỗ để điều tra. |
Vụ đốt pháo đỏ đường tại đám cưới Hà Nội: Công an triệu tập một số người Công an huyện Sóc Sơn cho biết đã triệu tập một số người liên quan để xác minh, làm rõ vụ đốt pháo "đỏ đường" tại một đám cưới ở xã Phù Lỗ. |