Pháo tự hành Gepard 1A2 NATO vừa triển khai đến Ba Lan mạnh cỡ nào?
Gepard 1A2 là hệ thống pháo phòng không tự hành do Tây Đức phát triển và được trang bị từ năm 1973. Hiện nay chúng vẫn là loại pháo phòng không tự hành phổ biến của khối NATO.
Pháo phòng không tự hành Gepard IA2. Nguồn: Internet |
Được biết, vào năm 2017, NATO thành lập một nhóm chiến đấu mới để tăng cường sức mạnh phòng thủ dọc theo biên giới phía Đông của liên minh.
Với tên gọi: Nhóm Chiến đấu tăng cường hiện diện tiền tuyến Ba Lan – hay còn gọi là "Nhóm Chiến đấu Ba Lan" – nhóm này được nhận định là một trong những đơn vị cơ giới hóa đầu tiên tham chiến trong kịch bản các nước Baltic rơi vào xung đột với Nga.
Nhóm Chiến đấu Ba Lan biên chế khoảng một nghìn binh sĩ cùng với nhiều xe bọc thép. Đáng kinh ngạc hơn là nhóm có sự đóng góp của gần như tất cả các phương tiện phòng không tầm ngắn của liên minh 30 quốc gia, trong số này có cả hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard 1A2.
Về sức mạnh, so với "người tiền nhiệm", Gepard 1A2 có hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp giúp tăng tầm hoạt động và giảm thời gian phản ứng trước các mối đe dọa đường không. Ngoài ra loại đạn mới cũng được sử dụng nhằm tối ưu hóa khả năng tác chiến.
Đặt trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1 có sức cơ động cao, kíp chiến đấu của Gepard 1A2 được bảo vệ an toàn trước hỏa lực bộ binh thông thường cũng như tác nhân xạ - sinh - hóa.
Theo đánh giá từ giới chuyên gia, cho tới nay, Gepard 1A2 do Đức phát triển vẫn luôn giữ vững vị trí nằm trong top đầu thế giới.