Những lễ hội từ Nam ra Bắc không thể bỏ lỡ trong dịp Tết Canh Tý 2020
Khai bút đầu năm Canh Tý 2020 ngày nào đẹp nhất? |
Lời chúc Tết Xuân Canh Tý 2020 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng |
Mỗi dịp Tết đến Xuân về trên cả nước có hàng trăm các lễ hội tết được tổ chức, mỗi một lễ hội lại mang những nét đặc trưng về bản sắc và văn hóa vùng miền. Tuy nhiên, tất cả đều có chung một ước muốn năm mới may mắn, mùa màng bội thu và nhà nhà no ấm.
Dưới đây là một số những lễ hội đặc trưng, nổi tiếng không thể bỏ qua trong dịp Tết Canh Tý 2020:
Lễ hội chùa Hương (Hà Nội)
Lễ hội chùa Hương. (Ảnh ĐSPL) |
Hội bắt đầu vào ngày 6 tháng Giêng, và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Hàng năm các du khách kéo về lễ hội chùa Hương rất đông vừa để cầu chúc một năm mới an lành, may mắn, tấn tài tấn lộc vừa là quãng thời gian du xuân sau tết ngắm cảnh và du thuyền sông nước của lễ hội.
Lễ hội Lồng Tông (Tuyên Quang)
Lễ hội Lồng Tông đặc trưng ở Tuyên Quang. (Ảnh báo Tuyên Quang) |
Là một lễ hội đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang. Lễ hội Lồng Tông được tổ chức vào mùng 8 tháng Giêng hàng năm với mong ước cầu một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình ấm no, hạnh phúc. "Lồng Tông" tiếng Tày nghĩa là xuống đồng
Hội rước pháo Đồng Kỵ (Bắc Ninh)
Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ. (Ảnh báo Bắc Ninh) |
Hội rước pháo Đồng Kỵ được tổ chức vào mùng 4 – mùng 6 tháng Giêng,là lễ hội nổi tiếng và lâu đời nhất của người dân Bắc Ninh để tưởng nhớ về vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, người ra lệnh xuất quân đánh giặc.
Lễ hội có nhiều trò chơi dân gian và các tiết mục hát quan họ đặc trưng của người Bắc Ninh.
Hội Lim (Bắc Ninh)
Hội Lim mang trong mình vẻ đẹp và đặc trưng của đất Kinh Bắc. (Ảnh Tạp chí BHXH) |
Đây là một lễ hội lớn được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng hàng năm, và tổ chức ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Lễ hội có rước kiệu được thực hiện bằng đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ sặc sỡ sắc màu như thời ngày xưa ở các hội chùa cùng nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật,đập niêu và chắc chắn không thể thiếu hát quan họ Bắc Ninh.
Lễ hội Yên Tử, Quảng Ninh
Hội Yên Tử thu hút hàng trăm ngàn Phật tử mỗi năm. (Ảnh báo Dân Việt) |
Lễ hội chùa Yên Tử được coi là một trong những lễ hội lớn nhất ở Việt Nam bởi đây là trung tâm phật giáo lớn của cả nước. Các du khách sẽ đến từ sáng sớm để leo tới ngôi chùa làm bằng đồng nằm trên đỉnh non thiêng.
Hằng năm vào mùa lễ hội thu hút hàng trăm nghìn lượt khách ở khắp mọi nơi. Lễ hội được tổ chức theo thông lệ hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng đến hết tháng 3 (âm lịch).
Tại đây có rất nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc như đấu võ, đấu vật,đập niêu và các trò chơi dân gian khác.
Hội Đền Trần, Nam Định
Lễ hội Đền Trần. (Ảnh TTXVN) |
Lễ hội ở đền Trần thường diễn ra vào 3 ngày, từ 13 ,14,15 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội Đền Trần được mở đầu bằng lễ khai ấn vào đúng giờ Tý (giữa đêm).
Ấn được phát tại 3 gian. Chính vì thế gần đây, hành khách tới hành lễ cầu bình an, phúc lộc tại đền Trần vào dịp hội đều xin hoặc mua được tờ ấn với mong ước sẽ được thăng tiến trong nghề nghiệp.
Lễ hội Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội)
Hội Gióng ở Sóc Sơn, Hà Nội. (Ảnh báo Tri Thức Trẻ). |
Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội vào ngày 6/1, để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Lễ hội đền Bà Đen (Tây Ninh)
Lễ hội đền Bà Đen. (Ảnh Tạp chí Tuyên giáo) |
Hàng năm vào dịp xuân về, từ chiều 30 tết nguyên Đán đến suốt tháng Giêng, tháng Hai âm lịch - nhất là ngày rằm tháng Giêng, du khách trong tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác ở Nam Bộ đổ về hành hương, lễ bái và tham quan du lịch rất đông đúc.
Núi Bà thường được gọi là Núi Bà Ðen do truyền thuyết, có một người con gái tên là Ðênh (sau gọi chệch sang là Ðen) sùng phật đạo, con một viên quan trấn thủ người Miên. Do từ chối ép duyên với con quan trấn vùng Trảng Bàng, nàng Ðênh bỏ nhà trốn lên núi xuất gia cầu đạo và chết ở đó.
Từ chân núi, khách trẩy Hội phải đi bộ và leo núi, phải vào lễ đền Linh Sơn Thánh Mẫu rồi nghỉ ngơi. Ai khoẻ chân lại tiếp tục đường mòn leo núi để lễ chùa.
Nơi đây, nhà chùa có cơm chay đãi khách, khách cứ việc dùng rồi cúng tiền vào chùa, có hoặc không, nhiều hoặc ít tuỳ tâm. Thậm chí nếu khách muốn lưu lại chùa một, hai ngày vẫn được nhà chùa thết đãi nồng hậu, vì rằng ở chốn tu hành, đồng tiền không có nghĩa và người mộ đạo ai cũng như ai.
Lễ hội Dinh Cô (Bà Rịa-Vũng Tàu)
Lễ hội Dinh Cô ở Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh báo TNMT) |
Lễ hội Dinh Cô được diễn ra hằng năm từ 10 đến 12 tháng 2 âm lịch. Đây là nét đẹp văn hoá truyền thống có từ lâu đời, để tôn vinh những người dân bản xứ chăm chỉ làm ăn với nghề chài lưới, đồng thời được coi là lễ hội “xuất quân” ra khơi đánh bắt hải sản, ngợi ca truyền thống làm giàu, xây dựng quê hương, cầu quốc thái dân an mùa màng bội thu…
Hình ảnh con người 10 quốc gia ASEAN diễn ra tại Làng Sen quê Bác Triển lãm ảnh "Đất nước, con người ASEAN" sẽ được tổ chức trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí ... |
Khám phá ẩm thực Pháp tại Lễ hội ẩm thực “Ballade en France” “Balade en France” năm nay giới thiệu tới người dân Việt Nam các món ăn đặc sắc, các loại rượu vang, bánh ngọt nổi tiếng ... |
Hơn 100 du khách quốc tế tham gia Lễ hội bánh chưng năm 2020 tỉnh Bình Thuận Sáng 11/01, hơn 100 du khách quốc tế từ nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, Nga, Đức, Hàn Quốc… đã tham gia gói bánh chưng và trải nghiệm ... |