Nhờ EVFTA, thương mại Việt Nam-Đức có thể đạt 20 tỷ Euro trong vài năm tới
Việt Nam, Indonesia nhất trí sớm đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 15 tỷ USD Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Indonesia, ngay sau hội đàm, Chủ tịch nước và Tổng thống Indonesia đã gặp gỡ báo chí. |
Cách tiếp cận chung – Lợi thế cho quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – New Zealand Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Tredene Dobson cho rằng việc cùng có cách tiếp cận chung trong chính sách kinh tế và thương mại cũng như ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, cởi mở, minh bạch và tăng trưởng bao trùm chính là động lực cho sự tăng cường kết nối giữa Việt Nam và New Zealand trong thời gian qua. |
Ông Marko Walde, Trưởng Đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK) |
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 11/2022, Đức có 438 dự án FDI tại Việt Nam. Hiện nay, khoảng 500 doanh nghiệp Đức đang hoạt động tại Việt Nam, tạo ra gần 50.000 việc làm, qua đó tiếp tục có những đóng góp tích cực cho quan hệ kinh tế song phương.
Chặng đường một thập kỷ qua, hàng hóa thương mại song phương giữa hai quốc gia đã tăng gấp bốn lần và Đức đang là đối tác thương mại EU lớn nhất của Việt Nam với khối lượng thương mại là 14,4 tỷ Euro năm 2021.
Với động lực từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức kỳ vọng khối lượng thương mại Việt Nam-Đức sẽ đạt khoảng 20 tỷ Euro trong vòng hai đến ba năm tới. Hiệp định giúp giảm thuế quan, những rào cản kỹ thuật đáng kể cho hàng hóa hai nước khi vào thị trường của nhau.
Bước sang năm 2023, triển vọng kinh tế Việt Nam khá lạc quan. Việt Nam đã tận dụng tốt vị thế của mình là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cũng như những lợi thế mà các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại.
Về chiến lược đầu tư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức thông thường lựa chọn đầu tư vào khu vực Đông Âu do sự gần gũi về mặt địa lý. Các doanh nghiệp này bị hạn chế về nguồn lực tài chính nên thường lựa chọn những thị trường lớn, tiêu biểu như Trung Quốc để đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay, chiến lược này đã được mở rộng hơn, họ đã quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam.
Với “Chiến lược Trung Quốc+1”, các doanh nghiệp châu Âu nói chung và doanh nghiệp Đức nói riêng đang theo đuổi kế hoạch phân bổ và đa dạng hóa địa điểm đầu tư. Một số doanh nghiệp lựa chọn Bangladesh, Sri Lanka hay Ấn Độ nhưng có đến hơn 60% doanh nghiệp nhìn vào khu vực Đông Nam Á, trong đó Thái Lan và Việt Nam là hai đích ngắm quan trọng.
Việt Nam đang đặc biệt hấp dẫn doanh nghiệp Đức do sở hữu vị trí rất quan trọng trong dòng dịch chuyển thương mại quốc tế. Trong 10 nước của ASEAN thì chỉ có bốn nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong đó có Việt Nam và chỉ có hai nước có FTA với EU là Singapore và Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều lợi thế để đầu tư sản xuất: doanh nghiệp Đức có thể đầu tư với 100% vốn nước ngoài, người lao động Việt Nam rất chăm chỉ học hỏi, nhiều ưu đãi về đầu tư, hạ tầng… Cùng với đó là sự gắn kết chặt chẽ về kinh tế - xã hội giữa Đức và Việt Nam, nhất là các bang thuộc Đông Đức cũ. Điều này đã xây dựng lên mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức.
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Lào hướng tới mốc 2 tỷ USD Tại Diễn đàn Thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam-Lào 2022, nhiều ý kiến cho rằng với tốc độ tăng trưởng thương mại bình quân đạt trên 10%/năm, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Lào sẽ sớm đạt mức 2 tỷ USD trong thời gian tới. |
Việt Nam-New Zealand hướng tới thương mại song phương 2 tỷ USD Hợp tác kinh tế-thương mại luôn là một trong những điểm sáng quan trọng và hai bên phấn đấu đạt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên mức 2 tỷ USD, vào năm 2024. |