Nhiều sáng kiến nâng cao chất lượng công tác đào tạo và quản lý lưu học sinh Lào tại Thái Nguyên
Đại sứ quán Lào đánh giá cao Trường Cao đẳng Thái Nguyên trong đào tạo học sinh, sinh viên nước bạn Ngày 15/12/2021, tại Thái Nguyên, đoàn Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, TW Hội hữu nghị Việt Nam – Lào do Đại sứ Sẻng-phết Hùng-bun-nhuông dẫn đầu đã đến thăm Trường Cao đẳng Thái Nguyên. |
Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho quân dân trên các đảo của Tổ quốc Chiều 25/11, tại Hải Phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Hội nghị ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo giai đoạn 2021 - 2026. |
Đây cũng là dịp các đại biểu đề xuất những giải pháp, kiến nghị với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng phục vụ cho công tác đào tạo và quản lý liên quan đến quyền lợi của LHS Lào đang học tập tại Thái Nguyên. Đồng thời góp phần thực hiện thành công Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục tiêu xuyên suốt giai đoạn 2021 - 2030 là tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực cho Lào.
Ông Trần Văn Túy, nguyên Ủy viên BCH TW Đảng, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Trưởng ban Công tác đại biểu quốc hội, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch TW Hội hữu nghị Việt Nam – Lào phát biểu tại Hội thảo |
Ông Trần Văn Túy cho biết: "Mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào là tài sản chung vô giá của hai dân tộc chúng ta. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có những chuyển biến nhanh chóng, tác động mạnh tới Việt Nam và Lào thì việc gìn giữ, phát huy mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước là mệnh lệnh của trái tim và trách nhiệm cao cả của các cấp, các ngành, các tổ chức và nhân dân hai nước Việt Nam và Lào. Những năm gần đây khi mà cả hai nước chúng ta cùng ra sức đẩy mạnh công cuộc đổi mới và phát triển đất nước thì sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, nhất là sự hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực đã, đang và sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng".
Các đại biểu tham dự hội thảo. |
Quản lý đầu vào là quan trọng
Đại sứ Lào tại Việt Nam Sẻng Phết Hùng Bun Nhuông cho rằng việc bồi dưỡng, đào tạo và quản lý LHS Lào cần đáp ứng được một cách mạnh mẽ, toàn diện theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới của Lào. |
Năm 2021 và thời gian tới, Đại sứ Lào tại Việt Nam Sẻng Phết Hùng Bun Nhuông mong muốn các bên sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau để nâng cao chất lượng đào tạo và quản lý LHS Lào tốt hơn. Đại sứ chia sẻ: Muốn nâng cao chất lượng đào tạo và quản lý, yếu tố đầu vào là quan trọng. Trong năm học tới Bộ Giáo dục và Thể thao Lào sẽ tiếp tục chỉ đạo các Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh tổ chức việc học - giảng dạy tiếng Việt ít nhất 4 tháng cho LHS Lào đi theo diện tự túc, học bổng hợp tác, học bổng dự án ở Việt Nam. Khả năng sử dụng tiếng Việt là trở ngại lớn nhất đối với việc học tập của LHS Lào để tiếp thu kiến thức chuyên môn, khoa học và kỹ năng từ các thầy cô, chuyên gia. Các bộ phận liên quan của Lào sẽ điều chỉnh lại tiêu chuẩn tuyển chọn và đưa LHS Lào sang Việt Nam học tập theo tiêu chuẩn giáo dục của Việt Nam. Vì ngoài trình độ tiếng Việt, LHS Lào còn có những trở ngại như: trình độ văn hóa phổ thông có sự chênh lệch với sinh viên Việt Nam. Ngoài ra, việc tuyển chọn sinh viên cũng nên cần quan tâm thêm đến tư tưởng và đạo đức.
Đại sứ đề nghị các cơ sở giáo dục tiếp tục tổ chức dạy thêm tiếng Việt và trình độ chuyên môn cho LHS Lào đối với những em có trình độ tiếng Việt chưa tốt và đề nghị các cơ sở giáo dục tổng kết báo cáo hoạt động và thành tích học tập của LHS Lào tới Đại sứ quán Lào vào cuối tháng 6 và tháng 12 hằng năm. Đồng thời các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện nghiêm chính sách, nội quy, quy chế đối với LHS Lào.
Nâng cao năng lực tiếng Việt cho LHS Lào
Boun Soukhaluck, Thạc sĩ Toán Giải tích của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên: Xác định rõ mục đích học tập Boun Soukhaluck từng là thủ khoa trong khóa học Dự bị tiếng Việt năm 2018 - 2019 tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên, đạt giải Nhất trong cuộc thi Hùng biện tiếng Anh tại Thủ đô Viêng Chăn chia sẻ về cách học Tiếng Việt hiệu quả. Theo Boun Soukhaluck, việc quan trọng nhất khi học tiếng Việt là người học cần xác định rõ mục đích, học tiếng Việt để làm gì và muốn đạt được trình độ nào và cần luôn nỗ lực hết sức để đạt kết quả học tập tốt nhất. Đối với Boun Soukhaluck, việc học trong lớp là để làm quen với các kiến thức, việc tự nghiên cứu và tự tìm hiểu mới là quan trọng nhất. Ngoài giờ học trên lớp, em luôn dành thời gian của mình để đọc báo tiếng Việt và ít nhất 2-3 tuần đọc một cuốn sách. Mỗi ngày em dành thời gian để tập nghe thời sự hay xem phim tiếng Việt ít nhất 20 - 30 phút, mỗi tuần em tự viết 1-2 bài luận theo các chủ đề tự chọn. "Từ ngày đầu tiên học tiếng Việt cho đến nay, hình như không có ngày nào em không trò truyện hay giao tiếp với người Việt Nam, em luôn coi tất cả những người Việt Nam mà em được tiếp xúc đều là giáo viên dạy tiếng Việt của em. Ngoài việc tự học và chăm chỉ tìm hiểu trong khi học tiếng Việt, trước đó, bản thân em đã phải nắm chắc về ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Theo em, muốn học tốt tiếng Việt thì người học cần thấu hiểu về ngôn ngữ mẹ đẻ của mình trước đã nhất là về mặt ngữ pháp để có thể phân biệt được sự khác biệt giữa văn viết và văn nói để áp dụng đúng trong từng trường hợp cụ thể. Một thử thách rất lớn không chỉ đối với em mà toàn bộ LHS Lào khi học tiếng Việt là tạm bỏ thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. Khi học tiếng Việt, em đã cố gắng hết sức để suy nghĩ của mình theo kiểu của người Việt và áp dụng vào việc học ngôn ngữ này một cách tự nhiên nhất. Một điều rất quan trọng với việc học tiếng Việt là em phải chấp nhận sự khác biệt của hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Lào, đôi khi em thấy chúng không thể dịch trực tiếp từ tiếng Việt sang tiếng Lào hoặc ngược lại vì cách diễn đạt, ngữ pháp ở văn viết, văn nói trong hai ngôn ngữ này hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, người học phải tự biết cách điều chỉnh ngữ nghĩa, ngữ pháp cho phù hợp. Một điều cần thiết nữa mà người học ngôn ngữ thứ hai cần phải có là năng khiếu và tư duy sáng tạo. Trong suốt quá trình học tiếng Việt, em đã rất cố gắng rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo thông qua việc đọc sách báo". |
Ths. Phạm Thị Hồng Nhung - Giảng viên Khoa Truyền thông Đa phương tiện - Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên: Dạy tiếng Việt thông qua hình ảnh Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên sử dụng hình ảnh trong giảng dạy Tiếng Việt cho LHS Lào. Phương pháp chia làm 2 trình độ cơ sở và nâng cao. Cách dạy này này mang lại nhiều ưu điểm, làm cho tiết học trở nên thú vị, sôi nổi, thu hút sự tập trung chú ý của LHS. Bên cạnh đó, còn làm cho việc tiếp nhận từ mới và các mẫu câu cơ bản trở nên đơn giản, nhanh chóng, rèn luyện khả năng tư duy logic và tính sáng tạo, khả năng diễn đạt của LHS. Với việc áp dụng phương pháp sử dụng hình ảnh trong giảng dạy Tiếng Việt sẽ đem lại bầu không khí thật vui vẻ, thoải mái, cần thiết và hữu ích đối LHS Lào. |
PGS.TS Trịnh Thanh Hải - Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên: Học Tiếng Việt qua trải nghiệm thực tế Trường Đại học Khoa học– Đại học Thái Nguyên đã rất chú ý xây dựng chương trình bổ trợ, linh hoạt với mục đích giúp cho LHS Lào tăng cường khả năng tiếng Việt như: Các hoạt động rèn luyện năng lực sử dụng tiếng Việt theo bối cảnh thực thông qua các hoạt động trải nghiệm văn hóa, du lịch, ẩm thực; các cuộc thi… Một số khoa, bộ môn đã xây dựng chương trình “cặp học tập”, cử 01 sinh viên Việt Nam kèm 01 LHS Lào; hoặc triển khai chương trình “HOMESTAY”, mời các bạn sinh viên Lào ở cùng gia đình các thầy cô giáo trong một số ngày để vừa kèm cặp, giúp đỡ về chuyên môn, về tiếng Việt, vừa tạo điều kiện giúp các bạn hiểu hơn về nét văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Chú trọng chăm lo đời sống tinh thần cho LHS Lào Hằng năm, nhà trường thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa văn nghệ, thăm hỏi, tặng quà cho LHS Lào nhân dịp Tết cổ truyền; Ngày Quốc khánh hai nước. Các khoa, bộ môn chủ động xây dựng nhiều chương trình giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho LHS đơn vị nh}n dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của 2 dân tộc. Có thể kể đến một số hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao như: thi hùng biện tiếng Việt cho LHS Lào, giao lưu văn nghệ, tổ chức gặp mặt tân sinh viên Lào, tọa đàm “Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào”, Hội thi “Mâm cơm cổ truyền vui tết Việt Nam”; tham dự Lễ đón cơm mới của người Tày tại Khu bảo tồn Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải; giải bóng đá truyền… Đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán năm 2021, trường đã phát động tặng cán bộ, giáo viên tặng nhu yếu phẩm thường được dùng trong dịp Tết (bánh trưng, thịt, dưa hành, gạo nếp…) cho LHS Lào để các bạn có thể cảm nhận được không khí cũng như nét văn hóa Việt trong dịp Tết Nguyên đán. Trong các ngày Tết, đích thân lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các khoa/bộ môn, các tổ chức đoàn thể đã đến chúc Tết LHS Lào tại ký túc xá. Điều này thực sự gây được ấn tượng tốt đẹp cho các bạn LHS Lào đang học tập tại Trường. Ngoài ra, Chương trình “Ký túc xá là nhà” cũng là một điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ các bạn LHS Lào. Nhà trường đầu tư thêm về cơ sở vật chất nhằm giúp có được đầy đủ các phương tiện phục vụ việc học tập cũng như rèn luyện thể dục thể thao tại ký túc xá, cải tạo cảnh quan, môi trường, hướng đến một không quan sống, sinh hoạt vừa gần gũi, văn minh lại vừa xanh, sạch, đẹp. |
PGS.TS Trần Thanh Vân - Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên phát biểu tại Hội thảo. |
"Với vị thế của một đại học vùng, đại học trọng điểm của Việt Nam và là trung tâm đào tạo và nghiên cứu của vùng Đông Bắc Việt Nam; với truyền thống có bề dày lịch sử với những kết quả đã đạt được trong hoạt động hợp tác đào tạo với CHDCND Lào; với với vai trò là thành viên quan trọng của Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên cam kết sẽ tiếp tục đóng góp hơn nữa trong việc phát triển mối quan hệ hợp tác nói chung và quan hệ hợp tác trong giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ giữa hai nước Việt Nam - Lào", PGS.TS Trần Thanh Vân - Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên nhấn mạnh.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. |
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có hơn 1.700 LHS Lào đang học tập tại 11 trường, trong đó có 9 trường Đại học, 1 trường Cao đẳng (Thái Nguyên) và Trường Văn hóa, thuộc Bộ Công an. Từ khi có Đại học Thái Nguyên và các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, Thái Nguyên trở thành một trong các Trung tâm giáo dục - đào tạo Quốc gia, LHS Lào sang Thái Nguyên học tập ngày càng đông. Có năm lên đến trên 2.000 học sinh, sinh viên bao gồm cả 4 hệ đào tạo: Trung học phổ thông, Cao đẳng, Đại học và sau đại học. |
Thủ tướng thúc đẩy hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao với Nhật Bản Sáng ngày 24/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Thủ tướng đã tiếp lãnh đạo của hai trường đại học lớn tại Nhật Bản là Đại học Waseda và Đại học Hiroshima. |
Quảng Nam chuẩn bị tiếp nhận 45 lưu học sinh Lào sang học tập sau dịch Covid-19 Tỉnh Quảng Nam đang phối hợp tỉnh Sekong và Champasak (Lào) cùng cơ quan ngoại giao hai nước để hoàn tất thủ tục xuất nhập cảnh sang Việt Nam theo quy định để tiến hành bàn giao và tiếp nhận lưu học sinh Lào sang học tập tại tỉnh Quảng Nam. |