Nguyên Trưởng BQL dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 khai "phải chịu sức ép ghê gớm" từ ông Đinh La Thăng
Sáng 8/1, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm.
Trước khi VKS công bố cáo trạng, luật sư Nguyễn Văn Chiến (1 trong 6 luật sư bảo vệ bị cáo Nguyễn Quốc Khánh) đề nghị tòa cách ly các bị cáo và nhân chứng có lời khai đối lập khi xét hỏi.
Trong phần cáo trạng, đại diện Viện kiểm sát đã nêu rõ hành vi phạm tội của các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng đồng phạm.
Sau buổi sáng làm việc, các bị cáo được che ô kín mặt đưa vào phòng chờ xử. Chiều nay, phiên tòa tiếp tục diễn ra từ 13h30 đến 18h.
Đoàn xe chở các bị cáo về lại trại giam lúc 18h:
Ảnh: Gia Chính
Ảnh: Gia Chính
Ảnh: Gia Chính
Một số hình ảnh ông Đinh La Thăng và ông Trịnh Xuân Thanh rời tòa sau phiên xử chiều 8/1:
17h20: HĐXX tuyên bố tạm nghỉ phiên tòa. Sáng mai 9/1 tiếp tục phiên tòa từ lúc 8h sáng
16h40: HĐXX hỏi bị cáo Vũ Hồng Chương, nguyên Trưởng ban quản lý dự án điện lực dầu khí Thái Bình 2.
Xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Cáo trạng cho rằng Trịnh Xuân Thanh quanh co, cản trở điều tra
Bị cáo Chương khai, thời điểm đó, bị cáo nghe phong thanh hợp đồng đó chưa đủ điều kiện thực hiện. Ban quản lý dự án là cầu nối giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Bị cáo "chết" là vì có làm công văn đề nghị tạm ứng tiền. Sau đó, ở thời điểm chuyển giao chủ đầu tư, bị cáo biết, hợp đồng có vấn đề lớn.
Để tránh rủi ro cho chủ đầu tư, bị cáo đã ba lần gửi công văn báo cáo rõ tình trạng hợp đồng 33 đề nghị Tập đoàn xem xét, có ý kiến nhưng không ai trả lời. Bị cáo gửi một báo cáo cho PVPower và có chuyển PVN để báo cáo, có hai công văn bị cáo gửi trực tiếp cho Ban TGĐ và HĐTV PVN.
Sau khi chuyển tiền đợt đầu tiên cho Ban quản lý dự án, Tập đoàn PVN có gửi một công văn hỏa tốc đề nghị Ban quản lý dự án chuyển ngay tiền cho PVC trong ngày (do ông Nguyễn Xuân Sơn ký, đóng dấu hỏa tốc).
Ngay sau đó, HĐXX hỏi bị cáo Nguyễn Xuân Sơn về việc này. Bị cáo Sơn cho biết, có công văn ông Chương gửi lên bị cáo. Khi đọc các công văn đó, bị cáo thấy việc đàm phán tỷ lệ tạm ứng chưa đi đến thống nhất. Bị cáo thấy Tập đoàn đã có ý kiến chỉ đạo việc chuyển tiền theo hợp đồng nên bị cáo chuyển tiền.
Sau đó, bị cáo có công văn hướng dẫn rõ việc kiểm tra, giám sát. Bị cáo Sơn cũng khai việc ký công văn hỏa tốc này thực hiện theo Chủ tịch Tập đoàn là phải thực hiện nay. Vì vậy, bị cáo mới cấp tiền cho Ban quản lý và yêu cầu chuyển tiền ngay cho PVC để khỏi lệch nhau về tỉ giá.
Bị cáo Chương sau đó đề nghị Tòa kiểm tra lại các công văn bị cáo đã gửi.
"Bị cáo nhận thức hợp đồng 33 là sai, kể cả điều khoản tạm ứng", bị cáo Chương khẳng định và cho biết, thời điểm đó bị cáo chưa nhận được toàn bộ hồ sơ hợp đồng, chỉ rà soát trên hồ sơ hợp đồng. Sau khi nhận được toàn bộ hồ sơ pháp lý bị cáo đã báo cáo đề nghị thanh lý hợp đồng.
Ông Chương sau đó đã khá gay gắt khi khai tại tòa.
Bị cáo Chương (bên trái) và Phùng Đình Thực (phải)
"Bị cáo chịu sức ép từ lãnh đạo Tập đoàn, cụ thể là các công văn của anh Sơn. Sau đó, lại nhận được công văn yêu cầu phải chuyển tiền trong ngày", bị cáo Chương nói.
HĐXX đã mời ông Phùng Đình Thực, nguyên TGĐ PVN. Ông Thực khai các công văn nhận được theo quy định của Tập đoàn văn phòng có thể chuyển thẳng đến các Phó TGĐ phụ trách lĩnh vực để xử lý.
HĐXX hỏi thêm về hai công văn bị cáo Chương trực tiếp gửi PVN. Bị cáo Chương cho hay, đã làm hết trách nhiệm của mình nhưng cũng không thể làm trái được lãnh đạo Tập đoàn.
"Cụ thể là ai?", Thẩm phán Trương Việt Toàn ngắt lời.
"Cụ thể là anh Đinh La Thăng", bị cáo Chương đáp và khai thêm: "Tôi phải chịu sức ép ghê gớm quá, ai lại yêu cầu chuyển tiền ngay trong ngày. Tôi là đơn vị cấp dưới, hạch toán phụ thuộc nên phải nghe lệnh của cấp trên".
16h: HĐXX mời bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Phó TGĐ PVN
Theo bị cáo Sơn, chỉ đạo PVC đẩy nhanh tiến độ do ông Đinh La Thăng chỉ đạo.
"Hợp đồng 33 và Hợp đồng chuyển đổi tại sao lại tạm ứng?", HĐXX hỏi.
Bị cáo Sơn trả lời: Mới về PVN nhận nhiệm vụ Phó tổng tử 2011, quá trình ký kết chuyển giao bị cáo không được tham dự, chỉ đạo, lập dự án cũng như chuyển đổi hợp đồng về tập đoàn.
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn trả lời chất vấn tại phiên tòa chiều 8/1
Bị cáo cho biết thêm, công trình Thái Bình 2 thực hiện theo cơ chế đặc thù, cần đẩy nhanh tiến độ, cần phải tạm ứng cho nhà thầu đủ số tiền tạm ứng. Việc chỉ đạo chuyển tiền cho tổng thầu PVC là theo chức trách nhiệm vụ của ban quản lý đã được Tập đoàn phân công theo quy chế của tập đoàn. Tại thời điểm đó bị cáo Sơn có nhận thức được Hợp đồng 33 không đủ điều kiện để thực hiện.
"Bị cáo thấy mình có trách nhiệm trong việc quản lý tài chính của Tập đoàn. Tập đoàn có quy chế quản lý giám sát rất rõ. Quá tình thực hiện bị cáo có văn bản 4522 ngày 22/5 đề xuất thực hiện việc tạm ứng cho nhà thầu theo đúng mục đích, kiểm tra để tránh thất thoát, ảnh hưởng đến tài chính của dự án.
Có 2 vấn đề bị cáo xin trình bày, việc chuyển tiền có 2 quy trình. Có 2 quyết định nhưng tiền chuyển 4 lần, bị cáo nghĩ Hợp đồng thực hiện theo quy chế hoàn chỉnh. Việc chuyển tiền của bị cáo từ từ tài khoản này ra tài khoản kia của tập đoàn không phải chuyển ra ngoài tập đoàn".
HĐXX đặt câu hỏi: Theo bị cáo nhận thức Hợp đồng 33 và 4194 có vấn đề không?
Bị cáo Sơn trả lời: Lúc bị cáo thực hiện chuyển tiền tạm ứng thì không thấy có vấn đề. Sau này làm việc với kiểm sát viên thì bị cáo được biết thì bị cáo mới biết nó có vi phạm nhất định. Về vai trò của bị cáo Thăng trong việc này, bị cáo Sơn cho hay, đơn vị kinh doanh nào người đứng đầu cũng có.
HĐXX hỏi vì bị cáo khai đây là mệnh lệnh bị cáo phải thực hiện, tức bị cáo nhận thức được mệnh lệnh này có vấn đề? Bị cáo Sơn nêu: Nếu bị cáo nhận thấy hợp đồng có vấn đề thì chắc chắn bị cáo không thực hiện.
15h40: Tòa mời bị cáo Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Phó Tổng giám đốc PVN lên trả lời.
Bị cáo Khánh khai, đối với dự án Thái Bình 2, HĐTV có Nghị quyết do ông Đinh La Thăng, trong đó, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, lựa chọn và giao HĐTV PVPower là chủ đầu tư.
Nhiệm vụ của bị cáo Khánh là đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ ký kết hợp đồng. HĐXX hỏi, việc Nghị quyết HĐTV chỉ đạo ký hợp đồng 33 thì bị cáo thấy thế nào? Bị cáo Khánh trả lời Hợp đồng 33 là PVPower ký với PVC, khi ký xong mới thấy không đủ cơ sở pháp lý, thủ tục, chưa được HĐTV PVPower phê duyệt, nội dung hợp đồng sơ sài có 8 trang, 10 điều và thiếu nhiều điều khoản…
Hợp đồng này chưa thể thực hiện và không có cơ sở để tạm ứng tiền.
Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh trả lời chất vấn tại phiên tòa chiều 8/1
HĐXX: Vậy tại sao bị cáo lại ký kết?
Bị cáo Khánh trả lời: Sau khi PVPower ký, lúc đầu báo cáo có đủ nhưng sau đó anh Đinh La Thăng chủ trì cuộc họp yêu cầu rà soát kỹ lại hợp đồng này là do chủ đầu tư đã chuyển về PVN nên bắt buộc phải chuyển đổi.
Theo bị cáo Khánh, mục đích chuyển đổi vì Hợp đồng 33 còn thiếu nên phải chuyển đổi mục đích. Buổi chủ trì rà soát lại Hợp đồng 33 gồm ông Đinh La Thăng chủ trì và có chỉ đạo rà soát lại để ký hợp đồng với PVC thì trên tinh thần đó bị cáo rà soát lại.
Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh
HĐXX hỏi tiếp, bị cáo nhận thức Hợp đồng 33 còn thiếu mà sao khi ký hợp đồng 4194 không điều chỉnh lại ngay? Bị cáo Khánh cho rằng, vì lúc đó chưa thể hoàn thiện được ngay.
"Thực sự bị cáo với vai trò để xảy ra việc ký hợp đồng 33 do công ty cấp dưới nhưng bị cáo hết sức ăn năn, mình đã thiếu việc kiểm tra giám sát, để cấp dưới làm sai", bị cáo Khánh nói.
Ai là người chỉ đạo chuyển đổi hợp đồng về PVN?, HĐXX đặt câu hỏi. Bị cáo Khánh cho hay, lúc đó, có văn bản ủy quyền của Chủ tịch PVN.
15h20: Tòa hỏi bị cáo Trương Quốc Dũng (SN 1982), nguyên Phó Tổng giám đốc PVC. Bị cáo Dũng khai, ký 2 ủy nhiệm chi 40 tỷ đồng góp vốn vào Công ty xây lắp dầu khí Nghệ An do còn trẻ, chủ quan, ý thức, áp lực chỉ đạo của các anh, chưa nắm được công việc.
Việc chỉ đạo của HĐQT góp vốn là đúng hay sai?
"Bị cáo nhận thức là sai vì lúc đó con tàu đang đắm nên vớt được gì thì vớt, chạy nháo nhào. Phải qua 5 lớp cửa mới vào được phòng Tổng giám đốc", bị cáo Dũng nói.
14h55: HĐXX hỏi bị cáo Phạm Tiến Đạt (nguyên kế toán trưởng PVC)
Bị cáo Đạt khai, sau khi nhận chức kế toán trưởng, bị cáo đã có một báo cáo tài chính, trong đó có nội dung, các khoản công nợ phải thu của PVC (tại thời điểm bị cáo nhận vai trò kế toán trưởng) là rất lớn, bị các đơn vị chiếm dụng vốn, trong khi Tổng công ty phải đi vay ngân hàng, phải trả lãi.
Bị cáo có kiến nghị lãnh đạo PVC phải thu hồi công nợ và có cảnh báo về tình trạng thua lỗ. Bị cáo cũng báo cáo là tình trạng tài chính của Tổng công ty rất khó khăn, nếu góp vốn vào các công ty khác cũng không có vốn để góp. Tuy nhiên sau đó bị cáo vẫn phải thực hiện theo Nghị quyết của các thành viên HĐQT.
14h47: Tòa mời bị cáo Nguyễn Văn Tiến, nguyên Phó Tổng giám đốc PVC. Bị cáo Tiến thừa nhận PVC đã sử dụng khoản tiền tạm ứng sai mục đích, số tiền ban đầu là hơn 1.000 tỷ đồng còn sau đó bao nhiêu, bị cáo không nắm được. Số tiến sử dụng vào dự án NMNĐ Thái Bình 2 khoảng gần 200 tỷ đồng.
Nguyên Phó Chủ tịch PVC nói "không biết mình sai"
14h42: Tòa mời bị cáo Vũ Đức Thuận lên trả lời thêm một số câu hỏi với bị cáo Quý. Bị cáo Thuận xác định, bị cáo Quý cho biết việc chi số tiền tạm ứng.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Quý và Vũ Đức Thuận
14h24: HĐXX mời bị cáo Nguyễn Ngọc Quý, nguyên Phó Chủ tịch PVC. Bị cáo Quý khai không biết gì về việc PVC chi số tiền nhận tiền tạm ứng. "Đến khi cơ quan điều tra hỏi, bị cáo mới biết. Trước đó, bị cáo không biết mình sai", bị cáo Quý nói.
HĐXX hỏi về việc bị cáo có đồng ý bỏ phiếu lấy ý kiến về chi số tiền tạm ứng không? Bị cáo Quý trả lời không. Sau đó, thẩm phán khẳng định, bị cáo Quý là người trực tiếp có liên quan đến việc sử dụng số tiền góp vốn vào 5 công ty.
-
Đề nghị cách ly bị cáo, nhân chứng khi xét hỏi vụ ông Đinh La Thăng
Sau đó, bị cáo Quý sau đó thừa nhận có ký nghị quyết về việc tăng tỉ lệ góp vốn điều lệ tại 5 công ty, tuy nhiên không biết nguồn tiền góp đó lấy từ đâu.
"Về đời thường, chưa nói đến tư cách là Phó Chủ tịch HĐQT, bị cáo khi tiêu tiền có nghĩ lấy nguồn tiền ấy ở đâu ra không, mà bị cáo nói không biết tiền ở đâu để đầu tư vào 5 công ty này?", chủ tọa hỏi.
Bị cáo Quý vẫn đáp: Về nguồn tiền, tới khi làm việc với cơ quan điều tra bị cáo mới biết.
14h24, HĐXX mời bị cáo Nguyễn Ngọc Quý, nguyên Phó Chủ tịch PVC lên xét hỏi
14h12: Bị cáo Vũ Đức Thuận khai hợp đồng EPC 33 chưa đầy đủ vì chưa có hồ sơ đề xuất, chưa được phê duyệt phương án.
HĐXX hỏi, tại sao chưa đầy đủ bị cáo lại ký? Bị cáo Thuận khai là mong muốn tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và vì Chủ tịch đã đồng ý. Ngoài ra, kỳ để có tiền trả nợ ngân hàng và dùng vào mục đích khác.
HĐXX hỏi về mặt năng lực chuyên môn, kinh nghiệm tại thời điểm đó PVC có đủ không? Bị cáo Thuận trả lời "kinh nghiệm thì chưa đủ". Bị cáo Thuận khai thêm, sau khi có Nghị quyết của HĐQT thì bị cáo đã cùng với PVPower ký hợp đồng.
Bị cáo Vũ Đức Thuận
Sau ngày 1/3.2011 ký hợp đồng thì ngày 2/3/2011, Chủ tịch HĐQT Trịnh Xuân Thanh và bị cáo Thuận có giao cho Phó Tổng giám đốc ký công văn đề nghị chủ đầu tư tạm ứng. Thời điểm đó, chủ đầu tư là PVPower.
Do PVPower chưa xin được tạm ứng vốn điều lệ nên chưa chuyển được tiền tạm ứng cho PVC. Chủ đầu tư sau đó được chuyển cho PVN.Hợp đồng 4149 được ký lại dựa trên Hợp đồng số 33 nhưng cũng chưa đủ điều kiện.
Điểm nhấn cuộc đời, sự nghiệp của ông Vũ Đức Thuận
Sau khi nhận được tiền tạm ứng PVC rất khó khăn về tài chính nên tiền tạm ứng để trả gốc, lãi của ngân hàng, góp vốn vào một số đơn vị khác. Bị cáo Thuận cũng nhận thức hành vi của mình là sai.
14h04: Đại diện VKS công bố xong bản cáo trạng và HĐXX yêu cầu đưa bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh vào phòng cách ly. Sau đó, lực lượng cảnh sát đã đưa hai bị cáo vào phòng cách ly.
HĐXX mời bị cáo Vũ Đức Thuận lên hỏi.
Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh được đưa quay trở lại phiên tòa chiều ngày 8/1
-
Chủ tọa phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm từng là chủ tọa vụ án có 724 bị hại
13h50: Đại diện Viện kiểm sát nêu rõ, đã có đủ căn cứ để truy tố bị can Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 bị can khác ra xét xử.
Các bị can Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn, Vũ Đức Thuận và 8 bị cáo khác bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận và 8 bị can khác về tội Tham ô tài sản.
Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị TAND TP Hà Nội tiếp tục kê biên tài sản của bị cáo Trịnh Xuân Thanh đồng thời áp dụng các quy định của pháp luật để quyết định việc xử lý vật chứng và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Các bị cáo tiếp tục được đưa vào phòng xét xử chiều 8/1 (Ảnh: Gia Chính)
Ông Đinh Là Thăng từng có nhiều phát ngôn, hành động ấn tượng, ông cũng đã từng trảm nhiều tướng. Nhưng chính vì lời nói không nhất quán với hành động, nên chính ông đã trở thành người bị "trảm" bởi pháp luật.
13h30: Các bị cáo bắt đầu được dẫn từ khu vực chờ xét xử vào phòng xét xử, chuẩn bị bắt đầu phiên tòa buổi chiều. Cũng như sau giờ nghỉ buổi sáng, buổi chiều, các bị cáo cũng được che ô kín dẫn vào phòng xử.
Đầu giờ chiều, đại diện VKS sẽ tiếp tục công bố cáo trạng truy tố các bị cáo.
Nội dung: Hoàng Đan - Ảnh, video: Team video