Ngoài F-35, Israel có vũ khí bí mật và đáng sợ khiến tên lửa S-300 Syria hoảng loạn?
Hôm 16/10, giới chức quân sự Israel thông báo rằng các tiêm kích tàng hình F-35I Adir của họ đã khôi phục trạng thái hoạt động bình thường sau vài ngày ngừng bay để chờ kết luận từ phía Mỹ đối với vụ tai nạn của F-35B.
Sự kiện trên đồng nghĩa với việc giờ đây Không quân Israel đã có thể tiếp tục tiến hành các cuộc không kích nhằm vào bên trong lãnh thổ Syria như thường lệ.
Màn đối đầu giữa tiêm kích tàng hình F-35I Adir với tên lửa S-300 của Syria có lẽ là điều đang được giới quan sát chú ý theo dõi nhất, nhưng trong tương lai gần điều này khó mà xảy ra.
Lý do đầu tiên là kíp trắc thủ Syria hiện vẫn đang trong giai đoạn huấn luyện làm chủ khí tài, sẽ yêu cầu khoảng thời gian tối thiểu là 3 tháng hoặc thậm chí lâu hơn nữa.
Khi quân nhân Syria chưa trực tiếp điều khiển tên lửa S-300 thì Không quân Israel sẽ tránh tấn công vào nó vì họ chưa gặp mối đe dọa, đồng thời cũng loại bỏ nguy cơ gây thương vong cho binh lính Nga.
Tuy nhiên kể cả khi S-300 của Syria chính thức trực chiến thì nhiều khả năng Israel cũng chưa cần tới F-35I như một quân bài cuối cùng, do trong tay họ còn một miếng đánh rất lợi hại khác.
Tiêm kích tàng hình F-35I Adir của Không quân Israel
Như đã đề cập, vào tháng 4 năm nay, không lâu sau khi Mỹ - Anh - Pháp thực hiện một vụ oanh kích các mục tiêu họ cáo buộc là cơ sở sản xuất và tàng trữ vũ khí hóa học của Syria thì một lần nữa các tổ hợp tên lửa phòng không bảo vệ Damascus lại nhận lệnh báo động chiến đấu.
Mạng lưới radar cảnh báo sớm của Syria phát hiện nhiều chấm sáng trên màn hình radar, dấu hiệu của một tốp tiêm kích Israel đang tiến đến, ngay lập tức các khẩu đội tên lửa đã vào vị trí chiến đấu.
Những hình ảnh thu lại từ hiện trường cho thấy tên lửa phòng không Syria đã bắn lên "như súng tiểu liên" và nổ trên bầu trời, dấu hiệu nó đã đánh chặn vào một cái gì đó. Lực lượng phòng không Syria tự hào tuyên bố họ đã đẩy lùi đợt tấn công của Không quân Israel và đã bắn rơi ít nhất 10 tên lửa hành trình, bảo vệ an toàn cho mục tiêu mặt đất.
Tuy nhiên điều gây nghi ngờ ở đây đó là tại sao Syria tuyên bố bắn trúng tên lửa Israel mà lại chẳng có bằng chứng nào để chứng minh ngoài "lỗi đánh máy" minh họa nhầm bằng đạn pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-300PM Nga cung cấp cho Syria
Bí ẩn sau đó đã được giải đáp, chẳng có bất cứ cuộc tấn công tên lửa nào do Israel thực hiện trong ngày hôm đó, phòng không Syria đã bị hoang báo dẫn tới trút mưa đạn vào hư vô.
-
Cơ quan vũ trụ Nga chỉ ra "kẻ phải chịu trách nhiệm" khi phóng tàu Soyuz thất bại
-
Bị F-16 đâm trúng, 1 tiêm kích Mirage-2000, 2 cường kích AMX, 2 Alfa Jet của NATO nổ tung
-
Arab Saudi bất ngờ trở mặt, tung "cú đấm thôi sơn", đẩy phiến quân Syria vào cửa tử
Nguyên nhân đích thực của tình trạng trên chính là phòng không Syria đã bị dính đòn tác chiến điện tử của Israel, họ nhận nhầm tín hiệu mà phía IAF cố tình tạo ra là máy bay chiến đấu.
Sau đó Quân đội Syria đã rất tích cực tìm hiểu vì sao họ lại bị lừa dễ dàng đến vậy, có phải Israel đã nắm được hết các tần số sóng radar của mình để triển khai biện pháp chế áp hay không?
Đáng tiếc là các cuộc điều tra có vẻ như chưa mang lại kết quả, cho nên nguy cơ phòng không Syria lại hứng chịu một kết cục như sự kiện xảy ra hồi tháng 4 vẫn còn hiện hữu.
Khi đó khả năng dễ xảy ra chính là tên lửa S-300PM của Syria bắn hết sạch cơ số đạn chiến đấu vào hư vô và lúc này chẳng cần đến F-35I Adir mà bất cứ chiếc tiêm kích nào của Không quân Israel cũng có thể dễ dàng tiêu diệt nó.
Giới thiệu tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa không đối đất Rampage
Sao Đỏ