Nghẹn lòng nghe ước mơ của các bé khiếm thị đi chơi trung thu: “Con muốn được sáng mắt để thấy lồng đèn như các bạn”
Lễ hội "Trung thu mơ ước" lần 3.
Đây là chương trình được hiện thực hóa nhờ sự đồng hành và chung tay góp sức bằng tinh thần thiện nguyện của các đơn vị và cá nhân tại TP.HCM.
Phụ huynh hào hứng cùng con tô lồng đèn.
Với ý nghĩa sâu sắc của Tết Trung thu và mong muốn mang đến cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn sẽ có những mùa Trung thu trọn vẹn, chương trình đã mang đến nhiều niềm vui cho những em thiếu nhi kém may mắn.
Nhiều trẻ đang học ở các mái ấm tình thương đến tham dự chương trình.
Đã lâu rồi các em mới vui vẻ đến vậy.
Năm nay, Trung thu mơ ước chào đón khoảng 800 em ở các mái ấm, trường tình thương thuộc khu vực TP.HCM và Bình Dương tham gia, với nhiều hoạt động đặc sắc như:
Các cô cậu bé háo hức chờ chú hề nặn bong bóng cho mình.
Giao lưu với chú Cuội, chị Hằng, chú hề và các nghệ sĩ xiếc;
Tham gia các trò chơi vui nhộn có thưởng như: nhảy bao bố, rót nước vào chai, thi kể truyện, trang trí lồng đèn, đi cà kheo;
Số khác tận hưởng thức ăn ngon miễn phí.
Khu vực vẽ tranh, tô màu xuất hiện nhiều bức tranh gửi gắm ước mơ trẻ nhỏ.
Khám phá STEM trải nghiệm khoa học vui để phát triển tư duy sáng tạo, kỹ năng tương tác và làm việc nhóm;
Tối đến, các em sẽ được rước lồng đèn trong tiếng nhạc, giai điệu Bài hát "Rước đèn tháng 8", "Rước đèn Ông Sao"...
Một người mẹ hào hứng dùng máy ảnh ghi lại khoảnh khắc con vui chơi cùng các bạn.
Phụ huynh và trẻ nhỏ hào hứng hòa vào các hoạt động của lễ hội "Trung thu mơ ước"
Ngoài ra trong suốt chương trình, các em thiếu nhi tham dự sẽ được đưa đón tận nơi, phục vụ bữa ăn miễn phí. Mạnh thường quân còn tặng các ba lô, tập sách, bánh Trung thu, kẹo, lồng đèn.
Tại khu vực nhảy bao bố.
Ngay từ sáng sớm, những đứa trẻ đang được nuôi dạy ở các mái ấm tình thương đã vô cùng háo hức khi khuôn viên đường Nguyễn Văn Bình rực rỡ sắc màu của lồng đèn, bánh kẹo và những chú hề đứng sẵn chào đón.
Tiết mục văn nghệ của những cô cậu bé trường Tân Sơn Nhì.
Phụ huynh cõng con say sưa theo dõi.
Bé Nguyễn Tiến Tài (12 tuổi, quê Tiền Giang) vui vẻ cầm chiếc bong bóng hình con chó vừa được tặng cho biết, đây là lần đầu tiên em được đón trung thu cùng các bạn tại đường sách.
"Ba con chạy xe ôm, còn mẹ con làm công nhân nên nhà nghèo lắm. Con thấy trung thu năm nay vui nhất, vừa có lồng đèn, có bong bóng mà đồ ăn nhiều quá trời luôn" – cậu bé vô tư nói.
Hoàn cảnh bé Bích Tuyền (7 tuổi, quê Bến Tre) cũng tương tự khi ba mẹ bé phải bỏ quê lên quận 12 (TP.HCM) để ở trọ làm công nhân. Nhờ được Trường Tình thương Tân Sơn Nhì nhận vào học, gia đình của em đỡ được một nỗi lo về chi phí học tập của con.
Các bé khiếm thị cất cao giọng hát.
Tại khu vực vẽ tranh và làm lồng đèn, nhiều phụ huynh cũng tự đưa con em mình đến hòa vào không khí vui trung thu dù nhà không ở gần đây. Chị Mỹ Ngân (ngụ quận 10) dẫn con gái Diệu Hân (2 tuổi) đến đây chơi. Chị cho biết khi có các bạn bè chơi chung, con chị rất dễ giữ. Ở đường sách có không gian vui chơi nên chị ráng bớt chút thời gian đưa bé đến đây vào cuối tuần.
Tại khu vực sảnh chính, màn biểu diễn văn nghệ của các bé ở Mái ấm Huynh đệ Như Nghĩa (quận Bình Tân, TP.HCM) nhận được những tràng pháo tay tán thưởng nhiệt liệt. Hầu hết người lớn đều xúc động khi các em dù khiếm thị nhưng biểu diễn đàn organ vô cùng chuyên nghiệp.
Những nụ cười cùng ước mơ của trẻ khiến người lớn chạnh lòng.
Hỏi ước mơ lớn nhất của mình là gì, bé Nhi và nhiều bé khác hồn nhiên trả lời: "Con muốn được sáng mắt để thấy lồng đèn, thấy các bạn và thầy cô".
Vừa được vui chơi, trẻ vừa được tặng quà.
Trong buổi sáng, ban tổ chức chương trình đã dành một vài phút ít ỏi trao quà cho các em. Tiếng cười nói, âm nhạc và những trò chơi đã tạm thời xua đi những nỗi bất hạnh, khó khăn thường nhật.
Hoàng Lê