Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
07:26 | 14/08/2018 GMT+7

Nga phản công hiểm hóc trên biển Caspian: Mỹ bất ngờ choáng váng và "lấm lưng trắng bụng"

aa
Nếu như người Nga coi Kaliningrad quan trọng như thế nào với NATO thì NATO coi vùng Caspian cũng quan trọng với Nga như vậy. Dường như đó chính là "tử huyệt" của Moscow.

Rõ ràng đã có một cuộc chiến địa chính trị đã đang xảy ra vô cùng quyết liệt giữa Nga và Mỹ, theo tình thế: Mỹ đang ra sức, không từ một biện pháp nào để bóp nghẹt, kiềm chế sự trỗi dậy mãnh liệt của Nga, trong khi Nga đang bình tĩnh, chủ động và kiên cường phản công phá vây…

Có thể nói đây là một cuộc "chiến tranh lai" của Nga và Mỹ mà hai bên đã tập trung rất nhiều nguồn lực và sức lực trí tuệ để giành chiến thắng…

Mỹ đã tấn công Nga tổng lực với quy mô lớn nhất trên mặt trận kinh tế, chính trị, quân sự mà trong đó đòn tấn công về kinh tế là khắc nghiệt, quyết liệt nhất có mức độ sắp đến đỉnh điểm như với Iran và Triều Tiên, bởi đây là đòn tấn công mà Mỹ có ưu thế nhất so với Nga.

Liệu nền kinh tế Nga có đứng vững trước đòn cấm vận, trừng phạt của Mỹ hay không thì chúng ta sẽ chờ và có thể phải chờ lâu mới biết hiệu quả và kết quả, vì nếu như mà có hiệu quả thì Mỹ đã không ngại ngần tung ra hết chiêu để ngăn cản từ năm 2014 thay vì cay cú khi Nga bá chủ Trung Đông…

Trong bài viết này, chúng ta quan tâm đến điều dễ thấy nhất với kết quả rõ ràng nhất của "trận đấu địa chính trị" Nga - Mỹ tại "sân" Caspian…

nga phan cong hiem hoc tren bien caspian my bat ngo choang vang va lam lung trang bung

Các tàu chiến Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk tấn công "khủng bố" ở Syria.

Caspian – Tử huyệt của Nga!

Nếu như người Nga coi Kaliningrad quan trọng như thế nào với NATO thì NATO coi vùng biển Caspian cũng quan trọng với Nga như vậy.

Thật ra, khả năng phòng thủ phía Nam của Nga rất hạn chế khi chỉ tập trung vào NATO mở rộng phía Đông. Nếu như NATO có một căn cứ tại đây thì Nga không chỉ phải đối phó với NATO về mặt quân sự mà nguy hiểm hơn, một vùng Kavkaz sẽ bất ổn bởi các loại khủng bố đe dọa an ninh Nga.

Tính chất nguy hiểm, nhạy cảm của vùng Kavkaz là một trong những nguyên nhân, mục tiêu buộc Nga xuất binh can thiệp quân sự tại Syria như chúng ta đã biết qua tuyên bố công khai của TT Putin là "...đánh chặn quân khủng bố từ xa…".

Đương nhiên, các tinh hoa chính trị - quân sự chiến lược Mỹ-Phương Tây cũng quá biết điều này… cho nên, vào năm 1994, tại Viện Công nghệ Massachusetts, dưới sự lãnh đạo của Giáo sư Daniel Fain, một kế hoạch cho sự hiện diện quân sự thường trực của Mỹ tại Caspian được xây dựng…

May mắn cho Nga, không rõ vì lý do gì, có thể do Mỹ chủ quan coi thường "Gấu Nga" chỉ là "gấu nhồi bông" nên họ không ráo riết triển khai, bởi nếu Mỹ thực hiện ngay và luôn năm đó thì Nga cũng sẽ ngồi nhìn bởi chẳng có ai, chẳng có gì để phản ứng…

Hãy tưởng tượng, sau khi chính quyền của TT Assad ở Syria bị sụp đổ bởi IS, sẽ có hàng chục nghìn hoặc thậm chí hàng trăm nghìn tên chiến binh khủng bố hùng hổ tiến vào vùng Kavkaz (được cho là dưới sự chỉ huy của NATO) thì nước Nga sẽ như thế nào?

Không lẽ Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân tại biên giới quốc gia của mình? Nếu điều đó xảy ra thì chắc chắn tình hình sẽ hết sức phức tạp.

Vì vậy, vùng Caspian là rất quan trọng cho cả đôi bên, là "tử huyệt" của Nga nhưng cũng là một địa quân sự chiến lược của Nga với Trung Đông.

nga phan cong hiem hoc tren bien caspian my bat ngo choang vang va lam lung trang bung

Các tàu chiến cỡ nhỏ nhưng mang vũ khí đầy uy lực của Chi hạm đội biển Caspian.

Caspian, một hướng tấn công bằng tên lửa Kalibr của Nga

Chúng ta đã biết có một hiệp ước hạn chế tầm bắn tên lửa giữa Nga và Mỹ mà theo đó 2 bên không sử dụng tên lửa hành trình từ bờ hay như tên lửa kiểu dạng Iskander thì tầm bắn không được có khoảng cách xa hơn 500km…

Việc Nga bị Mỹ ép ký văn kiện này đã tạo lợi thế tuyệt đối cho Mỹ bởi vào thời điểm đó ngoại trừ Mỹ ra, Nga, Trung Quốc không có tên lửa hành trình kiểu Tomahawk được bố trí trên tàu chiến.

Khi Nga có tên lửa Kalibr thì phóng nó chỉ có 2 vị trí là ngoài khơi Địa Trung Hải và… biển Caspian. Và, đó là lý do tại sao sự ra mắt đầu tiên của 26 quả Kalibr đầu tiên lại từ 3 tàu nhỏ của hạm đội Caspian tại phía Nam biển Caspian như thế giới đã chứng kiến…

Như vậy để khống chế kiểm soát Trung Đông, Nga có 2 hướng tấn công sử dụng tên lửa hành trình Kalibr trong đó hướng Caspian là an toàn nhất, dễ dàng nhất và luôn trong trạng thái "ngay và luôn" rất lợi hại vì hải quân Nga không có nguy cơ đụng độ với hải quân Mỹ như hướng Địa Trung Hải.

Phát triển và ngăn chặn…Nga đã khiến cho Mỹ bất ngờ về chiến lược

Thứ nhất là Mỹ không ngờ về chiến thắng thuyết phục, hiệu quả của Nga tại Syria nên chiến lược gây loạn từ hướng Kavkaz là rất khó thực hiện vì Nga đã chặn từ xa diệt hết lực lượng có thể từ Syria tràn qua. Mỹ đã chấp nhận thất bại tại Syria và đang tính rút lui…

Thứ hai là Mỹ không ngờ Nga có tên lửa hành trình Kalibr được bố trí trên tàu chiến và do vậy hướng biển Caspian lại trở nên lợi hại cho Nga để sử dụng tên lửa hành trình Kalibr khống chế, kiểm soát toàn bộ Trung Đông…

nga phan cong hiem hoc tren bien caspian my bat ngo choang vang va lam lung trang bung

Các tàu chiến cỡ nhỏ nhưng mang vũ khí đầy uy lực của Chi hạm đội biển Caspian đã tham gia tấn công khủng bố ở Syria. Ảnh minh họa.

Ngay sau khi 26 quả tên lửa Kalibr được 3 tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ của Hạm đội Caspian phóng đi từ phía Nam biển Caspian thì coi như Nga đã đánh bài ngửa. Người Nga không thể che đậy vị trí quan trọng của vùng biển Caspian trong ý đồ chiến lược của mình được nữa…

nga phan cong hiem hoc tren bien caspian my bat ngo choang vang va lam lung trang bung

Tất nhiên Mỹ sẽ ngăn chặn Nga một mình tung hoành trên biển Caspian bằng cách triển khai kế hoạch đã xây dựng từ năm 1994… theo đó phải cắm một căn cứ NATO tại đây, tại biển Caspian.

Thật may mắn, họ đã bước đầu làm được khi Thượng viện Kazakhstan vào cuối tháng 4/2018 đã phê chuẩn giao thức song phương với Hoa Kỳ (tháng 6 năm 2017), cho phép sử dụng các cảng Kuryk và Aktau để chuyển hàng hóa của Lầu Năm Góc đến Afghanistan.

Đồng thời, thỏa thuận hợp tác quân sự của Mỹ-Kazakhstan cho năm 2018-2021 đã có hiệu lực. Theo đó, quân đội 2 nước không chỉ tiến hành các bài tập chung, mà còn tạo ra một căn cứ NATO ở Mangyshlak.

Kazakhstan đã phê chuẩn một thỏa thuận với Hoa Kỳ về việc vận chuyển hàng hóa quân sự của Mỹ và thậm chí cả quân đội tới Afghanistan qua tuyến đường biển Caspian vì lý do các đường dây cung cấp được thiết lập từ lâu của Mỹ tới Afghanistan qua Pakistan hiện đang bị đe dọa.

Tuy nhiên, đó chỉ là bề ngoài, trên thực tế, đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ hiện diện tại biển hồ Caspian có các quốc gia bao quanh. Sự xuất hiện của căn cứ NATO ở Aktau về cơ bản là một mối đe dọa trực tiếp đến an ninh của Liên bang Nga…

Trong khi đó với Nga, 3 năm sau, kể từ khi phóng tên lửa Kalibr tại Caspian, Nga quyết định di chuyển Hạm đội Caspian đóng tại Astrakhan về căn cứ mới Kasspiisk.

Lưu ý rằng, di chuyển một căn cứ hải quân hoặc không quân chẳng dễ như di chuyển hay cơ động một quân đoàn hay thậm chí một phương diện quân từ vị trí này đến vị trí khác…

Tại Kasspiisk Nga đã xây dựng một khu vực khổng lồ bao gồm cầu cảng, bến tàu kho tàng bến bãi. Phương tiện trang bị, tàu thuyền, tăng mạnh và mới 85%, đặc biệt có cả lực lượng lính thủy đánh bộ và không quân của Hạm đội… mà trước đây không có.

Như vậy, nếu như Mỹ đã đặt một chân của NATO tại Caspian thì Nga cũng đã bố trí, chuẩn bị lực lượng để sẵn sàng cho cuộc thách thức…

nga phan cong hiem hoc tren bien caspian my bat ngo choang vang va lam lung trang bung

Các tổ hợp tên lửa bờ (như Bal-E và Bastion-P) đã được biên chế cho nhiều hạm đội hải quân Nga.

Mỹ bị "bật bãi" tại Caspian

Vào ngày chủ Nhật 12/8, tại Aktau của Kazakhstan, các nguyên thủ Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Turkmenistan và Iran đã ký một văn kiện lịch sử: "Công ước về tình trạng pháp lý của biển Caspian".

Trong đó, Moscow và Tehran nhượng bộ cho phép Ashgabat và Astana, xây dựng đường ống dẫn khí đốt và dầu dọc theo đáy biển Caspian mà không cần có sự cho phép của các nước Caspian khác. Nghĩa là đường ống có thể đi qua đáy biển của Nga và Iran …

Đổi lại, vì điều này, tất cả họ đều cam kết không cho phép các lực lượng vũ trang của các nước thứ ba tiếp xúc biển Caspian. Chấm hết!

Chúng ta không cần quan tâm lắm về tình trạng pháp lý của biển Caspian, chỉ biết rằng ý đồ đặt căn cứ quân sự của Mỹ-NATO tại Kazakhstan bị chấm dứt. Điều đó có nghĩa là Mỹ-NATO bị "bật bãi" tại vùng Caspian.

Vậy là trong cuộc chiến địa chính trị Nga-Mỹ, nếu như tại Ukraine, Trung Đông đang cẳng thẳng thì tại vùng Kavkaz và Caspian đã phân biệt rõ ràng thắng bại. Một lần nữa Mỹ bị "lấm lưng, trắng bụng" tại đây.

Tổ hợp pháo phòng thủ bờ biển A-222 Bereg - Sự bổ sung hoàn hảo cho Bastion-P

Lê Ngọc Thống

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 23/11 khu vực Bắc Bộ tiếp tục hạ nhiệt, vùng núi có nơi xuống dưới 15 độ. Trời rét về đêm và sáng sớm, ban ngày nắng hanh.
13 quốc gia được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam

13 quốc gia được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 15/3/2022 miễn thị thực cho công dân 13 nước nhập cảnh Việt Nam, với thời hạn tạm trú 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thuê Xe Việt - Đơn vị cho thuê xe 7 chỗ uy tín, chuyên nghiệp

Thuê Xe Việt - Đơn vị cho thuê xe 7 chỗ uy tín, chuyên nghiệp

Bạn đang cần thuê xe 7 chỗ để đi du lịch, công tác hoặc muốn di chuyển thoải mái cho gia đình? Thuê Xe Việt sẽ là giải pháp hoàn hảo với dịch vụ cho thuê xe chuyên nghiệp, uy tín, đem đến trải nghiệm thuê xe an toàn và tiện lợi nhất.
Thời tiết hôm nay (22/11): Bắc Bộ ngày nắng, trời lạnh

Thời tiết hôm nay (22/11): Bắc Bộ ngày nắng, trời lạnh

Hôm nay 22/11, thời tiết miền Bắc nắng lạnh, miền Trung có đợt mưa to đến rất to, còn miền Nam nhiều mây, ngày nắng.

Đọc nhiều

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV hiện đang xem xét những dự luật quan trọng về kinh tế, tác động trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp. Chính vì vậy, dư luận hiện đang rất hy vọng vào sự thay đổi này, để từ đó có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn về thể chế như Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lên. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn về nội dung trên.
Khai mạc Hội thảo giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn

Khai mạc Hội thảo giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn

Thực hiện Đề án của Bộ Công an đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Cục Đối ngoại và Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, tổ chức hội thảo quốc tế “Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người”.
Operation Smile, VUFO tiếp tục hợp tác hỗ trợ trẻ em dị tật hàm mặt

Operation Smile, VUFO tiếp tục hợp tác hỗ trợ trẻ em dị tật hàm mặt

Ngày 21/11 tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tiếp đoàn tổ chức Operation Smile (Phẫu thuật nụ cười) do bà Kathline Magee, Chủ tịch, đồng sáng lập tổ chức làm trưởng đoàn.
Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Những tài liệu, hình ảnh trưng bày đã mang đến hiểu biết sâu sắc về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đồng thời góp phần khơi gợi, nhân lên lòng tự hào và tình yêu biển đảo quê hương. Đó là chia sẻ của nhiều cán bộ, chiến sĩ hải quân Vùng 5 và đông đảo nhân dân, các em học sinh thành phố Phú Quốc khi tham quan triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động