Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
07:27 | 07/10/2018 GMT+7

Nga-Ấn và cú đánh lịch sử: Mỹ gặp "ác mộng choáng váng"

aa
Trong chuyến thăm chính thức tới New Delhi của TT Putin, Nga-Ấn Độ đã chính thức ký thỏa thuận cung cấp 5 hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf trị giá tới 5,4 tỷ USD.

Thỏa thuận này được ký bất chấp sự phản đối của Mỹ, thậm chí Washington còn dọa áp đặt cấm vận kinh tế với Ấn Độ nếu New Delhi quyết tâm mua tên lửa S-400.

Ông Sergey Chemezov - TGĐ Tập đoàn Rostec tuyên bố:

"Thỏa thuận xuất khẩu tên lửa phòng không S-400 đã đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong lịch sử hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Ấn Độ.

Hợp đồng này đã minh chứng cho mối quan hệ tin cậy và hiểu biết lẫn nhau ở mức cao nhất giữa Nga và Ấn Độ. Tôi chắc chắn rằng thỏa thuận này cũng sẽ là bản lề để tăng cường và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp dân dụng giữa 2 quốc gia".

Thực tế, Mỹ có nhiều lý do để lo ngại về việc Ấn Độ sở hữu tên lửa S-400. Điều này không chỉ gây tổn hại tới ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ tại Nam Á, quyền lợi của các nhà thầu vũ khí Mỹ, mà còn tạo tiền lệ xấu khi các quốc gia được coi là đồng minh của Washington quay lại mua vũ khí Nga.

nga an va cu danh lich su my gap ac mong choang vang

Hợp đồng mua bán tên lửa S-400 đã được Nga-Ấn chính thức ký kết.

S-400 khiến ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ tại Nam Á lung lay

Một điều dễ nhận biết rằng, hợp đồng mua S-400 của New Delhi là nhằm thẳng vào Pakistan và Trung Quốc. Giới quan sát quân sự nhận định, với những tổ hợp tên lửa phòng không tối tân bậc nhất Thế giới này, Ấn Độ đã có khả năng phòng thủ tốt trước một cuộc tấn công bằng tên lửa có giới hạn từ Pakistan.

Thậm chí, với tầm bao quát tới 600km và đánh chặn cùng lúc 80 mục tiêu trên không, tên lửa S-400 bố trí tại nhiều địa điểm có thể bao quát gần như toàn bộ không phận quốc gia Nam Á vốn có truyền thống "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" với Ấn Độ.

Ai là đồng minh quan trọng của Pakistan hiện tại chắc hẳn cũng không cần phải giải thích. Những khoản viện trợ quân sự quy mô lớn, hợp tác quân sự dài hạn của Pakistan hiện là Mỹ. Washington cũng đang lợi dụng xung đột giữa Pakistan và Ấn Độ để kiềm chế và mặc cả với New Delhi.

Tuy nhiên, điều này sẽ hoàn toàn đổi khác với việc Ấn Độ sở hữu S-400! Pakistan đang ngồi trên đống lửa, khi an ninh quốc gia bị ảnh hưởng bởi việc Ấn Độ có S-400, Mỹ không thể can thiệp để New Delhi dừng hợp đồng với Nga.

Sẽ dễ hiểu tại sao Islamabad sắp tới sẽ "lạnh nhạt" với Mỹ để tìm đối tác mới có khả năng kiềm chế Ấn Độ. Đối tác mới của Pakistan rất có thể là Trung Quốc, thậm chí có thể là Nga. Nếu điều đó xảy ra, chiến lược của Mỹ tại khu vực Nam Á và thậm chí tại nhiều khu vực khác sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Điều này giúp giải thích một phần nguyên nhân tại sao Mỹ lại không muốn Ấn Độ có tên lửa S-400.

nga an va cu danh lich su my gap ac mong choang vang

Với tên lửa S-400, Ấn Độ sở hữu trong tay thứ vũ khí phòng thủ cực kỳ hữu hiệu.

"Cơn ác mộng" S-400 với các nhà thầu vũ khí Mỹ

Khi đánh giá về sức hấp dẫn của tổ hợp S-400 trên thị trường vũ khí quốc tế, giới chuyên gia quân sự Mỹ từng nhận định, với tính năng vượt trội so với các sản phẩm tên lửa phòng không cùng thời của Mỹ và phương Tây, S-400 không chỉ có sức cạnh tranh mạnh mẽ, mà còn đe dọa tới các dòng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5.

Nhận xét này rõ ràng tới thời điểm hiện tại đang dần trở thành hiện thực khi rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả đồng minh thân cận của Mỹ chọn mua S-400.

Điều này có thể thấy rõ khi các quốc gia khu vực Cận Đông, nơi vốn được xem là "mỏ vàng" của các nhà thầu vũ khí Mỹ, thời gian gần đây đang chuyển hướng mua vũ khí Nga, trong đó có S-400.

Những đặc điểm kỹ chiến thuật phù hợp, giá rẻ và quan trọng hơn là sự khôi phục ảnh hưởng của Moscow tại khu vực rốn dầu mỏ thế giới này đã thuyết phục các được các tiểu vương Ả rập móc hầu bao.

Một ví dụ điển hình khác là Thổ Nhĩ Kỳ. Bất chấp sức ép từ Mỹ và phương Tây, Ankara dù là thành viên của NATO vẫn chọn mua tên lửa S-400.

Tính năng vượt trội của S-400 chỉ là một phần lý do chọn lựa của Ankara, điều quan trọng hơn là Thổ Nhĩ Kỳ đang cần Nga để trở thành một cực ảnh hưởng tại Cận Đông, cũng như tạo sức ép buộc Mỹ và phương Tây phải chia sẻ nhiều công nghệ quân sự hiện đại hơn.

Và một bước tiến quan trọng khác chính là hợp đồng 5,4 tỷ USD vừa ký tại Ấn Độ. Đây có thể coi là con bước ngoặt quan trọng tạo hiêu ứng domino!

nga an va cu danh lich su my gap ac mong choang vang

Tên lửa phòng không S-400 luyện tập chuẩn bị cho Duyệt binh trên Quảng trường Đỏ.

Nếu nhiều quốc gia trước đây mới chỉ quan tâm tới tên lửa S-400, thì sau hợp đồng giữa Nga và Ấn Độ, họ sẽ có thêm quyết tâm để sở hữu tổ hợp phòng không tầm xa hiện đại từ Nga này.

Nga thì chắc chắn không bỏ qua cơ hội này. Những dây chuyền lắp ráp S-400 đã được Tập đoàn Almaz-Altay mở rộng trong nhiều năm qua sau khi đáp ứng đủ nhu cầu dòng vũ khí phòng không hiện đại này cho Quân đội Nga, sẽ tập trung cho xuất khẩu.

Việc S-400 đắt hàng còn mở ra tương lai các hợp đồng tỷ USD cho các gói nâng cấp và hậu cần các quốc gia sở hữu chúng, cũng như nguồn tài chính cần thiết để phát triển thế hệ tên lửa phòng không mới như S-500 Prometheus… Rõ ràng tư duy làm kinh tế của người Nga đã khác nhiều so với thời Liên Xô!

  • Tên lửa Kalibr Nga tung cú đánh sấm sét, căn cứ "địch" sụp đổ

  • Mỹ "bắn hạ" Su-35 Nga ở Indonesia: Đòn đánh hữu hiệu đầu tiên, Washington tạm dẫn 1-0!

  • Nga ra đòn: Những cái "đầu nóng" đã nguội và đang run vì lạnh!

Và như quan hệ "mâu-thuẫn", khi Nga đạt được thành công vang dội với S-400, thì lại câu chuyện buồn với các nhà thầu quân sự Mỹ.

Các hợp đồng S-400 không chỉ cướp đi các hợp đồng xuất khẩu vũ khí cùng loại trị giá hàng tỷ USD của Mỹ và phương Tây mà còn hơn thế nữa, đúng như dự đoán của các chuyên gia quân sự Mỹ, sự phổ biến của S-400 trong tương lai còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc xuất khẩu các dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ.

Khi hầu bao bị ảnh hưởng, các nhà tài phiệt quân sự Mỹ bằng nhiều cách sẽ buộc chính giới nước này can thiệp.

Điều này giúp giải thích tại sao trong thời gian qua, Mỹ lại luôn nỗ lực ngăn các hợp đồng xuất khẩu tên lửa S-400 của Nga bằng cách gây sức ép, dọa cấm vận… Đó là cách làm thực dụng của người Mỹ!

Tên lửa phòng không S-400 Nga thực hành bắn đạn thật.


Ngọc Huy

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 23/11 khu vực Bắc Bộ tiếp tục hạ nhiệt, vùng núi có nơi xuống dưới 15 độ. Trời rét về đêm và sáng sớm, ban ngày nắng hanh.
13 quốc gia được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam

13 quốc gia được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 15/3/2022 miễn thị thực cho công dân 13 nước nhập cảnh Việt Nam, với thời hạn tạm trú 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thuê Xe Việt - Đơn vị cho thuê xe 7 chỗ uy tín, chuyên nghiệp

Thuê Xe Việt - Đơn vị cho thuê xe 7 chỗ uy tín, chuyên nghiệp

Bạn đang cần thuê xe 7 chỗ để đi du lịch, công tác hoặc muốn di chuyển thoải mái cho gia đình? Thuê Xe Việt sẽ là giải pháp hoàn hảo với dịch vụ cho thuê xe chuyên nghiệp, uy tín, đem đến trải nghiệm thuê xe an toàn và tiện lợi nhất.
Thời tiết hôm nay (22/11): Bắc Bộ ngày nắng, trời lạnh

Thời tiết hôm nay (22/11): Bắc Bộ ngày nắng, trời lạnh

Hôm nay 22/11, thời tiết miền Bắc nắng lạnh, miền Trung có đợt mưa to đến rất to, còn miền Nam nhiều mây, ngày nắng.

Đọc nhiều

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV hiện đang xem xét những dự luật quan trọng về kinh tế, tác động trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp. Chính vì vậy, dư luận hiện đang rất hy vọng vào sự thay đổi này, để từ đó có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn về thể chế như Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lên. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn về nội dung trên.
Khai mạc Hội thảo giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn

Khai mạc Hội thảo giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn

Thực hiện Đề án của Bộ Công an đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Cục Đối ngoại và Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, tổ chức hội thảo quốc tế “Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người”.
Operation Smile, VUFO tiếp tục hợp tác hỗ trợ trẻ em dị tật hàm mặt

Operation Smile, VUFO tiếp tục hợp tác hỗ trợ trẻ em dị tật hàm mặt

Ngày 21/11 tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tiếp đoàn tổ chức Operation Smile (Phẫu thuật nụ cười) do bà Kathline Magee, Chủ tịch, đồng sáng lập tổ chức làm trưởng đoàn.
Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Những tài liệu, hình ảnh trưng bày đã mang đến hiểu biết sâu sắc về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đồng thời góp phần khơi gợi, nhân lên lòng tự hào và tình yêu biển đảo quê hương. Đó là chia sẻ của nhiều cán bộ, chiến sĩ hải quân Vùng 5 và đông đảo nhân dân, các em học sinh thành phố Phú Quốc khi tham quan triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động