Nếu bị bắn hạ, phi công quân sự Nga dùng súng gì để phá vây?
Phân loại súng cầm tay là một vấn đề khá rắc rối. Cứ tưởng ta có thể hiểu súng lục là như thế nào, nhưng tại sao, lấy ví dụ, súng lục tự động Stechkin và các mẫu tương tự không thể được liệt kê vào danh sách súng tiêu liên lai súng lục (PP) - là điều hoàn toàn khó hiểu.
Có thể trả lời như sau: súng tiểu liên lai súng lục truyền thống, ngoài cơ chế bắn liên tục, phải có báng súng và tay gấp, lấy ví dụ, như súng tiểu liên Shpagin (PPsh). Tuy nhiên, hàng loạt các súng PP có thiết kế giống súng lục (Ingram MAC-10, Micro Uzi) hoặc hoàn toàn không có tay gập (MP5k), nhưng chúng không thể biến thành súng lục.
Khi có sự can thiệp của ý tưởng thì mọi thứ còn trở nên tồi tệ hơn: khi thất bại trong Chiến tranh Việt Nam, người Mỹ đã xác định khẩu M-16 như một loại "súng trường tấn công" để trấn an binh lính của mình.
Tên gọi này đã được gán cho một loại vũ khí, tuy nhiên để xác định những giới hạn của loại vũ khí đó là điều không thể vì sự vô nghĩa của thuật ngữ nói trên.
Những loại súng hoàn toàn không giống như "Kalashnikov", sử dụng loại đạn công phá trung bình nhẹ và FN FAL của Bỉ sử dụng đạn 7,62x51mm của NATO - cũng được coi như "súng trường tấn công".
Tuy nhiên, không một định nghĩa nào lại nhạt nhòa, thiếu cụ thể và gây nhiều tranh cãi như "súng tự vệ cá nhân" (PDW).
Và điều này không chỉ đơn thuần là sự quỷ quyệt trong cách sử dụng thuật ngữ của những nhà sản xuất vũ khí lớn: Họ đều từng ít nhiều cố gắng tham gia phân khúc này và phần lớn đều phải nhận thất bại đắt giá. Lý do - thiếu sự mường tượng và định nghĩa rõ ràng đối với loại vũ khí này.
Đi tìm hình mẫu hoàn hảo
Có thể thấy phi công không thể mang theo một khẩu súng trường bộ binh lên máy bay, và tất nhiên nó cũng không thể chui lọt vào chiếc xe tăng. Tuy nhiên, bỏ mặc họ chỉ với những khẩu súng lục bình thường sẽ đồng nghĩa với việc trao cho họ giấy báo tử nếu chiến xa của họ bị tiêu diệt và họ phải thoát thân ra ngoài.
Phi công trực thăng Mi-35 Nga ở Syria sử dụng súng AKS-74U.
Sau nhiều lần thất bại khi tìm kiếm một vài mẫu súng thích hợp, thì mãi tới tận thập niên 1980, các lính pháo binh, xe tăng, thông tin liên lạc và phi công Nga mới được nhận khẩu súng rút gọn của Kalashnikov – AKS-74U.
Một mặt, khẩu súng tự động nhỏ bé này mới chỉ giải quyết được một nửa vấn đề vì nó không thích hợp với tất cả: Lấy ví dụ, phiên bản giành cho phi công lái máy bay trực thăng với bao nhựa gắn vào chân của người sử dụng không phát huy tác dụng vì nó rất vướng víu.
Mặt khác, AKSU đã trở thành bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển ý tưởng "vũ khí phòng vệ cá nhân".
Có thể thấy rõ rằng PDW, thứ nhất, cần phải luôn sẵn sàng mà không mất thời gian lắp báng, ốp gỗ… Thứ hai, vũ khí phòng vệ cá nhân cần phải được trang bị đạn với khả năng xuyên phá cao giúp nó có thể xuyên thủng được các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Súng AKS-74U
Giải cứu và bảo vệ
Việc súng tiểu liên tự động vẫn còn xa mới đạt tới phẩm chất của vũ khí tự vệ đã nhanh chóng được người ta nhận biết - ngay từ thập niên 90 AKSU đã bị ngừng sản xuất.
Thiết kế kiểu súng tiểu liên cổ điển với băng đạn 30 viên khiến cho người ta khó khăn trong việc mang nó bên hông cũng như hạn chế khả năng bắn theo kiểu súng lục bằng một tay - điều không kém phần quan trọng đối với PDW.
Những khiếm khuyết này đã được kỹ sư Pavel Sedov, công tác tại nhà máy cơ khí Kovrovsky (Nga), tính đến khi nghiên cứu chế tạo AEK-919K vào giữa thập niên 90. Khẩu súng ngắn lai tiểu liên của ông có những ý tưởng hiện đại đối với vấn đề "súng tự vệ cá nhân".
Súng AEK-919K.
Cũng như các mẫu súng sau này do phương Tây thiết kế (lấy ví dụ như súng MP7 A1 PDW của Đức), AEK của nhà máy Kovrovsky được thiết kế theo kiểu súng lục với băng đạn được bố trí ở báng tay cầm.
Chốt an toàn 3 cơ chế được bố trí gần ngón tay cái để dễ thao tác, do đó người sử dụng có thể rút súng khỏi bao và khai hỏa mà không cần trợ giúp của tay còn lại. Báng gấp được bố trí trong hộp tiếp đạn khiến nó khá nhỏ gọn - 315mm (chiều dài của AKSU là 490m).
Một khiếm khuyết rõ nét của AEK-919K đó là sử dụng loại đạn công phá yếu của súng lục Makarov - 9x18mm. Bên cạnh đó, phiên bản cải tiến để sử dụng loại đạn nội địa hiện đại 9X19 7N21 và 7N31, đáng tiếc, mới chỉ dừng lại ở nguyễn mẫu thử nghiệm.
Một mẫu thiết kế nội địa khác, khẩu SR-2 "Veresk", lại không được nhà sản xuất Viện nghiên cứu khoa học cơ khí chính xác trung ương Nga coi là loại vũ khí tự vệ cá nhân, mặc dù nó cũng sở hữu những tính năng thích hợp với vai trò này.
Thiết kế theo đơn đặt hàng của FSB Nga vào năm 1999, "Veresk" sử dụng loại đạn 9x21mm của súng lục "Gyurza" với chức năng từ tấn công cho tới xuyên giáp. Điểm cộng đáng chú ý của nó đó là khả năng tích hợp với ống ngắm chuẩn trực nội địa hạng nhẹ.
Súng SR-2 "Veresk"
Cũng như AEK-919K, người dùng có thể thực hiện mọi thao tác bằng một tay trên súng SR-2, mặc dù công năng của nó ít hơn: lấy ví dụ, khóa an toàn lại được đưa sang phần bên phải của hộp tiếp đạn, còn báng gập, theo ý kiến của người sử dụng, hơi dài - đặc biệt đối với những người sử dụng mang áo chống đạn.
Cả hai mẫu súng này hiện nay vẫn đang được quân đội Nga sử dụng. Khẩu súng lục lai tiểu liên của Kovrovsky đã vượt qua giai đoạn thử nghiệm quốc gia - và từ năm 2002 nó được sử dụng như vũ khí cá nhân của phi hành đoàn các máy bay trực thăng Ka-50 "Cá mập đen".
Còn SR-2 "Veresk" được các đơn vị đặc nhiệm của FSB và Bộ Nội vụ Nga sử dụng như loại vũ khí cận chiến.
Bảo Lam