Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
11:41 | 22/05/2018 GMT+7

Nâng cấp tên lửa S-300 mạnh ngang S-400 Nga: Thời cơ đã đến?

aa
Sau nhiều thập kỷ ra đời, các phiên bản của tổ hợp tên lửa S-300 dù mang nhiều tính năng vượt trội, nhưng cũng dần lạc hậu với thời gian.

Điều này đã đặt ra vấn đề liệu có thể áp dụng những công nghệ hiện đại đang sử dụng trên tổ hợp phòng không S-400 Triumf lên các tổ hợp S-300 đang có trong biên chế quốc gia các nước để tăng cường khả năng chiến đấu, cũng như thích nghi với tác chiến hiện đại?

Đó là vấn đề khả thi về mặt kỹ thuật, nhưng tại sao Nga lại không mặn mà với vấn đề này, kể cả khi tổ hợp S-400 không còn được coi là "hàng gia bảo" của Moscow?

Khả thi về mặt kỹ thuật

Đó là điều đã được nhiều chuyên gia quốc tế khẳng định. Xét về mặt kỹ thuật, chính những công nghệ được thực nghiệm trong chương trình phát triển hệ thống phòng không hợp nhất của Liên Xô (tiền đề để phát triển tổ hợp tên lửa S-300) đã được kế thừa và áp dụng trên thế hệ S-400 Triumf và thậm chí là cả S-500 Prometheus đang trong quá trình hoàn thiện.

Các thành phần của tổ hợp S-400 như hệ thống radar nhìn vòng, dẫn bắn và thậm chí là đạn tên lửa đánh chặn đều có khả năng tương thích ngược trên S-300. Và thực tế đã chứng minh, trong giai đoạn thử nghiệm, hoàn thiện và trang bị bước đầu, các tổ hợp S-400 đều có thể sử dụng chung đạn tên lửa của S-300.

Điều này có được là nhờ cả tên lửa S-300 và S-400 đều là sản phẩm do một một tổ hợp thiết kế phát triển và chế tạo là Almaz Altey, sự tương đồng về phương thức chỉ huy, điều khiển, cũng như thuật phóng đạn đánh chặn.

nang cap ten lua s 300 manh ngang s 400 nga thoi co da den

Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Bulgaria.

Việc này đã giúp đặt ra câu hỏi liệu có thể sử dụng các công nghệ, thành phần chiến đấu của S-400 để tăng cường khả năng chiến đấu cho S-300 với giá thành phải chăng, hợp lý cho các quốc gia vốn đang sở hữu S-300 nhưng có nguồn tài chính quốc phòng eo hẹp?

Theo các giao dịch đã được công khai, chi phí dành cho mỗi tổ hợp S-400 lên tới hơn 500 triệu USD, trong khi đó mỗi tổ hợp tên lửa S-300, kể cả phiên bản nâng cấp cao nhất là S-300PMU-2 Favorit cũng chỉ khoảng hơn 200 triệu USD.

  • nang cap ten lua s 300 manh ngang s 400 nga thoi co da den

    Nga đập tan vụ tập kích vào căn cứ Khmeimim ở Syria: Pantsir-S1 lại lập công?

Xét về mặt kỹ thuật, việc tích hợp các thành phần của tổ hợp S-400 vào S-300 có thể thực hiện theo 3 hướng: Sử dụng đạn đánh chặn mới của tổ hợp S-400, tích hợp các thành phần dẫn bắn, điều khiển chiến đấu trong một hệ thống hợp nhất và cải thiện phần mềm điều khiển kết hợp với việc trang bị phần cứng tích hợp.

Một tiền lệ rõ ràng nhất cho hướng nâng cấp S-300 sử dụng công nghệ của S-400 chính là việc Nga cho ra mắt phiên bản nâng cấp mới nhất của tổ hợp S-300VM với tên mã S-300VM4 với khả năng chiến đấu được tăng lên tới 250%.

Dù các thông tin về gói nâng cấp này không được phía Nga công bố thông tin rộng rãi, nhưng rõ ràng Nga đủ công nghệ và khả năng để tạo ra "con lai" giữa S-300 và S-400, cũng như gói nâng cấp dành cho các quốc gia có nhu cầu.

Tuy nhiên,…

nang cap ten lua s 300 manh ngang s 400 nga thoi co da den

Tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 của Hy Lạp.

Chưa chắc đã là hướng đi hợp lý

Có thể thấy rõ, S-300 chính là sản phẩm được phát triển dưới thời Liên Xô, dù qua nhiều thập kỷ phát triển và nâng cấp, nó vẫn là sản phẩm đang dẫn trở nên lỗi thời với sự phát triển như vũ bão của công nghệ điện tử, tự động hóa, vật liệu mới.

Tổ hợp S-400 ra đời sau này được sử dụng nhiều công nghệ mới nên việc tích hợp ngược công nghệ của dòng tên lửa phòng không mới lên trên S-300 liệu có đảm bảo được sự hoạt động ổn định của hệ thống với sự chênh lệch về công nghệ, mốc thời gian sản xuất và phục vụ đã kéo dài nhiều thập kỷ.

Không chỉ có Liên Xô và Nga, trong biên chế quân đội nhiều quốc gia, S-300 đóng vai trò như vũ khí phòng thủ cấp chiến lược. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi những hệ thống như vậy sau các gói nâng cấp có thể không đảm bảo được sự ổn định và khả năng chiến đấu trong những thời khắc quan trọng.

Vũ khí có thể coi là lĩnh vực hoàn toàn khác so với phần còn lại của thế giới công nghệ. Nó đòi hỏi sự ổn định, tin cậy, chứ không phải là các yếu tố màu mè của thời gian.

Hình ảnh hệ thống điều khiển tên lửa chiến lược của Mỹ đến thời điểm hiện tại vẫn dùng đĩa mềm, hay hệ điều hành Window 2000 vẫn được sử dụng trên nhiều chiến hạm của Mỹ và phương Tây có thể coi là ví dụ rất cụ thể.

Mặt khác, khi nói tới các gói nâng cấp S-300, một yếu tố cần phải tính tới chính là Nga. Liệu Moscow giờ đây có mặn mà với các gói nâng cấp dành cho tổ hợp phòng không cũ, khi các dây chuyền lắp ráp S-400 đang liên tục được mở rộng và sau khi đáp ứng đủ nhu cầu của Quân đội Nga, chúng sẽ được dành cho mục đích xuất khẩu.

S-300VM4 có thể coi là một ngoại lệ vì Quân đội Nga cần tăng cường lá chắn phòng không lục quân và chúng chưa từng được Moscow giới thiệu ra thị trường vũ khí quốc tế.

Nga chắc chắn sẽ không dại gì tạo ra một biến thể nâng cấp mới củatên lửa S-300 ứng dụng sâu công nghệ của S-400 để tự mình tạo ra đối thủ cạnh tranh trực tiếp với chính… S-400. Hiện tại, Almaz-Altey đang liên tục mở rộng các dây chuyền lắp ráp S-400 và đây có thể coi là sản phẩm vũ khí phòng không xuất khẩu chủ lực của Nga trong tương lai gần.

nang cap ten lua s 300 manh ngang s 400 nga thoi co da den

Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Nga tác chiến ở Syria.

  • Chiến đấu cơ Nga ồ ạt tới căn cứ T4 Syria - Tự "nộp mình" trước hỏa lực Israel?

  • Bằng chứng Nga trang bị cho Syria vũ khí "đặc biệt": Đã tung hoành trên biển

  • Tổ hợp PK tối tân của Syria bị Israel "thịt": Khinh địch phải trả giá đắt - Nga thì không!

Một cường quốc xuất khẩu vũ khí như Nga lẽ nào lại muốn S-400 có đối thủ, cho dù đó là... chính mình.

Có lẽ, kịch bản về một tổ hợp S-300 được tích hợp sâu công nghệ S-400 sẽ chỉ xuất hiện theo những đơn đặt hàng riêng, khi mà quốc gia khác hàng sẽ phải chi tiền để các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga thử nghiệm và hoàn thiện.

Điều này đã từng đúng với Su-30MKI của Ấn Độ, khi New Delhi đã chủ động cung cấp tài chính để Sukhoi hoàn thiện một phiên bản Su-30 mang những công nghệ theo mong muốn của Ấn Độ và được chia sẻ công nghệ lõi.

Để có được điều này, Ấn Độ đã phải chi ra hàng tỷ USD. Vậy điều này có hợp lý với các quốc gia muốn sở hữu phiên bản S-300, nhưng mang nhiều công nghệ của S-400 với giá thành hợp lý. Đó là vấn đề mâu thuẫn và khó khả thi!

S-400 khai hỏa tại trường bắn Ashuluk trong cuộc tập trận chiến thuật của Lực lượng phòng thủ Vũ trụ Nga.

Ngọc Huy

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (07/7): Bão số 2 ra khỏi biển Đông

Thời tiết hôm nay (07/7): Bão số 2 ra khỏi biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 07/7, bão số 2 di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, cường độ suy yếu dần và không còn có khả năng quay trở lại Biển Đông.
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 04/7, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.

Đọc nhiều

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã gửi thư mời Bộ Quốc phòng 8 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Cuba, Belarus, Kazakhstan, Azerbaijan tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, đồng thời mời 5 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng tham gia diễu binh tại Lễ kỷ niệm.
Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Chặng đường 30 năm hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển từ đối đầu thành đối tác toàn diện, mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược và kinh tế.
Định vị Việt Nam: Cần một chiến lược truyền thông hiện đại, bài bản

Định vị Việt Nam: Cần một chiến lược truyền thông hiện đại, bài bản

Ngày 10/7, tại Hà Nội diễn ra tọa đàm “Định vị Việt Nam - Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài. Sự kiện đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng một chiến lược bài bản nhằm nâng tầm hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, cơ quan báo chí, tổ chức quốc tế, chuyên gia truyền thông và doanh nghiệp.
Đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân bị chấn thương nặng khi đánh bắt trên biển

Đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân bị chấn thương nặng khi đánh bắt trên biển

Chiều 11/7, lực lượng quân y đảo Song Tử Tây (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) đã kịp thời tiếp nhận và tổ chức cấp cứu cho một ngư dân bị chấn thương nghiêm trọng khi đang lao động trên biển.
Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

6 tháng đầu năm nay, lượng khách xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh rõ nét nhu cầu giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đã tăng cao.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Vào lúc 17 giờ 00 phút ngày 8/7, cán bộ, chiến sĩ Trạm 535 thuộc Trung đoàn 351, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với các lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn xã Phú Trạch, tỉnh Quảng Trị đã khống chế hoàn toàn đám cháy rừng, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động