e magazine
Nâng cao quyền năng cho phụ nữ vì một tương lai an toàn và bình đẳng

18:22 | 10/03/2021

Ngày 10/3, tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, đã diễn ra tọa đàm với chủ đề "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ vì một tương lai an toàn và bình đẳng" bên cạnh diễn đàn “Thúc đẩy việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững từ góc độ bình đẳng giới”.
Nâng cao quyền năng cho phụ nữ vì một tương lai an toàn và bình đẳng

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ vì một tương lai an toàn và bình đẳng

Ngày 10/3, tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển đã diễn ra tọa đàm với chủ đề "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ vì một tương lai an toàn và bình đẳng" bên cạnh diễn đàn “Thúc đẩy việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững từ góc độ bình đẳng giới”.

Tham dự tòa đàm có: ông Lương Nguyễn Minh Triết, Uỷ viên dự khuyết BCH TW Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng; bà Ninh Thị Ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm, Anh hùng Lao động, ông Nguyễn Hữu Hạnh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hoá, Bộ Thông tin và Truyền thông, bà Diana Torres, Trợ lý Trưởng Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam, Trưởng Bộ phận Quản trị và Tham gia; Trung tá Đỗ Thị Hằng Nga, Phó Trưởng Phòng Hợp tác Quốc tế, Cục Gìn giữ Hoà bình Việt Nam, Bộ Quốc phòng.

Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái là chìa khóa để mỗi quốc gia thực hiện và đạt được toàn bộ mục tiêu phát triển bền vững. Bởi vì phụ nữ vừa là đối tượng thụ hưởng, vừa là nhân tố quan trọng xây dựng một xã hội an toàn, bình đẳng, phát triển.

Theo thông tin từ tọa đàm, đại dịch COVID-19 gây ra thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 28 nghìn tỷ đô la Mỹ, khiến hàng trăm triệu người thất nghiệp. Bất bình đẳng giới vốn đã tồn tại trước đại dịch, nay càng trở nên nghiêm trọng hơn. Phụ nữ chiếm 39% lực lượng lao động toàn cầu nhưng chiếm tới 54% việc làm bị mất do COVID-19. Các hệ quả tiêu cực của COVID-19 đối với phụ nữ còn bao gồm bạo lực gia đình, gia tăng gánh nặng công việc, công việc không được trả công. Ở Việt Nam, Chính phủ đã kịp thời đưa ra gói hỗ trợ an sinh xã hội 3 tỷ đô la Mỹ để hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương, trong đó có phụ nữ.

Thành Phố An Toàn, Không bạo lực với phụ nữ và trẻ em

Chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp thực hiện bình đẳng giới, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Uỷ viên dự khuyết BCH TW Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng cho biết: Trong quá trình phát triển, thành phố Đà Nẵng luôn nhất quán, xuyên suốt các mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân. Trong các đối tượng của các chương trình vì mục tiêu phát triển bền vững, phụ nữ và các vấn đề liên quan đến an toàn, bình đẳng cho phụ nữ rất được quan tâm. Đà Nẵng đã triển khai rất nhiều mô hình hiệu quả thể hiện quyết tâm và cam kết của thành phố đối với bình đẳng giới như: các câu lạc bộ nam giới tiên phong chống bạo lực phụ nữ và trẻ em, các tổ phản ứng nhanh chống các hành vi xâm hại, bạo lực với phụ nữ và trẻ em, dành hàng chục tỷ đồng xây dựng nhà ở cho phụ nữ đơn thân,... Năm 2020, Ban thường vụ thành ủy Đà Nẵng ban hành Chỉ thị số 39 về sáng kiến thành phố an toàn không bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em bao gồm 7 giải pháp.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ vì một tương lai an toàn và bình đẳng
Ông Lương Nguyễn Minh Triết, Uỷ viên dự khuyết BCH TW Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng (ngoài cùng bên trái) chia sẻ tại tọa đàm.

Bình Đẳng giới trong gìn giữ hòa bình thế giới

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ vì một tương lai an toàn và bình đẳng

Trung tá Đỗ Thị Hằng Nga, Phó Trưởng Phòng Hợp tác Quốc tế, Cục Gìn giữ Hoà bình Việt Nam

Lĩnh vực thúc đẩy giữ gìn hòa bình thế giới luôn được coi là thách thức đối với phụ nữ. Theo Trung tá Đỗ Thị Hằng Nga, năm 2014, lần đầu tiên Việt Nam cử 2 nam sĩ quan sang Nam Sudan với nhiệm kỳ 1 năm. Đến năm 2018 Việt Nam bắt đầu cử nữ sĩ quan tham gia nhiệm vụ này. Ngoài được tạo điều kiện trau dồi kiến thức về gìn giữ hòa bình, ngoại ngữ, kinh nghiệm từ đồng nghiệp nam đi trước, Việt Nam có chính sách mà không phải quốc gia nào cũng có là tạo điều kiện, hỗ trợ chăm sóc gia đình, con cái để các nữ sĩ quan yên tâm lên đường công tác. Trong môi trường đa quốc gia, đa văn hóa, khí hậu khắc nghiệt, các nữ sĩ quan Việt Nam vẫn luôn thực hiện mọi nhiệm vụ bình đẳng so với nam sĩ quan.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ vì một tương lai an toàn và bình đẳng
Bà Diana Torres, Trợ lý Trưởng Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam, Trưởng Bộ phận Quản trị và Tham gia (giữa) bày tỏ cam kết đồng hành của UNDP với việc khẳng định vai trò của nữ đại biểu quốc hội và nữ đại biểu dân cử ở Việt Nam.

Bình đẳng giới trên môi trường số

Về chuyển đổi số trong bối cảnh COVID-19, ông Nguyễn Hữu Hạnh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hoá, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ: Đặc điểm của môi trường số là rất bình đẳng ở góc độ tiếp cận thông tin, địa lý và giới tính. Cơ hội cho phụ nữ trên môi trường số ngày càng mở rộng. Đồng thời nhờ công nghệ và chuyển đổi số chúng ta có đánh giá kết quả công việc của nam giới và nữ giới là như nhau và đây là đánh giá công bằng, trong khi đánh giá cảm tính chúng ta có thể có sự phân biệt về giới tính. Về tăng cường tiếp cận internet, Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai chương trình điện thoại thông minh giá rẻ và phủ sóng trước hết là 3G, 4G và cuối cùng là 5G. Bên cạnh đó chúng ta cần đào tạo kỹ năng cho người dân vùng sâu vùng xa, nhất là chị em phụ nữ được tiếp cận chuyến đổi số.

Là đại diện của một trong những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, bà Ninh Thị Ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm chia sẻ: Doanh nghiệp của chúng tôi trong ngành may sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động ở vùng sâu vùng xa, người dân tộc thiểu số khiến cho vấn đề bình đẳng giới đặc biệt được quan tâm hơn. Hơn nữa 80% lao động tại doanh nghiệp là nữ giới. Các biện pháp thực hiện bình đẳng giới của doanh nghiệp tôi là tuyên truyền, giải thích về bình đẳng giới; tổ công tác chuyên biệt để ứng biến nhanh; giáo dục bình đẳng giới cho nam giới. Tôi cảm thấy rất tự hào vì đã từng bước giúp cho năng suất lao động, thu nhập của phụ nữ dân tộc thiểu số ngày một tốt hơn.

Tại tọa đàm, các đại biểu tham gia cũng đặt câu hỏi thảo luận cho các diễn giả về tiếp cận chuyển đổi số với nữ giới ở vùng sâu vùng xa; phương pháp thu hút nam giới tham gia vào các hoạt động bình đẳng giới, các dự án cũng như đề xuất hợp tác trong thời gian tới.

Thu Hoài

Thu Hoài

Tin bài liên quan

Tin mới

Định hướng nghề nghiệp - Mở lối tương lai cho thanh thiếu niên yếu thế

Định hướng nghề nghiệp - Mở lối tương lai cho thanh thiếu niên yếu thế

Bằng cách tiếp cận toàn diện, các dự án của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the Children) đã mang đến cơ hội được định hướng nghề nghiệp, phát triển kỹ năng, học nghề và sinh kế cho hơn một trăm ngàn thanh thiếu niên của Việt Nam trong hơn 10 qua. Các em được trang bị thêm kiến thức và kỹ năng để tự tin viết tiếp những trang mới cuộc đời tràn đầy hy vọng.
Giáo dục số: Giải pháp học tập sáng tạo cho trẻ em dân tộc thiểu số

Giáo dục số: Giải pháp học tập sáng tạo cho trẻ em dân tộc thiểu số

Kết hợp công nghệ và giáo dục, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the Children) đã và đang giúp hàng nghìn học sinh vượt qua rào cản ngôn ngữ, khơi dậy niềm đam mê học tập thông qua ứng dụng “Vui đọc cùng em”.

Tin khác

Thúc đẩy quyền trẻ em và thanh thiếu niên yếu thế tại Việt Nam

Thúc đẩy quyền trẻ em và thanh thiếu niên yếu thế tại Việt Nam

Từ diễn đàn trẻ em đến các sáng kiến hỗ trợ trẻ khuyết tật, trẻ em vùng khó khăn hay nhóm thanh thiếu niên đa dạng giới, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the Children) đang góp phần tạo ra những thay đổi tích cực, từng bước mở rộng không gian an toàn, thân thiện cho hàng nghìn trẻ em và thanh thiếu niên yếu thế tại Việt Nam.
GNI gieo mầm sống xanh cho 18 ha rừng ngập mặn tại Cà Mau

GNI gieo mầm sống xanh cho 18 ha rừng ngập mặn tại Cà Mau

Từ cuối tháng 6 đến hết tháng 7/2025, hơn 80.000 cây đưng sẽ được gieo trồng trên diện tích hơn 18 ha tại xã Vĩnh Hậu, tỉnh Cà Mau (trước đây là xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu). Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Nhân rộng giải pháp dựa vào thiên nhiên thông qua phục hồi rừng ngập mặn để cải thiện môi trường tại tỉnh Bạc Liêu” (IONIQ), do tổ chức Good Neighbors International (GNI) phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) triển khai.
Zhi Shan Foundation: Lan tỏa yêu thương, đồng hành cùng trẻ em yếu thế

Zhi Shan Foundation: Lan tỏa yêu thương, đồng hành cùng trẻ em yếu thế

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Zhi Shan Foundation tiếp tục triển khai hiệu quả nhiều chương trình hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại các tỉnh miền Trung Việt Nam. Từ học bổng, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe đến các hoạt động trị liệu, khuyến đọc, tổ chức đã góp phần cải thiện chất lượng sống và mở ra cơ hội phát triển toàn diện cho hàng chục nghìn trẻ em.
Tổ chức Cứu trợ Trẻ em chung tay tái thiết cộng đồng sau bão lũ

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em chung tay tái thiết cộng đồng sau bão lũ

Đầu tháng 11/2024, chúng tôi cùng đoàn công tác của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em trở lại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - nơi vừa trải qua trận bão lũ lịch sử khiến cuộc sống của hàng nghìn người dân bị ảnh hưởng, nhiều trẻ em bị gián đoạn học hành. Tại đây, Tổ chức đã triển khai các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ tái thiết cộng đồng, phục hồi sinh kế, bảo đảm an toàn để trẻ em sớm trở lại trường học, ổn định cuộc sống sau thiên tai.
Phiên bản di động