Mỹ bí mật gửi vũ khí tới Syria: Có phải là thứ từng khiến trực thăng Liên Xô "kinh hoàng"?
Trong khi Moscow và Damascus đang "sục sôi" sau thảm kịch bắn nhầm IL-20, theo tờ al-Watan, Quân đội Mỹ đã cung cấp nhiều hệ thống vũ khí tiên tiến cho Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo ở phía Bắc Syria.
Đặc biệt, theo một chỉ huy người Kurd, trong lô vũ khí tối tân mà Mỹ cung cấp cho SDF bao gồm cả tên lửa phòng không.
Hiện các chỉ huy người Kurd chưa tiết lộ họ đã nhận được loại nào. Tuy nhiên, nhìn vào kho trang bị vũ khí phòng không hiện nay của Mỹ, khả năng rất cao Washington chấp thuận đưa các tên lửa vác vai FIM-92 Stinger tới Syria.
Đây là tin không vui với Không quân Nga và đặc biệt là Syria. Mặc dù các tên lửa vác vai có tầm bắn ngắn, độ cao với tới dưới 5.000m khó có thể đe dọa các máy bay tiêm kích phản lực. Thế nhưng, các trực thăng với tốc độ bay chậm, trần bay thấp thường là "miếng mồi ngon" với những loại vũ khí như Stinger.
Còn nhớ trong cuộc chiến tranh Afghanista những năm 1980 mà Liên Xô trực tiếp tham gia. Các tên lửa Stinger mà Mỹ cung cấp cho các nhóm vũ trang Hồi giáo khi đó đã khiến Không quân Liên Xô khốn đốn.
Theo một báo cáo của Mỹ, trong khuôn khổ chiến dịch Cyclone, năm 1986 CIA đã cung cấp khoảng 250 bệ phóng và gần 500 quả tên lửa Stinger cho lực lượng Mujahideen ở Afghanistan sử dụng để chống lại Liên Xô.
Sau khi được đưa vào sử dụng, Mujahideen đã khiến quân đội Liên Xô "hoảng loạn" khi "thịt" hàng trăm chiếc máy bay mà phần lớn là trực thăng.
Niên giám Binh chủng Pháo binh Phòng không Lục quân Mỹ năm 1993 công bố, các trắc thủ Mujahideen đã sử dụng Stinger bắn hạ khoảng 269 máy bay Liên Xô trong 340 lần phóng, đạt tỷ lệ sát thương 79%.
Nếu báo cáo này là chính xác, Stinger "chịu trách nhiệm" hơn một nửa trong số 451 chiếc máy bay Liên Xô bị mất ở Afghanistan.
Tranh vẽ các tay súng Mujahideen tấn công trực thăng Mi-24 của Liên Xô.
Mặc dù hiện nay các trực thăng của Không quân Nga (như Mi-8AMTSh, Mi-24, Mi-35, Mi-28) có khả năng đối phó với các loại tên lửa tầm nhiệt vác vai tốt hơn so với trước kia. Thế nhưng, "vỏ quýt dày có móng tày nhọn", các tên lửa vác vai của Mỹ cũng được nâng cấp rất nhiều đối phó với mọi biện pháp đối phó.
-
Đại tá tên lửa VN: Sai lầm chết người của PK Syria bắn rơi IL-20 Nga, Mỹ còn có nhiều vụ kinh khủng hơn?
-
Chuyên gia: Máy bay Il-20 bị bắn hạ là do Nga yếu kém, đừng đổ lỗi cho Israel hay Syria!
-
Tên lửa Syria bắn nhầm IL-20 vì một thiết bị mà Nga không bao giờ cung cấp khi bán vũ khí?
Hệ thống tên lửa vác vai FIM-92 Stinger được công ty Raytheon (Mỹ) sản xuất từ năm 1978 tới nay với đơn giá khoảng 38.000 USD/bộ.
FIM-92 có trọng lượng 15,19kg, dài 1,52m, đường kính thân 70mm. Trong đó, riêng phần đạn nặng 10,1kg, lắp đầu nổ phân mảnh 3kg với ngòi kiểu chạm nổ và đồng hồ hẹn giờ tự hủy.
Về hệ thống dẫn đường, cũng như hầu hết các loại tên lửa vác vai khác, Stinger thuộc kiểu "bắn và quên". Trên tên lửa lắp đầu tự dẫn tầm nhiệt - bám theo nhiệt từ khí thải và động cơ của máy bay.
"Mắt thần" của Stinger cũng liên tục được nâng cấp qua nhiều giai đoạn, ngày càng hiện đại hơn nhằm vượt qua mọi hệ thống gây nhiễu hồng ngoại trên các chiến đấu cơ của Nga.
Trong chiến đấu, tên lửa được phóng ra nhờ một động cơ nhỏ để tạo khoảng cách an toàn cho xạ thủ trước khi hệ thống cung cấp nhiên liệu rắn 2 tầng được kích hoạt, giúp Stinger đạt tốc độ Mach 2,2. Hầu hết các phiên bản đạt tầm bắn 4,8-5km, độ cao đạt từ 180m tới 3,8km.
Ngoài việc mang vác trên vai người lính, Stinger còn có thể trang bị cho các tổ hợp phòng không tự hành như Avenger hay M6 Linebacker. Đặc biệt, Reytheon phát triển thành công các phiên bản AIM-92 Stinger không đối không, chủ yếu trang bị cho các trực thăng chiến đấu như AH-64 Apache.
Lính Mỹ luyện tập bắn tên lửa vác vai Stinger
Chỉ Nhàn