Mưa tên lửa Tomahawk Mỹ chờ ụp xuống Syria: Bàn tay hòa bình bỗng thành nắm đấm?
Dù Quân đội Mỹ đang tiếp tục rút khỏi lãnh thổ Syria sau tuyên bố của TT Donald Trump, nhưng trong tuyên bố mới đây, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton lại đưa ra cảnh báo Washington sẵn sàng cho các hoạt động không kích, kể cả bằng tên lửa hành trình Tomahawk chống lại Damascus với lý do "xưa như trái đất" sử dụng vũ khí hóa học.
Tuyên bố của ông John Bolton đưa trong bối cảnh, quyết định rút quân của Tổng thống D. Trump khỏi syria vấp phải sự phản đối từ cả chính giới, lãnh đạo quân sự Mỹ, cũng như các đồng minh thân cận, đặc biệt là Israel.
Như vậy, thông điệp của ông John Bolton đưa ra có thể nhằm mục đích giảm sức ép nhằm vào Nhà Trắng liên quan tới vấn đề Syria, cũng như để ngỏ cho mọi khả năng, trong đó có việc Mỹ tái triển khai lực lượng quân sự trở lại Syria.
Quân đội Mỹ ở Syria. Ảnh: AMN.
Cuộc chiến Syria vẫn tiếp diễn trong lòng nước Mỹ
Có thể nói, việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút quân khỏi Syria là hành động rất thực dụng và mang tới hiệu quả tức thì theo tính toán của Nhà Trắng.
Động thái này đã đặt những quốc gia Trung Đông muốn lợi dụng Mỹ như "cảnh sát quốc tế" để kiềm chế ảnh hưởng của Iran cũng như lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al Assad ngồi trên đống lửa.
Hành động của Mỹ có thể làm xáo trộn bàn cờ Trung Đông. Washington có thể mất 1 ở Syria, nhưng nhiều quốc gia khác sẽ mất 10. Chính vì thế, không có gì lạ khi có làn sóng phản đối mạnh mẽ đối với quyết định rút quân khỏi Syria của Tổng thống Mỹ.
Trước hết, các đồng minh của Mỹ đều có những chân rết looby mạnh mẽ trong chính giới Mỹ. Những quyết định của Washington có khả năng làm phương hại tới họ rõ ràng sẽ khiến các chân rết này vận động hành lang để phản đối.
Tiếp đó, chiến tranh có thể mang lại thiệt hại, nhưng đó là thiệt hại cho quốc gia bị tấn công, cho ngân sách của nước Mỹ. Trái lại, những hành động quân sự lại mang lại lợi ích cho các nhà thầu quân sự Mỹ cả trong và ngoài cuộc chiến.
Nếu lò lửa Syria nguội lạnh, những hợp đồng vũ khí trị giá hàng tỷ USD với các quốc gia Cận Đông hay đơn giản là các hợp đồng cung cấp vũ khí "mới, đẹp và thông minh" cho Quân đội Mỹ sẽ đi về đâu…
Đó mới chỉ là bề nổi của làn sóng phản đối lại quyết định rút quân khỏi Syria của Tổng thống Donald Trump. Điều này càng trở nên nghiêm trọng khi Đảng Cộng hòa không còn kiểm soát lưỡng viện Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng chắc chắn không muốn vấn đề Syria làm ảnh hưởng tới nhiều chính sách khác, dài hạn hơn.
Nhiều khả năng, tuyên bố của ông John Bolton là cánh cửa để giải quyết các nút thắt đó với việc để ngỏ mọi cơ hội đối với vấn đề Syria.
Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa hành trình tấn công Syria.
Không kích bằng mưa tên lửa Tomahawk để quay lại?
Cũng như nhiều lần trước đây, tuyên bố bất ngờ của Tổng thống Donald Trump về việc rút quân khỏi Syria đã gây nhiều hoài nghi trong giới chuyên môn.
8 năm nội chiến Syria, Mỹ đã đổ không ít tiền của vào quốc gia Cận Đông này, thậm chí là 2 lần can thiệp quân sự trực tiếp, nhưng vẫn không khuất phục được chính quyền Damascus.
Việc Mỹ rút quân phải chăng là vì mục đích khác! Khi rút quân, Mỹ sẽ không có liên quan tới người Kurd để đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đang hậu thuẫn một lực lượng đối lập đông đảo ở Syria.
Từ trước tới nay, việc Mỹ hậu thuẫn cho lực lượng dân chủ Syria (SDF) với phần lớn là lực lượng người Kurd đã khiến Ankara không mấy dễ chịu, khi Thổ Nhĩ Kỳ luôn coi người Kurd là mối đe dọa an ninh với nước này.
Việc liệu Mỹ có bắt tay trở lại với Thổ Nhĩ Kỳ liên quan tới vấn đề Syria hay không vẫn chưa thể xác định. Tuy nhiên, nếu điều này là hiện thực, Mỹ có thể trở lại Syria với thế và lực mới.
Và cái Washington cần để trở lại chính là một cái cớ. Dù con bài vũ khí hóa học đã bị Nga, Syria nhiều lần lật tẩy rằng chính phiến quân mới là người sử dụng loại vũ khí giết người hàng loạt này để tạo cớ.
Tên lửa "mới, đẹp, thông minh" của Mỹ bị phòng không Syria bắn hạ.
Tuy nhiên, sự việc này luôn bị Mỹ và đồng minh phớt lờ. Không có gì chắc chắn để kịch bản vũ khí hóa học tiếp tục được Mỹ và liên quân sử dụng tại Syria. Và lần này là để khởi động một hoạt động to lớn hơn, một "lực lượng dân chủ" mới được Mỹ hậu thuẫn ở Syria.
Lực lượng này có thể không thể đảo ngược tình thế nội chiến ở Syria gần như đã ngã ngũ, nhưng nó cũng đủ mạnh để buộc Syria và đồng minh phải nhượng bộ về chính trị, kinh tế thời hậu chiến.
-
Giải phóng Ko Kong – trận đổ bộ lớn nhất lịch sử Hải quân Việt Nam: Không có trong sách tác chiến
-
Khơ me Đỏ được trang bị vũ khí thế nào mà dám tấn công Việt Nam?
-
Quân tình nguyện VN thần tốc giải phóng Campuchia và những phát hiện bất ngờ
Với tuyên bố của cố vấn an ninh Mỹ John Bolton, rõ ràng Mỹ chưa buông bỏ vấn đề Syria. Washington đang có nhiều ý định khác và vấn đề này chỉ được dần sáng tỏ với những bước đi tiếp theo của Nhà Trắng.
Một kịch bản khác cho tuyên bố của ông John Bolton là việc Mỹ có thể tiến hành một hành động quân sự chớp nhoáng nhằm vào Syria để xoa dịu đồng minh, trong thời gian tìm giải pháp tiếp theo cho vấn đề này.
Đây từng có nhiều tiền lệ trong quá khứ, Mỹ ít khi đưa bàn tay hòa bình trước khi nắm đấm đã được đưa ra trước.
Không khó để xác định điều này với đợt tập kích đường không nhằm vào miền Bắc Việt Nam năm 1972 hay chiến dịch không kích nhằm vào Iraq ngay khi trước khi Tổng thống G. Bush hết nhiệm kỳ. Tuy nhiên, tình hình Syria giờ đã đổi khác và Mỹ không dễ để đơn phương đưa ra quyết định tấn công bất ngờ…
Quân đội Mỹ tăng cường thêm binh lực đến khu vực Manbij - video lực lượng đối lập Syria
Ngọc Huy