Máy bay chiến đấu Nga dùng "bom ngu" diệt khủng bố ở Syria
Điều này thật đặc biệt với phương thức tác chiến của thế kỷ 21 với sự lên ngôi của vũ khí thông minh, công nghệ cao tấn công chính xác mục tiêu với sai số chỉ tính bằng m.
Để chống lại những nhóm khủng bố, không có khả năng phản kích, việc sử dụng rộng rãi vũ khí thông minh có phải là hành động lãng phí? Chiến trường Syria có phải là nơi Nga giải quyết kho vũ khí tồn đọng từ thời Liên Xô hay Nga đã cố cân bằng giữa hiệu quả tác chiến và chiến phí ở mức thấp nhất?
Mọi câu hỏi trên đều được lý giải bằng thực tế chiến trường. Hiệu quả của các đợt không kích lực lượng không quân Nga thực hiện ở Syria không cần phải bàn cãi.
Thậm chí, có chuyên gia quân sự nhận xét, hiệu quả tác chiến của Không quân Nga trong hai tuần, bằng hoạt động của liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu thực hiện trong cả năm với nhiều loại vũ khí thông minh, đắt tiền.
Tác chiến kiểu… "con nhà nghèo"
Một điểm có thể thấy rõ ràng, nguồn lực quốc phòng của Nga sẽ không bao giờ so sánh được với Mỹ. Con số này có thể thấy rõ ràng qua con số ngân sách quốc phòng hằng năm của hai siêu cường. Nếu Nga mới nhất vào năm 2018 chỉ khoảng 46 tỷ USD, thì con số này ở Mỹ lên tới hơn 600 tỷ USD và có thể còn tăng thêm.
Điều này cũng lý giải phương thức tác chiến và sử dụng vũ khí của hai bên. Nếu Mỹ áp dụng rộng rãi vũ khí tấn công chính xác cao cho tất cả các mục tiêu cấp chiến thuật, chiến dịch, thì Nga chỉ có các mục tiêu được đánh giá có giá trị cao mới được sử dụng vũ khí thông minh, còn lại chúng sẽ được "hầm nhừ" bằng bom, đạn truyền thống.
-
Kíp xe tăng 3 Việt Nam tự phá kỷ lục Tank Biathlon 2018 - Xuất sắc chưa từng có
Trong chiến dịch chống khủng bố của Nga tại Syria, để đối phó với các nhóm khủng bố trang bị cơ bản, không có khả năng phòng không, thì việc sử dụng vũ khí công nghệ cao trở nên thừa thãi và lãng phí.
Chúng hoàn toàn có thể bị "làm mềm" bằng bom đạn thông thường. Đây chính là phương thức nhóm Không quân Nga ở Syria sử dụng.
Điều này cũng giải thích tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu trả lời phỏng vấn báo giới về việc lực lượng quân sự Nga tham chiến ở Syria liệu có làm tăng chi phí quốc phòng hằng năm của Nga.
Ông Sergey Shoigu đã khẳng định, chi phí dành cho lực lượng Nga tham chiến ở Syria sẽ chỉ tương đương các cuộc tập trận thường kỳ của Quân đội Nga.
Một yếu tố kỹ thuật khác cần được nhắc tới là Mỹ với tư duy tấn công nên các loại vũ khí cũng được tối ưu cho nhiệm vụ này. Ví dụ rõ ràng nhất là việc Mỹ áp dụng rộng rãi các bộ kit chuyển đổi từ bom thông thường thành vũ khí dẫn đường laser.
Các bộ kit lắp ngoài có giá vài chục ngàn USD có thể nhanh chóng biến các đơn vị bom MK thành vũ khí tấn công chính xác cao với mức chi phí chấp nhận được.
Trong khi đó, các loại bom, đạn thông minh của Nga đều là một dòng riêng biệt, có giá thành cao hơn do không được sản xuất quy mô lớn hay chế tạo thành các bộ kit rời tích hợp vào vũ khí thông thường.
Chính vì điều này, nếu Nga chọn phương thức tác chiến sử dụng rộng rãi vũ khí thông minh như Mỹ thì sẽ là gánh nặng rất lớn cho ngân sách quốc phòng của Nga.
Mặt khác, dù chưa có thông tin để khẳng định, nhưng chiến trường Syria cũng có thể là nơi giải quyết các lô vũ khí còn tồn đọng từ thời Liên Xô. Nếu mọi việc diễn ra đúng như như thế, thì Nga đang làm tốt cả bài toàn về kinh tế, lẫn chiến lược ở Syria.
Bom, đạn cũ nếu đem hủy bỏ, chắc chắn sẽ có yêu cầu về chi phí, thời gian. Việc chúng được "hủy bỏ" bằng cách tự nhiên nhất là dội lên đầu khủng bố thì đúng là cái lợi đôi đường.
Máy bay Su-24M2.
"Bom ngu", nhưng hiệu quả không kém gì vũ khí thông minh…
Do không có áp lực về phòng không, nên rõ ràng phi công Nga tham chiến ở Syria có thể chọn góc và phương ném bom, đạn tối ưu nhất vào mục tiêu. Điều này được phản ảnh rõ ràng với số lượng bom, đạn các máy bay Su-24 hay Su-34 mang theo trong mỗi phi vụ.
Chắc chắn máy bay tiêm kích-bom Nga không tấn công mục tiêu theo kiểu rải thảm, mà là tấn công có hiệu chỉnh để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Điều này có được ngoài yếu tố con người, khi các phi công tham chiến ở Syria đều là các những người dày dạn kinh nghiệm và có kỹ năng tốt, thì phần đóng góp không nhỏ là các khí tài dẫn bắn được tích hợp trên máy bay.
Theo nhiều nguồn tin, máy bay Su-24M2 tham chiến ở Syria được trang bị hệ thống ngắm bắn SVP-24. Hệ thống này có khả năng tính toán khoảng cách giữa máy bay và mục tiêu theo mốc thời gian thực.
Máy bay Su-24M2.
Các tham số được căn cứ từ hệ thống định vị vệ tinh GLONASS của Nga, từ khu vực tham chiến: Áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, và nhận thêm thông tin từ máy bay cảnh báo sớm, trung tâm chỉ huy và máy bay chiến đấu khác.
-
Đô đốc Mỹ: Mời Việt Nam, loại Trung Quốc tham gia diễn tập RIMPAC - Quyết định sáng suốt!
-
Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt: Kíp xe VN 3 vượt chính mình ở Tank Biathlon 2018 - Đền đáp xứng đáng hy vọng của người hâm mộ!
-
Kíp xe tăng 3 Việt Nam tự phá kỷ lục Tank Biathlon 2018 - Xuất sắc chưa từng có
Nhiệm vụ của phi công chỉ là điều khiển máy bay theo các tham số do SVP-24 cung cấp. SVP-24 sẽ tính toán quỹ đạo điểm rơi sao để thả bom thông thường trúng mục tiêu với sai số chưa tới 5m.
Trên máy bay Su-34, khả năng tấn công chính xác cao còn được tăng cường hơn với sự kết hợp của hệ thống theo dõi quang-điện tử.
Điều này giúp giải thích việc những đợt tấn công bằng bom đạn thông thường của Nga lại có độ chính xác cao gần như vũ khí dẫn đường chính xác.
Khi các mục tiêu cấp chiến lược, chiến thuật đều có thể giải quyết bằng vũ khí thông thường với chi phí và hiệu quả cao nhất, thì cũng dễ hiểu tại sao máy bay ném bom, tiêm kích-bom Nga tại Syria lại sử dụng chủ yếu bom, đạn thông thường để tấn công các phe nhóm khủng bố.
Những bài học chiến trận trong quá khứ đã dạy cho người Nga hiểu về quy tắc sử dụng nguồn lực chiến trang hợp lý và cuộc chiến ở Syria không cần phải "giết gà dùng dao mổ trâu".
Máy bay ném bom Su-34
Ngọc Huy