Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
20:03 | 12/12/2017 GMT+7

Mấy ai có thể ngờ "hòn đảo băng" Iceland đã sắp sửa bị xóa sổ bởi hiện tượng sa mạc hóa

aa
Được mệnh danh là hòn đất của băng và lửa, không ai nghĩ rằng tình trạng thiếu thảm thực vật đang đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái cũng như đời sống của người dân Iceland.

Iceland được mệnh danh là “hòn đảo của băng và lửa”, nơi sở hữu phong cảnh đẹp như tranh vẽ với các dòng sông băng rộng lớn và những ngọn núi lửa khổng lồ. Nơi đây luôn là bối cảnh yêu thích của các nhà làm phim đồng thời cũng là địa diểm du lịch được nhiều người tìm đến. Theo thống kê, có đến 1,8 triệu khách du lịch đến thăm đất nước này trong năm 2016 vừa qua.

Thế nhưng, đằng sau vẻ đẹp hoang sơ đó chính là vấn đề khiến chính phủ nước này vô cùng đau đầu. Việc thiếu hụt cây cối cộng với việc đất không giữ được tàn tro dinh dưỡng từ các vụ phun trào núi lửa đã dẫn đến hiện tượng xói mòn đất nghiêm trọng tại đây. Thậm chí, hệ quả từ việc thực vật không thể cắm rễ và tồn tại trên những vùng đất này còn khiến con người không thể chăn nuôi hay chăn thả gia súc. Tình trạng đất đai khô cằn mỗi khi gặp các trận gió lớn đặc trưng của Iceland dễ hình thành bão cát, đe dọa cuộc sống sinh hoạt của người dân.

may ai co the ngo hon dao bang iceland da sap sua bi xoa so boi hien tuong sa mac hoa

(Ảnh: NY Times)

may ai co the ngo hon dao bang iceland da sap sua bi xoa so boi hien tuong sa mac hoa

Đằng sau vẻ đẹp lộng lẫy của Iceland… (Ảnh: NY Times)

may ai co the ngo hon dao bang iceland da sap sua bi xoa so boi hien tuong sa mac hoa

(Ảnh: NY Times)

may ai co the ngo hon dao bang iceland da sap sua bi xoa so boi hien tuong sa mac hoa

(Ảnh: NY Times)

may ai co the ngo hon dao bang iceland da sap sua bi xoa so boi hien tuong sa mac hoa

… là những vùng đất đang bị sa mạc hóa đe dọa nghiêm trọng. (Ảnh: NY Times)

Đặc biệt là sau trận bão cát phá hủy một phần phía đông thủ đô Reykjavik vào năm 1882 chính phủ Iceland mới quyết định đẩy mạnh hoạt động tái trồng rừng và bảo vệ đất đai. Trong khi suốt nhiều thế kỷ trước, người nông dân nơi đây đã sớm vật lộn với sự xói mòn đất.

Khi con người bắt đầu đến Iceland sinh sống vào khoảng cuối thế kỷ thứ 9, hầu hết vùng đất liền kéo dài đến gần bờ biển đều được bao phủ bởi rừng cây bạch dương. Mọi người bắt tay vào công cuộc khai hoang, đốt rừng để có đất chăn nuôi cũng như trồng cỏ khô và lúa mạch. Đồng thời, gỗ được tận dụng để xây nhà và nhánh cây làm than nhóm lửa. Theo các nhà khoa học, diện tích rừng của hòn đảo này bị thu hẹp đáng kể chỉ trong vòng 3 thế kỷ.

may ai co the ngo hon dao bang iceland da sap sua bi xoa so boi hien tuong sa mac hoa

(Ảnh: NY Times)

Sau đó, các ngọn núi lửa thay nhau phun trào làm tăng thêm lớp dinh dưỡng trên bề mặt đất. Song khi đó, đất đai nơi đây lại không thể giữ nước để hấp thụ lớp tro, kết quả là chúng bị gió thổi bay ra ngoài đại dương. Giờ đây, khi cuộc sống ngày càng phát triển, việc thiếu hụt cây và đồi trọc quá nhiều đang đe dọa Iceland. Thế nên, người dân nơi đây đang nỗ lực để mang rừng trở lại, cải thiện đất đai để phát triển nông nghiệp cũng như chống lại quá trình biến đổi khí hậu khắc nghiệt.

Nhưng việc khôi phục lại cả cánh rừng già của Iceland không hề đơn giản. Vào đầu thế kỷ 20, khi chính phủ bắt đầu đặt mục tiêu tái trồng rừng lên làm chuyện hệ trọng của quốc gia, có khoảng 3 triệu cây được trồng lên nhưng con số này chỉ chiếm 1% trong tổng diện tích rừng.

Ông Jonsson hiện làm việc cho Hiệp hội Lâm nghiệp tư nhân và cũng là một trong những người đang nỗ lực tái tạo rừng cho biết: “Đây thực sự là một công việc khó khăn. Trong suốt 100 năm qua, chúng tôi chỉ mới có thể khôi phục được 0,5%”. Thậm chí đối với một đất nước có diện tích nhỏ như Iceland, một vài triệu cây chẳng khác gì giọt nước đổ biển.

may ai co the ngo hon dao bang iceland da sap sua bi xoa so boi hien tuong sa mac hoa

Diện tích rừng được khôi phục vẫn rất nhỏ so với cả khu vực khô cằn. (Ảnh: NY Times)

Tái tạo đất đai tại các vùng nông thôn ở Iceland không chỉ phần nào ngăn ngừa bão cát mà còn giúp đỡ cho cuộc sống của người nông dân. Khi biến đổi khí hậu trở thành mối quan tâm lớn hơn, các lãnh đạo Iceland bắt đầu nhìn nhận việc tái tạo rừng là một cách để giúp đất nước chống lại những thay đổi khắc nghiệt của khí hậu.

Mặc dù đẩy mạnh việc sử dụng thủy điện và địa nhiệt nhưng lượng khí thải nhà kính của Iceland vẫn nằm ở mức cao, chủ yếu do vận tải và các ngành công nghiệp nặng như luyện kim nhôm. Chính phủ nước này vẫn đang tích cực làm việc với khối Liên minh châu Âu và Na Uy để bắt tay cùng nhau giảm lượng khí thải xuống 40% năm 2030 so với năm 1990. Riêng Iceland có mục tiêu giảm 50 đến 75% vào năm 2050. Và cây cối đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu lượng khí thải và giúp thanh lọc không khí.

Hiện tại, Iceland là một ví dụ điển hình để các nhà khoa học nghiên cứu về hiện tượng sa mạc hóa. Dù không phải gánh chịu khí hậu khô nóng khắc nghiệt nhưng thảm thực vật nơi đây ngày càng ít đi và thậm chí có nơi hoàn toàn biến mất. Tiến sĩ Halldorsson, điều phối viên nghiên cứu của Tổ chức Bảo tồn đất ở Iceland, cho biết: “Khoảng 40% diện tích Iceland là sa mạc mặc cho lượng mưa rất lớn đổ xuống quanh năm. Chúng tôi gọi nó là sa mạc ướt”. Tình hình tồi tệ đến nỗi sinh viên từ các quốc gia cũng đang bị sa mạc hóa đe dọa đã sang đây để nghiên cứu về hiện tượng này.

Trong trận bão cát lịch sử vào năm 1882, nông trại và nhiều khu vực xung quanh bị chôn vùi. Chỉ trong vòng chưa đến 2 tuần, cát đã thổi bay đất đai và phá hủy toàn bộ thảm thực vật gây ra cái chết cho hàng trăm con cừu, đến cả động vật dưới nước như cá cũng bị thổi bay lên bờ. “Miêu tả một cách đơn giản là mọi thứ đã bị thổi bay. Chúng ta sẽ có thể đối mặt với thảm họa ấy một lần nữa chỉ trong vài năm tới, chỉ là mọi người chưa nhận ra sự nguy hiểm và tàn bạo thế nào mà thôi”.

Vào những năm 1920, dịch vụ bảo tồn đất đai đã tận dụng các trang trại trên đồi trọc để sử dụng chúng như một phòng thí nghiệm ngoài trời phục vụ cho công tác nghiên cứu cách cải thiện đất và phát triển thực vật. Jonsson và các tình nguyện viên của ông sau đó tiến hành trồng các loài cây phù hợp với đất đai nơi đây như bạch dương, thông, cây vân sam…

So với bạch dương, loài cây vốn tồn tại ở Iceland từ rất lâu, người ta phát hiện ra nhiều loài thực vật khác có kích thước tương tự nhưng sinh trưởng nhanh và thúc đẩy tiến trình làm sạch khí thải hơn. Tuy nhiên, dù họ đã nỗ lực thực hiện nhưng chưa ai tin có thể khôi phục lại 1/4 diện tích rừng ở Iceland. “Mục đích là trong 50 năm tới, chúng tôi có thể tái tạo lại 5% diện tích rừng. Nhưng với tốc độ tăng trưởng quá chậm như hiện nay, quá trình này có thể tiêu tốn đến 150 năm”.

may ai co the ngo hon dao bang iceland da sap sua bi xoa so boi hien tuong sa mac hoa

(Ảnh: NY Times)

(Nguồn: NY Times)

Imacho

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 29/6 đến sáng sớm 01/7, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến 70–140mm, cục bộ có nơi trên 250mm.

Đọc nhiều

Trao nhà hữu nghị và khánh thành 3 cầu giao thông nông thôn tại Cà Mau

Trao nhà hữu nghị và khánh thành 3 cầu giao thông nông thôn tại Cà Mau

Ngày 03/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) và chính quyền địa phương tổ chức Lễ bàn giao nhà hữu nghị cho hộ nghèo tại xã Sông Đốc và khánh thành 3 cây cầu giao thông nông thôn tại xã Khánh An, tỉnh Cà Mau.
Thanh Hóa - Hủa Phăn: Gìn giữ và phát huy quan hệ hữu nghị Việt - Lào

Thanh Hóa - Hủa Phăn: Gìn giữ và phát huy quan hệ hữu nghị Việt - Lào

Ngày 03/7, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh đã tiếp bà Khamphao Ernthavanh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam cùng đoàn công tác nhân chuyến thăm tỉnh Thanh Hóa. Chuyến thăm góp phần củng cố quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Lào), đồng thời thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai địa phương trong thời gian tới.
Ghi nhận đóng góp của Đại sứ Sergio Narea trong thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam - Chile

Ghi nhận đóng góp của Đại sứ Sergio Narea trong thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam - Chile

Ngày 04/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Đại sứ Chile tại Việt Nam Sergio Narea Guzman nhằm ghi nhận đóng góp tích cực của ông trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, giao lưu nhân dân và hợp tác đa lĩnh vực giữa Việt Nam và Chile.
110 thanh thiếu niên kiều bào tham gia Trại hè Việt Nam 2025

110 thanh thiếu niên kiều bào tham gia Trại hè Việt Nam 2025

Chiều 03/7, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) đã tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về những chính sách mới của Đảng và Nhà nước liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài và chương trình Trại hè Việt Nam 2025.
An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 02/7, tại phường Rạch Giá (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động