Luật An ninh mạng – Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng
Sau nhiều tranh cãi, Washington và Moscow lần đầu bắt tay hợp tác an ninh mạng Ngày 19/9, Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ Anatoly Antonov cho biết, hai chính phủ đã tiến hành những bước đi đầu tiên hướng tới hợp tác về công nghệ thông tin, tập trung lĩnh vực an ninh mạng. |
Đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng Hiện nay, các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng internet và các trang mạng xã hội để đăng tải thông tin xấu, độc, sai sự thật nhằm bóp méo, xuyên tạc, làm lẫn lộn đúng - sai, thật - giả, gây hoang mang dư luận xã hội. |
Luật An ninh mạng - yêu cầu cấp thiết của thực tiễn không gian mạng tại Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập, đối tượng sử dụng MXH chủ yếu là thanh, thiếu niên – những người ngày càng có nhiều cơ hội tham gia vào thế giới thông tin và kết nối vô cùng rộng lớn, cùng lúc có thể tiếp cận với nhiều hệ tư tưởng và giá trị sống khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, các thế lc thù địch thường lợi dụng sự phát triển của công nghệ truyền thông để tung tin phản động, tạo ra những dư luận xã hội sai lệch về chủ trương, đường lối của Đảng. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng, ý thức và thông tin tiếp nhận của đối tượng này.
Thế giới ảo hiện nay đặt ra nhiều thách thức đối với Quyền con người, nhất là quyền tiếp cận thông tin một cách chân thực. Quyền này thường bị vi phạm từ những việc đơn giản, như mua, bán hàng (hàng giả, kém chất lượng trên mạng) cho đến những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền riêng tư của cá nhân...
Ảnh minh họa. |
Theo cơ quan quản lý nhà nước, việc ban hành Luật An ninh mạng xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn không gian mạng tại Việt Nam. Việt Nam đang đứng trước thực tế phải đối phó với hàng chục nghìn cuộc tấn công mạng với quy mô lớn, cường độ cao mỗi năm, đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm quyền cá nhân, gây tổn thất nặng nề về kinh tế. Không gian mạng và một số loại hình dịch vụ, ứng dụng trên không gian mạng đang bị các thế lực thù địch, phản động sử dụng để tán phát thông tin kêu gọi biểu tình, tụ tập trái phép phá rối an ninh trật tự, kích động bạo loạn, khủng bố, lật đổ chính quyền nhân dân, xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia. Tình trạng đăng tải thông tin xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, xúc phạm tôn giáo; lan truyền thông sai sự thật, làm nhục, vu khống tổ chức, cá nhân… diễn ra tràn lan trên không gian mạng nhưng chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc về nhân mạng, tinh thần; hoạt động sử dụng không gian mạng để xâm phạm trật tự an toàn xã hội ngày càng gia tăng và phức tạp như: đánh bạc, lừa đạo, đánh cắp tài khoản ngân hàng, rửa tiền, mại dâm, ma túy...
Luật An ninh mạng được xây dựng với sự tham gia đóng góp ý kiến của các bộ, ngành chức năng, cơ quan quản lý nhà nước; sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước, với hơn 30 doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin lớn như VNPT, FPT, BKAV; nhiều chuyên gia, tập đoàn kinh tế, viễn thông nước ngoài, trong đó có Facabook, Google, Apple, Amazon, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, Hiệp hội điện toán đám mây Châu Á; các cơ quan đại diện nước ngoài như Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản và ý kiến của nhân dân...
Việc ban hành Luật An ninh mạng là căn cứ pháp lý để cơ quan chức năng có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý, điều tra, xét xử các hành vi vi phạm pháp luật và các loại tội phạm. Mặt khác, Luật cũng giúp cho công tác phòng ngừa, cảnh báo, răn đe các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng, đồng thời bảo vệ quyền con người khi tham gia hoạt động trên không gian mạng.
Đối với mục tiêu bảo vệ quyền con người, Luật An ninh mạng trực tiếp bảo vệ 05 quyền: Quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ; Quyền không bị can thiệp vào đời tư, gia đình, chỗ ở hoặc thư tín; Quyền không bị xâm hại danh dự hay uy tín cá nhân; Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo của công dân; Quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của công dân.
Theo đó, Luật An ninh mạng tạo căn cứ pháp lý để công dân chủ động bảo vệ quyền lợi của mình trên không gian mạng. Tất cả các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng xâm phạm quyền lợi, ích hợp pháp của công dân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Cá nhân được bảo vệ khi tham gia hoạt động trên không gian mạng trước các thông tin xấu độc xâm phạm tới danh dự, uy tín, nhân phẩm, các hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng hoặc các hành vi khác gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình; được tham gia, thừa hưởng các chính sách về an ninh mạng của Nhà nước như: nghiên cứu, phát triển an ninh mạng; nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng; giáo dục, bồi dưỡng kiến thức an ninh mạng.
Các hành vi như chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ, xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi, đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của người khác mà chưa được phép của người sử dụng hoặc trái quy định của pháp luật sẽ bị xử lý. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng nếu lạm dụng, làm lộ thông tin cá nhân của người sử dụng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch Covid - 19, nhiều đối tượng đã lợi dụng không gian mạng tung tin giả, thông tin sai sự thật về bệnh dịch. Bộ Công an đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương đấu tranh xử lý theo quy định của pháp luật. Đến nay, cơ quan chức năng đã triệu tập các đối tượng, buộc gỡ các thông tin sai, cam kết không tái phạm. Đồng thời, căn cứ vào quy định pháp luật để xử phạt những trường hợp nghiêm trọng.
Công dân cần có trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội
Ngày 20/5/2021, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Ðắk Lắk cho biết, đã triệu tập làm việc với đối tượng H’D HMốk, 28 tuổi, ở xã Ea Wer, huyện Buôn Ðôn (Ðắk Lắk), để xử lý về hành vi đăng bài viết xuyên tạc phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Ðức Ðam về dịch Covid-19 lên mạng xã hội Facebook. Tại cơ quan công an, sau khi được giải thích, H’D HMốk đã nhận ra việc làm sai trái của mình và đã gỡ bỏ bài viết nêu trên; đồng thời viết cam kết không tái phạm. Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đang củng cố hồ sơ để xử lý H’D HMốk về hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội theo Ðiều 101, Nghị định 15/2020/NÐ-CP của Chính phủ.
Thời gian quan, đã có hàng loạt các cá nhân vi phạm Luật An ninh mạng. Theo giới phân tích, sau khi được ban hành, Luật An ninh mạng cũng vấp phải một số ý kiến phản đối cho rằng Luật ngăn cản, xâm phạm quyền tự do ngôn luận của công dân, hạn chế truy cập vào các trang mạng xã hội và tạo cơ sở pháp lý để kiểm soát toàn bộ thông tin cá nhân của người sử dụng. Thực tiễn đã chứng minh, những luận điệu trên là sai trái. Các hoạt động liên lạc, trao đổi, đăng tải, chia sẻ thông tin, mua bán, kinh doanh, thương mại vẫn diễn ra bình thường trên không gian mạng, không hề bị ngăn cản, cấm đoán. Luật An ninh mạng không cấm người dân truy cập Facebook, Google, Youtube. Người dân Việt Nam vẫn được tự do truy cập vào các trang mạng của Facebook, Google, Youtube hay bất kỳ trang mạng xã hội nào khác ở trong và ngoài nước.
Bộ Công an đã xây dựng các văn bản thi hành Luật An ninh mạng để cụ thể hóa các quy định, tạo hành lý bảo đảm quyền cơ bản của công dân, của doanh nghiệp. Để được thụ hưởng đầy đủ các quyền được quy định trong Luật An ninh mạng, cá nhân cũng cần phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ Luật định như: Không thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng; Kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, lực lượng bảo vệ an ninh mạng; Phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng trong phòng ngừa, xử lý các hành vi sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật; Cá nhân nào sử dụng những mạng xã hội trên hoặc bất kỳ mạng xã hội nào khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Nhà nước Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhà nước Việt Nam khẳng định con người là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam đều nhằm phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tất cả vì con người và cho con người.
Hệ thống chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong điều kiện Internet, mạng xã hội là đầy đủ, thuận lợi. Tuy nhiên, khi tham gia vào không gian mạng, người dùng cần nhận thức đúng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đó là nghĩa vụ tuân thủ pháp luật; thực hiện đúng những hạn chế quyền, nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Điều này, không chỉ là trách nhiệm về chính trị, pháp lý mà còn thuộc về đạo đức, lối sống của mỗi người và cũng là quy định của nhiều quốc gia trên thế giới.