Lời tâm sự nghẹn ngào của bé gái bị chính mẹ ruột ép làm gái mại dâm khi mới 13 tuổi
Sephak mới chỉ 13 tuổi khi em bị chính mẹ ruột của mình bán đi làm gái mại dâm.
Cô bé được đưa tới một bệnh viện để chứng thực rằng mình còn trinh tiết. Sau đó, người ta đưa em đến một phòng khách sạn, nơi Sephak bị hiếp dâm mỗi ngày. Em được đưa trả về nhà sau 3 đêm liên tục như vậy.
Sinh ra và lớn lên tại Svay Pak, một làng chài nghèo ở ngoại ô thủ đô Phnom Penh, Campuchia, tuổi thơ của Svay Pak ngập tràn trong những hình ảnh về cuộc sống của những người làm gái mại dâm. Đây là khu vực nổi tiếng tại Campuchia với các hoạt động mua bán dâm với đối tượng trẻ em.
Mẹ của Sephak, Ann cho biết gia đình mình đã rơi vào hoàn cảnh túng quẫn nhiều lần. Món nợ mà gia đình đang mang đã lên tới con số 6,000 USD (khoảng 132 triệu). Với những kẻ đòi nợ luôn rình rập, đe dọa cuộc sống của cả gia đình, Ann đã chấp nhận lời đề nghị của một phụ nữ, mà sau này cô mới biết là một tú bà, bán trinh tiết con gái mình, đổi lại, gia đình chị sẽ được một khoản tiền lớn.
Những nhà thổ trẻ em trá hình tại Campuchia.
Sephak nói rằng mẹ của em đã được trả 800 USD (17 triệu). Tuy nhiên, sau khi Sephak trở lại nhà, mẹ của Sephak đã thuyết phục cô bé làm việc trong nhà thổ.
Ann nói rằng chị đã vô cùng hối hận với quyết định của mình. Nếu bà mẹ này biết trước mọi chuyện xảy ra với con gái mình sau đó, Ann sẽ không bao giờ bán Sephak làm gái mại dâm.
Triệt phá đường dây bán dâm trẻ em
Dự án CNN Freedom đã có cuộc trò chuyện với Sephak cùng với nhiều nạn nhân khác của đường dây bán dâm trẻ em lần đầu tiên vào năm 2013 - một phần của chuỗi phim tài liệu về vấn nạn mua bán dâm tại Campuchia.
Sephak được giải cứu bởi tổ chức phi chính phủ chống buôn người Agape International Missions (AIM). Giờ đây, khi đã trở thành một thiếu nữ, cô hiện sống cùng với những người khác cũng từng bị bán vào các đường dây mua dâm, tại một nhà máy sản xuất quần áo và phụ kiện điều hành bởi AIM.
"Giờ đây, tôi đã cảm thấy ổn định hơn trước đó rất nhiều. Tất nhiên là không thể hoàn toàn ổn, nhưng với tôi như vậy là đủ", Sephak nói.
"Tôi có một công việc tốt. Tôi thực sự mong muốn những cô gái từng bị bán dâm cũng có được công việc như tôi hiện này".
Tổ chức phi chính phủ Agape International Missions (AIM) đã giúp cứu được nhiều em nhỏ trên khắp nước Campuchia.
Don Brewster thành lập AIM vào năm 2005 để đấu tranh với nạn buôn bán trẻ em tại Campuchia. Ông cho biết rằng tổ chức đã giải cứu được hơn 700 người kể từ khi thành lập. Phần lớn công việc của họ tập trung tại vùng Svay Pak - cộng đồng bị bủa vây bởi cái đói nghèo, nơi nhiều gia đình chỉ kiếm được dưới 22 nghìn/ngày. Những người dân ở đây chủ yếu là người tị nạn, nhập cư không giấy tờ. Nhiều người sống trong những chiếc thuyền rách nát trên sông Tonle Sap, kiếm sống bằng nghề đánh cá.
"Khi nhắc về vấn nạn buôn bán trẻ em, đây được ví như tâm chấn của "đại dịch" khủng khiếp này", Brewster cho biết.
"Chúng tôi có thể nói rằng tại Svay Pak, nếu bạn sinh ra làm con gái, 100% bạn sẽ là nạn nhân của những kẻ buôn người rình rập để bán vào các đường dây mua dâm. Tuy nhiên, con số đó chỉ tồn tại trong quá khứ khi giờ đây, tỷ lệ này đã giảm một nửa".
Tuy nhiên, Brewster đã đưa ra cảnh báo rằng mặc dù trẻ em không còn bị bán vào các nhà thổ nữa, nhưng vấn nạn mua dâm đã nâng lên một "đẳng cấp" khác khi nó diễn ra tại các khách sạn - khó để phát hiện và cũng khó ngăn chặn hơn.
Ủy ban phòng chống buôn người Mỹ cho biết vấn nạn buôn người vẫn diễn ra tại Campuchia. Trong những năm qua, chính phủ nước này đã có những bước đi tích cực để ngăn chặn nhiều vụ buôn người.
Sephak nghẹn ngào khi nói về cuộc sống của mình khi bị mẹ bán làm gái mại dâm.
"Đôi khi, họ không có lựa chọn nào khác"
Là giám đốc điều tra của AIM, Eric Meldrum đã làm việc cùng với cảnh sát Campuchia để tiến hành điều tra những kẻ phạm tội và giải cứu nạn nhân. Ông cho biết trong vòng 3 năm, Eric đã giúp giải cứu 130 bé gái tại hơn 50 nhà thổ khác nhau.
"Cảnh sát đã làm việc rất tích cực", Eric nói. "Chúng tôi đã hợp tác cùng chính quyền để giải quyết những vụ mua bán người và triệt phá đường dây mua dâm trẻ em".
Tuy nhiên, tình trạng buôn người và mua dâm vẫn đang diễn ra tại Campuchia. Do không được giáo dục đầy đủ, thiếu việc làm và nghèo đói, nhiều trẻ em vẫn bị bán làm gái mại dâm để có thể kiếm tiền phụ giúp gia đình.
"Kể cả nhiều gia đình không muốn bán con em mình vào các nhà thổ, họ không có lựa chọn nào khác".
"Rất khó để hiểu tại sao nhiều bà mẹ lại làm như vậy", Sephak nói. "Họ không có tiền nên họ bắt con gái mình phải làm việc".
"Kể cả giờ đây, tôi vẫn thấy nhiều bà mẹ không hiểu được tâm trạng và cảm xúc của con gái mình. Họ không biết rằng, con gái họ cũng có trái tim và phải trải qua những nỗi đau tột cùng khi phải làm gái mại dâm".
Nghèo đói đã đẩy nhiều gia đình vào con đường cùng quẫn.
Skye