Loạt ảnh kinh hoàng về tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên thế giới
Hóa chất độc hại từ quá trình sản xuất công nghiệp, ví dụ như trong hoạt động khoan dầu, khai thác mỏ, có thể ngấm vào nguồn nước của chúng ta, và tàn phá môi trường sống tự nhiên. Nó cũng gây nguy hiểm cho các loài động vật, hủy hoại nguồn nước: sông, hồ, biển, hay nước ngầm…
Đó là hậu quả đáng lo ngại xuất phát từ nền công nghiệp hiện đại nhưng lại sử dụng quá nhiều loại hóa chất của loài người.
Dưới đây là 20 trong số những bức ảnh đáng sợ nhất về tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên khắp thế giới:
Một con bồ nông bị phủ đầy dầu, bơi trong bể dầu ở đảo Queen Bess, Pelican Rookery, bang Lousiana (Mỹ). Đây là hậu quả sau vụ rò rỉ dầu ở Deep Water Horizon, bắt đầu từ ngày 20/4/2010. Bức ảnh được chụp vào tháng 6 cùng năm.
Dầu tràn loang lổ trên mặt nước ở đảo East Grand Terre sau sự cố nói trên, ngày 8/6/2010.
Dầu trộn lẫn với nước sông Yellowstone ở Laurel, bang Montana sau khi đường ống dẫn dầu của công ty Exxon Silvertip bị rò rỉ vào tháng 7/2011. Gần 24.000 lít dầu đã bị phun thẳng vào con sông này.
Dấu chân của một người trên nền đất dính đầy bùn tại một ngôi làng ở Devecser (Hungary). Ngày 4/10/2010, tại khu vực này, 1 triệu mét khối bùn đỏ độc hại tràn ra khỏi hồ chứa, gây ngập lụt ở 3 ngôi làng và đổ ra sông Danube. 10 người chết và hơn 120 người khác bị thương sau vụ việc.
Dầu thấm từ giếng Frada bị rò rỉ, lan rộng trên mặt biển Campos Basin, bang Rio de Janeiro (Brazil) ngày 18/11/2011 khi nhìn từ trên cao.
Sông Baluarte bị ô nhiễm do sập mỏ vàng bạc Dos Senores ở Concordia, bang Sinaloa (Mexico). Khoảng 10.800 tấn hóa chất độc hại đã tràn ra ngoài, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường xung quanh. Ảnh chụp ngày 17/10/2014.
Xác cừu đang phân hủy ở rìa Vườn quốc gia Donana (Tây Ban Nha), ngày 2/5/1998, 1 tuần sau khi 5 triệu mét khối chất lỏng độc hại có tính acid tràn ra từ một khu mỏ gần đó. Sự cố đã hủy diệt cả thảm thực vật trong khu vực.
Nhóm các binh sĩ làm nhiệm vụ dọn dầu tràn từ kho chứa Prestige gần thị trấn Muxia (Tây Ban Nha), ven biển Atlantic, hôm 27/1/2003.
Một con sông được gọi là “dòng sông bẩn” ở Công viên quốc gia Braullio Carrillo, San Jose (Costarica). Nước sông nhuộm 2 màu vàng – nâu do nhiễm hóa chất từ các mỏ khai thác ở khu vực núi lửa Irazu. Ảnh chụp ngày 5/6/2012.
Ngư dân Brazil quan sát xác một con bò chết trên mặt sông Paraiba do Sul, cách Thủ đô Rio de Janeiro khoảng 225 dặm (362km) về phía Bắc, ngày 8/4/2003. Khoảng 1.200 triệu lít nước thải từ nhà máy ở Minas Gerais đã làm ô nhiễm nguồn nước cung cấp cho 7 thành phố. Những hóa chất độc hại bị rò rỉ chủ yếu được sử dụng trong quá trình tẩy trắng bột giấy. Sự cố khiến 600.000 người bị mất nước.
Dầu nổi trên mặt nước ở gần một nhà máy sản xuất đặt tại hồ Macaraibo (Venezuela), ngày 15/8/2011. Cả khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dầu rò rỉ từ những đường ống cũ kĩ.
Dầu loang sát bờ biển Refugo, ở Goleta, bang California (Mỹ) sau khi một đường ống dẫn dầu bị vỡ. Ảnh chụp hôm 19/5/2015, cùng ngày xảy ra sự cố.
Chỉ sau 1 ngày, người ta đã vớt được rất nhiều xô dầu từ biển Refugio.
Dòng nước thải màu vàng ở lối vào của mỏ vàng Gold King, tại San Juan, bang Colorado (Mỹ). Nước thải ô nhiễm bị rò rỉ, lan nhanh vào nguồn nước ở hạ lưu và tới tận phía Bắc bang New Mexico. Ảnh chụp hôm 5/8/2015.
Bùn nâu tích tụ tại sông St. Lawrence, gần nhà máy lọc dầu ở Montreal (Canada) ngày 29/5/2010. Đây là hậu quả sau khi đường ống xả thải bị rò rỉ.
Hố chôn rác chứa đầy dầu thô ở một khu rừng gần thị trấn Sacha của Ecuador. Ảnh chụp hôm 21/10/2003.
Sự cố vỡ hồ chứa của một nhà máy sản xuất nhôm ở làng Kolontar, Budapest (Hungary) vào ngày 9/10/2010.
Người dân xách nước sinh hoạt từ con suối ở huyện Dongchuan, Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) ngày 20/3/2013. Dòng nước đã bị ô nhiễm và chuyển sang màu trắng đục.
Tình nguyện viên đang cố gắng thu dọn hạt nhựa độc hại dọc bờ biển đảo Lamma, Hong Kong (Trung Quốc) ngày 5/8/2012. Do cơn bão trước đó, nhiều container trên tàu chở hàng bị hư hại, khiến hàng trăm triệu hạt nhựa trôi dạt vào bãi biển, nằm lại đó suốt hơn 1 tuần.
Công nhân múc dầu gần cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) hôm 26/7/2010, 9 ngày sau khi đường ống bị vỡ, làm 1.500 tấn dầu thô rò rỉ tràn ra biển.