Lịch sử 2.000 năm ít ai biết về ngành mại dâm hợp pháp tại Anh
Theo giới truyền thông Anh, một gái mại dâm ở nước này đã quay trở lại "làm việc" chỉ 30 phút sau khi sinh con nhằm kiếm thêm thu nhập. Nghe có vẻ lạ kỳ nhưng ngành mại dâm ở Anh là hợp pháp và cảnh sát không những không được bắt mà còn phải trợ giúp những cô gái kinh doanh vôn tự thân này.
Mại dâm hợp pháp
Anh là một nền kinh tế phát triển trên thế giới với mức GDP bình quân đầu người đạt 39.899,39 USD tính đến năm 2016 theo số liệu của World Bank. Tuy nhiên, có một điều khá lạ ở đây là ngành mại dâm được hợp pháp hóa nhưng những hoạt động liên quan như mở nhà chứa, ép các cô gái bán dâm, môi giới mại dâm lại bị cấm.
Quy định này vốn tồn tại trên khắp nước Anh cho đến tháng 6/2015 khi miền Bắc Ireland cấm hoàn toàn nghề mại dâm.
Mại dâm tại Anh là điều khá bình thường
Trong khi đó ở Anh và xứ Wales, những khách hàng mua vui có thể bị bắt và phạt tiền nếu giao dịch với phụ nữ bị ép bán dâm, thậm chí ngay cả khi họ không biết cô ấy có bị ép buộc hay không.
Tuy nhiên, tương tự như nhiều quốc gia trên thế giới, hệ thống cảnh sát Anh cũng mở một cánh cửa cho ngành mại dâm khi nhiều nhà chứa hoạt động ở thủ đô London hay thành phố Manchester dưới bóng "dịch vụ massage".
Trên thực tế, việc nhập nhằng giữa hợp pháp và không hợp pháp đã tạo nhiều điều kiện cho ngành mại dâm ở Anh phát triển. Người dân có quyền mua bán, trao đổi tình dục nhưng lại bị cấm đúng tìm khách trên phố, tổ chức môi giới hay mở nhà thổ.
Tổng số gái mại dâm tại Anh hiện chưa được xác định rõ do nhiều trường hợp hoạt động ngầm. Số liệu thống kê vào năm 2009 của các tổ chức phi chính phủ là khoảng 100.000 người. Đến năm 2015, con số này được ước tính là 72.800 người, trong đó 8% là nữ giới, 6% nam giới và 4% chuyển giới.
Có đến 42% số mại dâm tại Anh là nam giới theo thống kế của chính phủ vào năm 2014
Tuy vậy, con số này đã thay đổi chóng mặt vào năm 2016 khi có đến 104.946 người hành nghề mại dâm tại Anh và nam giới chiếm tới 42%.
Báo cáo năm 2009 của tổ chức TAMPEP cho thấy 41% gái mại dâm tại Anh là người ngoại quốc và con số này lên tới 80% ở thủ đô London. Số liệu của Tổng cục thống kê Anh (ONS) cũng cho thấy ngành mại dâm đóng góp tới 5,3 tỷ Bảng Anh vào năm 2009 và 8,856 tỷ Bảng vào năm 2014.
Ngành mại dâm tại Anh được chia làm 3 loại chính là mại dâm tự do đường phố (Street Prostitution), mại dâm có bảo kê (Escort Prostitution) và mại dâm tại các cơ sở trá hình (Prostitution from Premises). Trong đó, những báo cáo điều tra vào năm 2008 cho thấy những cơ sở trá hình, hay nhà thổ này thu được khoảng 50-130 triệu Bảng Anh mỗi năm.
Một cuộc điều tra của trường đại học Leeds-Anh vào năm 2015 cho thấy điều đáng ngạc nhiên về trình độ của gái mại dâm Anh khi 71% từng làm trong các ngành y tế, an sinh xã hội, giáo dục… và đặc biệt 38% đã có bằng đại học.
Khảo sát khác của trường đại học Swansea-Anh cũng cho thấy gần 5% số sinh viên tại đây có liên quan đến ngành mại dâm và phần lớn là để kiếm chi phí sinh hoạt.
Thu nhập của gái mại dâm khá cao, nếu không có sự can thiệp của xã hội đen và các tay cò mồi
Năm 2016, nghiên cứu của Ủy ban nội vụ nghị viện (HASC) cho thấy khoảng 70.000 gái mại dâm tại Anh kiếm được bình quân 2.000 Bảng mỗi tuần, cao hơn nhiều so với mức thu nhập bình quân tối thiểu tại đây.
Quay trở lại câu chuyện của thành phố Hull, đây là nơi đầu tiên tại Anh chấp nhận mở một khu vực đèn đỏ cho ngành mại dâm, tuy nhiên khá nhiều vấn đề mới lại nảy sinh và tệ nạn mại dâm vẫn không suy giảm.
Theo bà Jacqui Fairbanks, một cảnh sát thuộc bộ phận hỗ trợ những người hành nghề mại dâm (PSCO) có kinh nghiệm trong 10 năm qua, việc tạo nên những khu vực đèn đỏ khiến tình hình xã hội trở nên rắc rối. Mặc dù mục đích ban đầu của chính phủ khi tạo nên những vùng đèn đỏ này là để quản lý gái mại dâm tốt hơn nhưng tệ nạn buôn người và ép buộc bán dâm, môi giới mại dâm, ma túy và nhiều hệ lụy khác vẫn tồn tại.
Thêm vào đó, nhu cầu thanh toán các chi phí cho cuộc sống và đặc biệt là tỷ lệ nghiện ngập cao đã buộc nhiều cô gái phải hành nghề bán thân.
"Một trường hợp mới sinh con trước đó nửa tiếng đã quay trở lại làm việc trên phố. Tình hình của một số phụ nữ trong ngành này tệ đến vậy đó", bà Fairbanks nói.
Trong khi đó, bà Fairbanks cho biết có những trường hợp hành nghề mại dâm chỉ để kiếm tiền sửa chữa máy giặt.
Lịch sử lâu đời
Theo các tài liệu lịch sử, ngành mại dâm đã tồn tại ở Anh từ cách đây 2.000 năm khi quân La Mã xâm chiếm đất nước này. Đến năm 1161, vua Henry II chính thức hợp pháp hóa, cấp phép cho các nhà thổ và ngành mại dâm.
Kể từ đó, nhiều nhà thổ hoạt động dưới dạng nhà tắm công cộng mọc lên như nấm tại Anh. Những nhà tắm hơi này được xây dựng trở thành địa điểm môi giới mại dâm khi các cô gái hành nghề trả tiền thuê cho chủ chứa.
Vua Henry II của Anh
Theo quy định của vua Henry II, những phòng tắm hơi này không được thu quá 14 Pence 1 phòng mỗi tuần với gái mại dâm và phải đồng ý bị kiểm tra hàng tuần. Hơn nữa, gái mại dâm không được sinh sống trong các phòng tắm hơi, không được kết hôn khi đang hành nghề và phải ở với khách hàng nguyên đêm khi đã được thanh toán tiền.
Ngay từ thời kỳ này, gái mại dâm đã được quy hoạch vào những khu riêng biệt tại các thị trấn và thành phố lớn ở Anh. Ví dụ vào năm 1277, thủ đô London cấm gái mại dâm được sống trong nội thành mà phải ở tại những khu vực được chỉ định ngoài thành.
Luật về gái mại dâm ở Anh tồn tại đến năm 1546, sau đó do lo ngại sự lây truyền bệnh giang mai mà điển hình là việc vua Henry VIII dính bệnh đã khiến bộ luật này chấm dứt.
Sang thế kỷ 17-18, ngành mại dâm được xã hội Anh chấp nhận theo một cách riêng. Mặc dù coi thường những cô gái hành nghề mại dâm nhưng chúng lại được công khai. Thời kỳ này, những cô gái mại dâm cao cấp đã xuất hiện dành cho tầng lớp quý tộc trong khi dịch vụ mại dâm thông thường trở nên phổ biến trong xã hội.
Tuy nhiên bước sang cuối thế kỷ 18, ảnh hưởng của tôn giáo bắt đầu khắt khe hơn và xã hội dần chống lại ngành mại dâm trên toàn nước Anh.
Mại dâm bùng nổ trong thế kỷ 19 tại Anh trước sự trỗi dậy của ngành hàng hải
Bước sang thế kỷ 19, áp lực của tôn giáo đã buộc chính phủ Anh ban hành đạo luật cấm mại dâm cũng như những hình phạt tương ứng. Trớ trêu thay, việc không được giáo dục tốt, bị phân biệt đối xử, trả lương thấp đã khiến tầng lớp phụ nữ thời này thất nghiệp nặng, qua đó thúc đẩy ngành mại dâm.
Hơn nữa, sự phát triển của ngành hàng hải và các công cuộc xâm chiếm thuộc địa đã thúc đẩy một lượng lớn nhu cầu mại dâm từ các thủy thủ và binh lính xa nhà lâu ngày.
Những ghi nhận lịch sử cho thấy số gái mại dâm ở Anh đặc biệt nhiều vào thời kỳ nữ hoàng Victoria, nhất là tại các bến cảng. Chính điều này đã làm gia tăng số ca mắc bệnh lây qua đường tình dục.
Trước tình hình này, chính phủ Anh đã phải chấp nhận ngành mại dâm vào thập niên 1860, qua đó cấp phép cho gái mại dâm hành nghề, đồng thời yêu cầu họ kiểm tra bệnh tật định kỳ. Những gái mại dâm có triệu chứng mắc bệnh sẽ bị buộc bắt giam chữa trị cho đến khi lành bệnh. Dẫu vậy bộ luật này cũng chẳng tồn tại được lâu cho đến năm 1886 do những biến động về chính trị.
Bước sang thế kỷ 20, ngành mại dâm ở Anh vẫn gây nhiều tranh cãi và chưa được công nhận cho đến thế kỷ 21. Vào năm 2003, Bộ luật quản lý mại dâm được chính phủ Anh ban hành qua đó chập nhận nghề bán thân này nhưng nghiêm cấm các hành vi môi giới, vận chuyển, tiếp tay có liên quan.
"Mại dâm cũng là một nghề", biểu ngữ trong một cuộc biểu tình của ECP
Trên thực tế, ngành mại dâm tại Anh vẫn tồn tại suốt nhiều thế kỷ. Thậm chí Hiệp hội mại dâm Anh (ECP) được thành lập vào năm 1975 nhằm bảo vệ quyền lợi cho những cô gái hành nghề, đấu tranh để được luật pháp bảo vệ và trợ giúp cho những hoàn cảnh khó khăn.
Hiện nay, dù còn nhiều tranh cãi trong xã hội Anh về nghề mại dâm nhưng không thể không thừa nhận rằng nhu cầu mua dâm sẽ khó chấm dứt tại đây và chính quyền London đang có cái nhìn trực diện để giải quyết vấn đề theo một cách thẳng thắn và hiệu quả nhất.
AB