Lễ hội Thành Bản Phủ (Điện Biên): giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ Nhắc tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không thể không nhắc tới vai trò của những chiếc xe đạp thồ và những đóng góp to lớn của hậu phương Thanh Hóa trong chi viện sức người, sức của cho kháng chiến. 70 năm đã trôi qua, rất nhiều người trong đội hình dân công hỏa tuyến năm xưa giờ đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhiều người đã không còn nữa nhưng những ký ức về một thời hào hùng, tinh thần tất cả cho tiến tuyến của quân dân Thanh Hóa, luôn còn mãi. |
Nhà sử học Pháp khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị thời sự Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), nhà sử học Pháp Alain Ruscio đã có cuộc trò chuyện với phóng viên TTXVN tại Pháp, nhấn mạnh giá trị lịch sử của sự kiện này cho đến ngày hôm nay. |
Lễ hội Thành Bản Phủ được tổ chức hàng năm vào ngày 24 -25/2 âm lịch để tưởng nhớ thủ lĩnh Hoàng Công Chất và Tướng Ngải, Tướng Khanh cùng nhân dân các dân tộc Mường Thanh chiến đấu anh dũng đánh tan giặc Phẻ, bảo vệ núi rừng vùng biên cương Tổ quốc.
Lễ hội diễn ra trong 3 ngày đã thu hút được hàng nghìn du khách thập phương và người dân tới thăm quan và vui hội. |
Đây là sự kiện nhằm kỷ niệm 270 năm chiến thắng của nghĩa quân Hoàng Công Chất, giải phóng Mường Thanh (1754-2024), dâng hương tưởng niệm 255 năm ngày mất của Tướng Hoàng Công Chất (1769-2024).
Tướng quân Hoàng Công Chất có tên thật là Hoàng Công Thư, quê ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Năm 1748, nghĩa quân của Tướng quân Hoàng Công Chất cùng Tướng Ngải, Tướng Khanh là hai thủ lĩnh người dân tộc Thái ở Điện Biên lãnh đạo nhân dân các dân tộc đánh đuổi giặc Phẻ, giải phóng Mường Thanh (Điện Biên) vào tháng 5/1754.
Nghi lễ rước kiệu tại lễ hội Thành Bản Phủ. |
Lễ hội Thành Bản Phủ gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ được bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu, múa rồng, đọc chúc văn tưởng nhớ Hoàng Công Chất, dâng hương và nghi thức tế lễ.
Phần hội là các hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc huyện Điện Biên lần thứ IX với sự tranh tài của hàng trăm diễn viên, vận động viên thuộc các xã trên địa bàn huyện, bao gồm các chương trình văn hóa, văn nghệ, trình diễn trang phục và lễ hội truyền thống các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Lự, Lào... thi đấu các môn thể thao dân tộc như bắn nỏ, đẩy gậy, kéo ko; thi ẩm thực dân tộc.
Màn múa rồng tại Lễ hội Thành Bản Phủ |
Lễ hội Thành Bản Phủ - Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc huyện Điện Biên không chỉ là một hoạt động tín ngưỡng đặc sắc mà còn là sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh, giới thiệu đến du khách đến du khách thập phương về những nét văn hóa đặc sắc của 11 dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn.
Lễ hội Thành Bản Phủ còn là cơ hội để quảng bá, tôn vinh bản sắc văn hóa, văn nghệ dân gian và tiềm năng thu hút, phát triển du lịch của huyện cũng như tỉnh Điện Biên. |
Đồng thời, đây là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khơi dậy tinh thần đoàn kết các dân tộc cùng nhau xây dựng đất nước đậm đà bản sắc dân tộc./.
Chiến thắng Điện Biên Phủ tác động mạnh đến phong trào giải phóng dân tộc Theo Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Brazil-Việt Nam, nhờ nguồn cổ vũ từ chiến thắng lẫy lừng của Việt Nam, từ 1954 đến cuối những năm 60 của thế kỷ trước, hơn 40 dân tộc giành được độc lập. |
Khai mạc Năm du lịch Quốc gia - Điện Biên năm 2024 Tối 16.3, tại Quảng trường 7.5, TP Điện Biên Phủ, đã diễn ra Lễ khai mạc Năm du lịch Quốc gia và Lễ hội hoa ban Điện Biên năm 2024 với chương trình nghệ thuật đặc sắc hội tụ những sắc màu văn hóa trong cả nước. |