Kinh tế Việt Nam phát triển mạnh nhờ sự bùng nổ các xu thế kỹ thuật số
Việt Nam chứng tỏ thế mạnh của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Đại sứ Venezuela Pugh Moreno bày tỏ ấn tượng trước sự hồi phục đáng kinh ngạc của Việt Nam hậu COVID-19, cho rằng điều đó nhờ vào những thế mạnh nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mang lại. |
Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết dành nguồn lực quốc gia và quốc tế cho hòa bình, phát triển và con người Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 77 đã tổ chức phiên họp toàn thể về các ưu tiên của Tổng Thư ký LHQ António Guterres trong năm 2023. |
Dây chuyền sản xuất xe tại nhà máy của VinFast. (Ảnh: TTXVN phát) |
Trang fintechnews.sg mới đây đã có bài viết trong đó nhận định khi phần lớn thế giới trải qua "cơn gió" suy thoái, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Xu hướng phục hồi ở Việt Nam một phần đến từ sự bùng nổ mạnh mẽ về xuất nhập khẩu và các xu thế kỹ thuật số tích cực đang góp sức hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) nâng cao năng lực để tăng trưởng bền vững.
Giống như hầu hết các nước Đông Nam Á, các SME đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương của Việt Nam. Năng lực của Việt Nam trong những ngành phi nông nghiệp, dệt may, sản xuất, xây dựng, dịch vụ, cùng với thương mại bán buôn và bán lẻ sẽ đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực của đất nước để trở thành một phần lớn hơn trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nghiên cứu về SME và chính sách khởi nghiệp ở Việt Nam của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho thấy chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển kinh doanh của các SME còn hạn chế, nhưng dựa trên dữ liệu khảo sát, các SME địa phương dường như khá đổi mới, đặc biệt là trong sản phẩm và quy trình.
Giờ đây, hàng nghìn SME đăng ký tại Việt Nam sẽ nhận được hình thức hỗ trợ cho vay kỹ thuật số. Các công ty Công nghệ Tài chính (Fintech) đang thiết lập kết nối với các ngân hàng thương mại trong nước để cho các cá nhân cũng như SME vay các khoản tiền không có bảo đảm.
Mối quan tâm đến khoản vay tiêu dùng và doanh nghiệp đang tăng đều đặn, cũng như số lượng các công ty Fintech cho vay kỹ thuật số, cả của trong nước và quốc tế, đang mọc lên ở Việt Nam. Các công ty Fintech đang hợp tác với nhiều tổ chức theo nhiều cách khác nhau để cung cấp các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Các mối quan hệ đối tác quốc tế đã củng cố năng lực cho vay kỹ thuật số để có thể hỗ trợ các SME ở Việt Nam tiếp cận các nguồn tài chính tốt hơn, nâng cao năng lực sản xuất và bắt tay vào các nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số.
Đổi lại, những điều này có thể giúp các SME thúc đẩy quá trình chuyển đổi mà Việt Nam đang trải qua, từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang theo đuổi cơ hội trên thị trường toàn cầu đối với các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao hơn, đồng thời tăng cường sự tham gia của đất nước vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bài viết nhấn mạnh bên cạnh cơ hội vô giá cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia và mở rộng thị trường xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng địa phương cũng sẽ tăng lên nếu nền kinh tế vẫn vững mạnh.